1. Trở lại Buôn Ma Thuột.
Đúng 13 giờ 25, chuyến bay VN 1021 cất cánh, đưa mình trở về vùng đất của thời trẻ trai, thời phấn trắng bảng đen dưới mái học đường. Chiếc ATR nhỏ bé, lướt êm trên bầu trời trong xanh, nhưng mình lại có cảm giác bồng bềnh trong sương khói kỉ niệm đầu đời dạy học. Trong lòng mình dậy lên bao xúc cảm. Mình có cảm giác thời gian cứ sống đời của nó, chẳng can dự đến những dấu ấn một thời Trung học Krông Buk (Buôn Hồ), Trung học Ama Trang Lơng của mình. Cái thời ấy hiện lên tươi rói đến nỗi mình tưởng như đang xẩy ra, đang réo gọi mình hòa nhập.
Thực ra, chuyến đi này mục đích không phải thăm lại trường xưa. Mình lên Buôn Ma Thuột theo lời mời của cô học trò Trần Thị Bích Nguyệt, dự lễ thành hôn của con trai em ấy, để chúc phúc cho cháu. Mục đích chính là vậy, nhưng mình biết chắc rằng, trong lễ cưới này mình sẽ gặp lại học trò, gặp lại rất nhiều em đã 30 năm xa, gặp lại đồng nghiệp Ama xưa, những con người thân thương, “cùng một lứa bên trời xa xứ” ngày ấy của mình. Cứ nghĩ đến gặp lại là lòng nôn nao. Có một cái gì đó như là sóng cứ vỗ nhẹ tâm trí mình, làm dào dạt nỗi nhớ ngày xưa đẹp đẽ. Cái thời ấy, ôi chao, trong sáng biết bao, vô tư biết bao, hào hiệp biết bao, đam mê biết bao…
Đang bập bềnh theo dòng trôi của kí ức xa xăm, bỗng giọng tiếp viên hàng không cất lên thông báo đã bay vào vùng trời Pleiku. Nghe thế, mình tỉnh ra, tưởng rứt được khỏi hồi ức, nào ngờ hồi ức cứ đeo bám chặt thêm. Đã gần đến Buôn Ma rồi. Nỗi nhớ sẽ được thỏa mãn, thả sức mà tung hoành cùng với hiện tại, để làm đầy thêm tâm thức yêu thương. Trong trí nghĩ của mình lại chập chờn hình ảnh những ngày xưa. Đó là những con đường nhựa pha màu đất đỏ dọc ngang phố thị, những con đường đất đỏ quanh co trong rừng cà phê. Những con đường và những bước chân đi về từ nhà đến trường, từ nhà lên phố đang vang lên thành tiếng trong tâm khảm mình. Và đó là hình ngôi trường khuất lấp giữa đồn điền cà phê Nhị Khê, hình ảnh của Ty Giáo dục nằm sát đường Nguyễn Du. Đấy là những nơi mình làm việc, dù thời gian gắn bó dài ngắn khác nhau nhưng đã để lại trong lòng mình những dấu ấn khó phai.
Một tiếng chuông vang lên, rồi giọng nói : “Máy bay chuẩn bị hạ độ cao, xin quý khách thắt dây an toàn, tắt điện thoại di động và thiết bị có sóng FM”. Chao ôi, nếu không có những tín hiệu ấy, liệu mình sẽ còn chìm trong hồi ức đến bao giờ. Cái tuổi bắt người ta hoài niệm, lại gặp “cơ hội” để nhớ về nên càng miên man hồi tưởng… mà thôi đó cũng là quy luật tâm lí của con người. Ai mà chẳng như thế ! Máy bay nghiêng cánh, dưới kia những khu vườn, những ngôi nhà, những còn đường rõ dần. Qua khung cửa sổ máy bay, đã có một Buôn Ma Thuột hòa trộn ba mảng màu xanh, đỏ, trắng như bức tranh lập thể khổng lồ. Cây, nhà và con đường rõ dần, rõ dần rồi khuất lấp sau tiếng chạm bánh nhẹ nhàng của máy bay.
Sân bay Buôn Ma Thuột đây rồi. Năm 2001, mình đã đến đây trong lần coi thi học sinh giỏi quốc gia, vẫn còn dấu tích của một sân bay “dã chiến” nghèo nàn. Vậy mà, bây giờ nhà ga sang trọng, thoáng rộng hơn. “Máy bay đến đi có vẻ “dập dìu” hơn. Định làm một tấm ảnh về nhà ga, nhưng sợ người nhà của cô học trò ra đón phải đợi lâu nên thôi. Vội vàng ra lấy hành lý và rời nhà ga. Đang mải bước và trò chuyện với bà xã, bỗng có tiếng chào, ngẩng nhìn hóa ra người lái xe của cô học trò ra đón mình. Chu đáo lắm! Ngồi trên xe, nhìn ra thấy bao nhiêu là thay đổi. Còn đường từ sân bay nối với đường Nguyễn Tất Thành rộng rãi hơn, dải phân cách trồng hoa thật đẹp. Rồi đường Nguyễn Tất Thành chạy về ngã sáu, trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột cũng bắt mắt không kém. Hai bên đường là những nhà cao tầng lừng lửng lạ lẫm với kí ức của mình nhưng cũng có chút giống với kí ức, đó là màu đỏ của đất ba - dan thay đổi màu da của các ngôi nhà. Phải chăng đó là màu đặc trưng Tây Nguyên. Cái màu đỏ của đất cứ bám lấy nhà, lấy cây, lấy đường, lấy người tha thiết lắm, như thương yêu, như níu giữ,… khiến lòng người đi, người trở về bồi hồi xao xuyến mãi.
Xe dừng trước cổng khách sạn Kim Oanh, số 42 đường Lê Đức Thọ (đường Lý Thái Tổ cũ). Bước vào khách sạn mà vẳng bên tai : “khách sạn cũng là nhà đó thầy” của cô học trò cũ. Khách sạn khá đông người, hỏi ra toàn là bà con, khách mời đám cưới cả. Mình chào hỏi rồi theo nhân viên khách sạn lên nhận phòng. Nghỉ ngơi, một lát xuống sảnh ngồi chuyện trò với Liễu - chồng của Bích Nguyệt, rồi Thạch - chồng của Trai. Chuyện đang vui, đành phải dừng vì vợ chồng Liễu, Thạch phải sáng dự tiệc bên nhà gái. Mình lên bảo bà xã tranh thủ sang nhà Trần Đình Lợi chơi. Vừa bước xuống sảnh, trời mưa tầm tã. Nước chảy ào ạt ngập cả mặt đường. Mùa này, Buôn Ma Thuột là vậy đấy. Vẫn những cơn mưa chiều có vẻ dữ dằn nhưng mau tạnh ráo. Vẫn nước mưa ào ạt tuôn như lũ trên mặt đường, nhưng rút rất nhanh, để lại khuôn mặt con đường bóng loáng ươn ướt. Sau cơn mưa nhiệt độ hình như thấp hơn, không khí có chút se se nhưng không làm cho người sợ rét phải lo lắng. Ngược lại, làm cho họ cảm giác thích thú hơn.
Đang bập bềnh theo dòng trôi của kí ức xa xăm, bỗng giọng tiếp viên hàng không cất lên thông báo đã bay vào vùng trời Pleiku. Nghe thế, mình tỉnh ra, tưởng rứt được khỏi hồi ức, nào ngờ hồi ức cứ đeo bám chặt thêm. Đã gần đến Buôn Ma rồi. Nỗi nhớ sẽ được thỏa mãn, thả sức mà tung hoành cùng với hiện tại, để làm đầy thêm tâm thức yêu thương. Trong trí nghĩ của mình lại chập chờn hình ảnh những ngày xưa. Đó là những con đường nhựa pha màu đất đỏ dọc ngang phố thị, những con đường đất đỏ quanh co trong rừng cà phê. Những con đường và những bước chân đi về từ nhà đến trường, từ nhà lên phố đang vang lên thành tiếng trong tâm khảm mình. Và đó là hình ngôi trường khuất lấp giữa đồn điền cà phê Nhị Khê, hình ảnh của Ty Giáo dục nằm sát đường Nguyễn Du. Đấy là những nơi mình làm việc, dù thời gian gắn bó dài ngắn khác nhau nhưng đã để lại trong lòng mình những dấu ấn khó phai.
Một tiếng chuông vang lên, rồi giọng nói : “Máy bay chuẩn bị hạ độ cao, xin quý khách thắt dây an toàn, tắt điện thoại di động và thiết bị có sóng FM”. Chao ôi, nếu không có những tín hiệu ấy, liệu mình sẽ còn chìm trong hồi ức đến bao giờ. Cái tuổi bắt người ta hoài niệm, lại gặp “cơ hội” để nhớ về nên càng miên man hồi tưởng… mà thôi đó cũng là quy luật tâm lí của con người. Ai mà chẳng như thế ! Máy bay nghiêng cánh, dưới kia những khu vườn, những ngôi nhà, những còn đường rõ dần. Qua khung cửa sổ máy bay, đã có một Buôn Ma Thuột hòa trộn ba mảng màu xanh, đỏ, trắng như bức tranh lập thể khổng lồ. Cây, nhà và con đường rõ dần, rõ dần rồi khuất lấp sau tiếng chạm bánh nhẹ nhàng của máy bay.
Sân bay Buôn Ma Thuột đây rồi. Năm 2001, mình đã đến đây trong lần coi thi học sinh giỏi quốc gia, vẫn còn dấu tích của một sân bay “dã chiến” nghèo nàn. Vậy mà, bây giờ nhà ga sang trọng, thoáng rộng hơn. “Máy bay đến đi có vẻ “dập dìu” hơn. Định làm một tấm ảnh về nhà ga, nhưng sợ người nhà của cô học trò ra đón phải đợi lâu nên thôi. Vội vàng ra lấy hành lý và rời nhà ga. Đang mải bước và trò chuyện với bà xã, bỗng có tiếng chào, ngẩng nhìn hóa ra người lái xe của cô học trò ra đón mình. Chu đáo lắm! Ngồi trên xe, nhìn ra thấy bao nhiêu là thay đổi. Còn đường từ sân bay nối với đường Nguyễn Tất Thành rộng rãi hơn, dải phân cách trồng hoa thật đẹp. Rồi đường Nguyễn Tất Thành chạy về ngã sáu, trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột cũng bắt mắt không kém. Hai bên đường là những nhà cao tầng lừng lửng lạ lẫm với kí ức của mình nhưng cũng có chút giống với kí ức, đó là màu đỏ của đất ba - dan thay đổi màu da của các ngôi nhà. Phải chăng đó là màu đặc trưng Tây Nguyên. Cái màu đỏ của đất cứ bám lấy nhà, lấy cây, lấy đường, lấy người tha thiết lắm, như thương yêu, như níu giữ,… khiến lòng người đi, người trở về bồi hồi xao xuyến mãi.
Xe dừng trước cổng khách sạn Kim Oanh, số 42 đường Lê Đức Thọ (đường Lý Thái Tổ cũ). Bước vào khách sạn mà vẳng bên tai : “khách sạn cũng là nhà đó thầy” của cô học trò cũ. Khách sạn khá đông người, hỏi ra toàn là bà con, khách mời đám cưới cả. Mình chào hỏi rồi theo nhân viên khách sạn lên nhận phòng. Nghỉ ngơi, một lát xuống sảnh ngồi chuyện trò với Liễu - chồng của Bích Nguyệt, rồi Thạch - chồng của Trai. Chuyện đang vui, đành phải dừng vì vợ chồng Liễu, Thạch phải sáng dự tiệc bên nhà gái. Mình lên bảo bà xã tranh thủ sang nhà Trần Đình Lợi chơi. Vừa bước xuống sảnh, trời mưa tầm tã. Nước chảy ào ạt ngập cả mặt đường. Mùa này, Buôn Ma Thuột là vậy đấy. Vẫn những cơn mưa chiều có vẻ dữ dằn nhưng mau tạnh ráo. Vẫn nước mưa ào ạt tuôn như lũ trên mặt đường, nhưng rút rất nhanh, để lại khuôn mặt con đường bóng loáng ươn ướt. Sau cơn mưa nhiệt độ hình như thấp hơn, không khí có chút se se nhưng không làm cho người sợ rét phải lo lắng. Ngược lại, làm cho họ cảm giác thích thú hơn.
Vẫn mưa. Vẫn nước ào ạt chảy. Gọi tắc xi đi vậy. Đến nhà Lợi ở góc đường Hùng Vương, chạy sát nách trường Trung học phổ thông Buôn Ma Thuột. Mưa đã nhẹ hạt hơn. Ngồi chuyện trò rồi đi ăn cơm ở Phố Nướng. Buổi tối của Buôn Ma Thuột, mùa này có vẻ ướt nước và buồn. Bằng chứng là người đi lại cũng ít không khác ngày xưa mấy. Không biết ở các trung tâm giải trí thế nào, chắc là khác. Bây giờ, tiền đã làm thay đổi nhiều về đời sống văn hóa, trong đó có cả nhịp điệu sống. Ăn cơm xong, còn sớm quá, về giờ này cũng phí. Hai vợ chồng mình cùng Lợi vào quán cà phê ở đường Hùng Vương. Quán đẹp, nhưng ít khách. Cũng hay, tiện cho việc trò chuyện về ngày xưa, ngày nay của Buôn Ma Thuột, của những gì đã thành nỗi nhớ của mình đã có ở Buôn Ma Thuột.
Đã hơn mười giờ. Bên ngoài mưa đã tạnh. Chia tay Lợi, hai vợ chồng đi bộ về nhà. Chỉ một vài bước trên quảng ngắn Bà Triệu, rẽ Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Chánh, Lê Đức Thọ là đến nhà. Mình bước đi mà nghe lòng thư thái lạ.
Đã hơn mười giờ. Bên ngoài mưa đã tạnh. Chia tay Lợi, hai vợ chồng đi bộ về nhà. Chỉ một vài bước trên quảng ngắn Bà Triệu, rẽ Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Chánh, Lê Đức Thọ là đến nhà. Mình bước đi mà nghe lòng thư thái lạ.
Phải chi có cô học trò nào chụp dùm thầy cô tấm hình làm minh hoạ chắc trời thôi mưa. Đâu còn cảnh "...trời không mưa anh cũng lạy trời mưa.." để đứng 1 mình hỉ! He heh
Trả lờiXóaCó hình chụp hai thầy cô, nhưng không đưa lên đây. Mới viết phần 1 thôi.Các phần khác sẽ đưa lên. Lâu mới mới "chộ" bạn mình đó. Chúc vui khỏe.
Trả lờiXóa