Đoàn
Xuân Hiển, dân B2 Phan Châu Trinh ngày ấy, ở Sài Gòn gửi tặng bài thơ
"Tứ Khúc". Cảm kích trước tấm chân tình của bạn. Đọc thơ bạn, mình hình
như thấy có sự tìm tòi đổi mới trong cấu trúc ngôn từ. Bài thơ thả nhiều
nhiều thanh ngang vào dòng thơ, nghe ngang cung trong "trò chơi" âm
nhạc, nhưng không lỡ nhịp, trái lại điệu khúc
càng trở nên bâng khuâng hơn,
huyền hồ hơn. Tình trong thơ vi thế mà lãng
đãng như gần như xa. Rồi lại "điên tam đảo tứ " ngữ ngôn. Nào là "Tằm
vương tơ lụa lụa tằm tơ", nào là "mộng mơ tơ lòng", nào là "Chợt sóng
nơi hồn chìm", nào là " Vương vấn tình xanh lúc mới mùa", nào là "Nhân
duyên đành đoạn vô duyên",... Ngữ ngôn điên đảo ấy gợi sự bông lông của
một tâm hồn, gợi sự hóm hĩnh của một cái nhìn cuộc sống. Và hình như
cũng gợi khát khao cởi trói, nhưng cứ luyến níu trong tình trường và cõi
thế. Âu đa tình thi sĩ là thế chăng ?
Tứ khúc
• Tơ vương
Một ngàn năm một trăm năm
Tằm vương tơ lụa lụa tằm nhả tơ
Một đời người đôi vần thơ
Yêu em anh dệt mộng mơ tơ lòng
• Thanh tước
Hình dáng em thanh tao
Anh nghiêng chiều nắng lịm
Tiếng hát em thanh thoát
Chợt sóng nơi hồn chìm
• Giao mùa
Em điệu đàng cơn gió đong đưa
Lá rời cành anh chao nghiêng ngả
Nằm trên đất lặng chiều vội vã
Vương vấn tình xanh lúc mới mùa
• Tâm nguyện
Bốn mươi năm một lời nguyền
Nhân duyên đành đoạn vô duyên
Lạc cánh chim trời biền biệt
Phật duyên tịnh độ tâm nguyên
Đoàn Quân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét