Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

412. GƯƠNG MẶT THẬT CỦA ĐỨC PHẬT

Bài viết này trích từ mail của một người bạn. Có gì thú vị hơn khi chiêm ngưỡng chân dung của CĐàm. Một chân dung thật, một triết lí rất nhân văn, nhân bản, một chân lí vĩnh cửu, chỉ có ở  đức Phật Thích Ca.
                                          
 English version:
 Gửi cho qúy vị email này (từ bs Võ Văn Kim ) để biết gương mặt thật của đức Phật. Nét vẽ tuyệt vời của vị sư họa sĩ tài ba Purna, đệ tử của Ngài, cho ta thấy 100% dung nhan thật của Ngài. Hình vẽ này qúy gía vô cùng. Qúy vị nên giữ thật kỹ vì nó là một bảo vật vô song, duy nhất. Ngày nay, không ai biết mặt thật của Chúa Giê- Su ra sao mà chỉ tưởng tượng rồi vẽ ra hoặc tạc tượng.
Lời nói của Đức Phật cũng được diễn đạt ít nhất là 95% của nguyên thủy bằng cách đối chiếu và so sánh các kinh sách của hàng chục chi nhánh Tiểu Thừa và Đại Thừa chép trong 2 thế kỷ thứ 6 và thứ 5 trước Tây lịch ( câu nào mà mọi chi nhánh đều chép giống nhau thì đó chính là lời của Phật). Tiếc thay, bây giờ người ta không biết đích xác Chúa đã nói gì; lời trong Bible cũng chưa chắc là lời nguyên thủy của Chúa vì không có nhiều kinh sách khác nhau cùng thời để so sánh

.
 .Mặt thật Đức Phật là đây!.
srealimage.jpg
    Đầu năm Âm lịch Quý Tỵ 2013 xin khai bút về hai đề tài Phật giáo rất hữu ích:

    1/ Dung nhan thật của Đức Phật ra sao? Xưa nay, mặt mày Đức Phật được tưởng tượng từ gương mặt của một người đàn ông miền Bắc Ấn Độ, trang trí hoa lá cành rồi đem in và đắp tượng. Nhưng với cái gọi là “Phật ngọc hòa bình” thì mặt mày tượng Phật này lại rất giống mặt của người đàn bà Úc, chủ nhân của pho tượng!
    May thay, Viện Bảo Tàng Hoàng Gia Anh Quốc lưu giữ được bức chân dung của Đức Phật được phác họa bởi đệ tử của ngài là ông Phú Lâu Na (đính kèm). Thực dân Anh đô hộ Ấn Độ, thâu tóm các kho tàng quốc bảo của Ấn Độ, mà bức vẽ chân dung Đức Phật là một tài liệu vô giá, có một không hai trên thế giới được mang về mẫu quốc lưu trữ trong Viện Bảo Tàng. Nhờ vậy, ngày nay chúng ta mới biết mặt thật của Đức Phật từ nét vẽ tuy đơn sơ mà sinh động của ông Phú Lâu Na, một đệ tử của ngài.

5 nhận xét:

  1. Nam mô Bổn Sư Thich Ca Mâu Ni Phật.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương:

    Chương 3

    I. Chánh Văn

    Ðức Phật dạy: "Cạo bỏ râu tóc để trở thành một vị Sa môn, lãnh thọ giáo pháp của Phật thì phải xả bỏ của cải thế gian, mong cầu vừa đủ, giữa ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ở một đêm, cẩn thận không trở lại lần thứ hai. Ðiều làm cho người ta ngu muội là ái và dục".

    II. Ðại Ý

    Phật dạy về hình thức và sự sinh hoạt của 1 Sa môn.

    Thế nên, khi dạy đệ tử mà sư phụ lại đi ngược với 1 nguyên tắc Sa môn, thử hỏi ai còn dám tin vào đạo pháp ???

    Trả lờiXóa
  4. III. Giải Thích Nội Dung

    Những chương trước nói về nội dung của 1 Sa môn. Chương này nói về hình thức và sinh hoạt của 1 vị Sa môn. Về hình thức của 1 vị Sa môn là phải cạo bỏ râu tóc, ngoài ra ăn mặc của vị Sa môn cũng khác biệt thế gian. Mục đích của sự khác biệt này là để xả bỏ trang phục đẹp đẽ ; và để phân biệt với người thế gian như Cảnh sách có dạy: "Người xuất gia phải tâm hình khác tục". Nếu không khác với người thế gian thì dễ hòa lẫn với thế gian, sự hòa lẫn ấy sẽ sinh ra các phiền não lậu hoặc, trở ngại cho con đường tu tập chánh đạo. Câu "Thọ lãnh giáo pháp" ở đây hiểu là theo giới pháp, như thọ Tỳ kheo giới để trở thành vị Tăng thực thụ. Xả bỏ của cải để trở thành Sa môn, vì nghĩa của Sa môn là Bần giả: người nghèo, biểu hiện sự buông xả đầu tiên của người cầu giải thoát. Sự mong cầu vừa đủ nghĩa là nhu cầu của 1 vị Sa môn đủ để sống mà tu hành. Trong kinh Phật dạy 4 nhu cầu của 1 vị Sa môn là y phục, thực phẩm, chỗ ngủ, thuốc men. Ðối với 4 nhu cầu này không cầu nhiều và cầu tốt. Giữa ngày, ăn 1 bữa là ăn vào giờ Ngọ. Ăn như vậy đủ để sống mà tu tập, ăn nhiều bữa và ăn ngon làm cho người ta bị lệ thuộc vào món ăn, bị ràng buộc vào món ăn thì khó mà giữ được khí tiết của một nhà tu hành. Dưới gốc cây ngủ một đêm là không lệ thuộc vào nhà cửa, phòng xá, chùa chiền ; lệ thuộc vào đâu cũng phương hại đến công hạnh tu tập giải thoát, sự không lệ thuộc cao đến nỗi ở gốc cây cũng không quá 1 đêm, e rằng sẽ lệ thuộc vào gốc cây đó.

    Cách thức sinh hoạt của 1 vị Sa môn như vậy là hết sức đạm bạc và cao thượng. Mục đích của lối sống đơn giản ấy là để có điều kiện hỗ trợ công phu đoạn trừ ái dục, thực hiện hạnh nguyện của một vị xuất gia như chư Tổ đã dạy: "Hủy hình thủ khí tiết, cát ái từ sở thân, xuất gia hoằng Phật đạo, thệ độ nhất thiết nhân", nghĩa là:

    Bỏ hình giữ khí tiết,
    Lìa ái, xa người thân,
    Xuất gia truyền Phật Ðạo.
    Nguyện độ hết chúng nhân.

    III. Nhận Xét Và Kết Luận

    Chương này Ðức Phật dạy về hình thức của một vị Sa môn, sự sinh hoạt của một vị Sa môn. Các chương 1 và2 nói về nội dung của một Sa môn. Hình thức và sự sinh hoạt của một vị Sa môn có 6 điều:

    1. Cạo bỏ râu tóc.
    2. Lãnh thọ giới pháp.
    3. Xả bỏ của cải.
    4. Nhu cầu vừa đủ.
    5. Ăn đúng ngọ.
    6. Gốc cây ngủ 1 đêm.

    Mục đích của lối sống ấy là để hỗ trợ cho công phu tu tập đoạn trừ ái và dục.

    Trả lờiXóa