3. Làng cà phê Trung Nguyên
Có lẽ mới 6 giờ. Thôi thì ngồi đợi thêm một lúc nữa cho nước bún nó “rặc” ăn mới đã theo lời của Trần Đình Lợi. Cũng chẳng sao. Đây cũng là khoảng khắc để mình “rửa mắt”.
Đã lâu, mình chưa có dịp nào ngồi ngắm phố phường Buôn Ma Thuột lúc bắt đầu ngày mới. Bây giờ có dịp, phải tận hưởng thôi, nhất là khi được ngồi ở nhà Lợi, căn nhà nằm góc ngã tư nên cũng cho mình nhiều góc nhìn. Nhìn nghiêng theo con đường Hùng Vương xuôi về Ngã Sáu, phía tay phải bây giờ không còn là những căn nhà gỗ nữa mà đã có những ngôi nhà sang trọng thay thế; phía bên phải sừng sửng căn hộ cao cấp của Hoàng Anh Gia Lai. Nhìn thẳng chạm vào phần còn lại của đường Bà Triệu trước khi gặp Nguyễn Công Trứ. Đường Nguyễn Công Trứ, thời mình còn sinh hoạt ở đây, nó như là đê bao của thành phố, nó ôm lấy khu dân cư bằng cái dáng mềm như vành trăng non. Phía trái đường Bà Triệu là trường Trung học Buôn Ma Thuột. Trước năm 1975, nó là trường Trung học Tổng hợp Buôn Ma Thuật, sau 1975 trở thành trường phổ thông trung học duy nhất của tỉnh Đắc Lắc. Mái trường này ngày xưa mình cũng hay đi về qua những lần coi thi chấm thi, nhất là những ngày làm phòng Đào tạo bồi dưỡng Sở Giáo dục Đắc Lắc. Nó không phải là một không gian gắn bó, nhưng cũng để lại trong mình dấu ấn đẹp đẽ một thời của tình bạn. Bởi nơi đây, những người bạn cùng khóa như Nguyễn Thị Đóa, Lê Trường Xin, Lê Xuân Thanh, Huỳnh Khắc Đủ (đã mất), bắt đầu viết dòng phấn đầu tiên của cái nghiệp “gõ đầu trẻ”, cuối năm 1976. Những căn phòng của các bạn ấy trong khu tập thể là nơi mình “dầm dề trú chân” mỗi lần từ nhà quê (trường Trung học Buôn Hồ - trường cấp III thứ hai của tỉnh) lên phố. Nhớ những gói thuốc lá, nửa cân đường mà các bạn ấy gởi cho khi mình “độc hành”, “độc cư” ở Buôn Hồ mà thương quá. Nhớ bữa cơm tập thể không thể nào đạm bạc hơn cùng sớt san mỗi lần mình lên thành mà bùi ngùi. Nhớ những đêm cùng Đóa, giữa sân nhà, bên li cà phê ôm đàn hát như thì thầm những bản nhạc ngày xưa vì sợ phê lập trường quan điểm “vàng vọt” mà buồn cười quá đỗi. Bây giờ tất cả đã qua rồi, chỉ còn là nỗi nhớ yêu thương.
“Đi thôi, nước bún “rặc” rồi”, bà xã vỗ vai. Mình ngẩn ngơ, rồi cười, đứng dậy đi theo. Tưởng Lợi dẫn đến quán nào xa, hóa ra sát nách nhà. Quán bún riêu góc Hùng Vương - Bà Triệu này đã có từ lâu lắm rồi. Lợi bảo ăn ở đây để nhớ hương xưa. Ăn xong, bà xã đề nghị đến “Làng cà phê Trung Nguyên” thưởng thức cà phê. Nghe đâu ai đến đó về cũng nức nở khen, không chỉ cà phê ngon mà còn là một không gian đẹp, có tính đặc trưng về văn hóa cà phê, về thương hiệu Trung Nguyên. Lợi làm người hướng dẫn. Lợi bảo : “Một vòng thăm thú cái đã rồi uống cà phê”. Thế là, được sự giúp sức tận tình của thầy giáo dạy vật lí trường chuyên Nguyễn Du kiêm hướng dẫn viên du lịch tay ngang, mình và bà xã chỉ được mãn nhãn với làng cà phê. Bắt đầu từ phía phải, khu trưng bày và bán hàng lưu niệm. Đây là một gian nhà hiện đại, xung quanh toàn kính, chia làm hai phần. Từ cửa chính vào là phòng trưng bày các sản phẩm, các mặt hàng cà phê đóng gói đủ mẫu mã của địa phương và của Trung Nguyên, sau phòng này là phòng bán hàng lưu niệm, những vật phẩm mang nét đặc thù Tây Nguyên. Loanh quanh ngắm nghía một hồi, Lợi đưa ra phía sau khu vườn tượng cà phê. Gọi như thế vì ở khu vườn này, vừa trồng đủ loại cây cà phê có mặt ở Việt Nam và trên thế giới, vừa có những bức tượng đá mang phong cách Tây Nguyên, chúng trông giống như những tượng gỗ ở những nhà mồ của người Ê Đê. Tượng mang dáng vẻ hồn nhiên xen giữa những cây cà phê thưa lá, cao chỉ bằng một người tầm thước, tạo nên một không gian văn hóa bản địa vừa thiên tạo vừa nhân tạo, vừa mang vẻ đẹp văn hóa vườn vừa mang màu sắc tâm linh.
“Đi thôi, nước bún “rặc” rồi”, bà xã vỗ vai. Mình ngẩn ngơ, rồi cười, đứng dậy đi theo. Tưởng Lợi dẫn đến quán nào xa, hóa ra sát nách nhà. Quán bún riêu góc Hùng Vương - Bà Triệu này đã có từ lâu lắm rồi. Lợi bảo ăn ở đây để nhớ hương xưa. Ăn xong, bà xã đề nghị đến “Làng cà phê Trung Nguyên” thưởng thức cà phê. Nghe đâu ai đến đó về cũng nức nở khen, không chỉ cà phê ngon mà còn là một không gian đẹp, có tính đặc trưng về văn hóa cà phê, về thương hiệu Trung Nguyên. Lợi làm người hướng dẫn. Lợi bảo : “Một vòng thăm thú cái đã rồi uống cà phê”. Thế là, được sự giúp sức tận tình của thầy giáo dạy vật lí trường chuyên Nguyễn Du kiêm hướng dẫn viên du lịch tay ngang, mình và bà xã chỉ được mãn nhãn với làng cà phê. Bắt đầu từ phía phải, khu trưng bày và bán hàng lưu niệm. Đây là một gian nhà hiện đại, xung quanh toàn kính, chia làm hai phần. Từ cửa chính vào là phòng trưng bày các sản phẩm, các mặt hàng cà phê đóng gói đủ mẫu mã của địa phương và của Trung Nguyên, sau phòng này là phòng bán hàng lưu niệm, những vật phẩm mang nét đặc thù Tây Nguyên. Loanh quanh ngắm nghía một hồi, Lợi đưa ra phía sau khu vườn tượng cà phê. Gọi như thế vì ở khu vườn này, vừa trồng đủ loại cây cà phê có mặt ở Việt Nam và trên thế giới, vừa có những bức tượng đá mang phong cách Tây Nguyên, chúng trông giống như những tượng gỗ ở những nhà mồ của người Ê Đê. Tượng mang dáng vẻ hồn nhiên xen giữa những cây cà phê thưa lá, cao chỉ bằng một người tầm thước, tạo nên một không gian văn hóa bản địa vừa thiên tạo vừa nhân tạo, vừa mang vẻ đẹp văn hóa vườn vừa mang màu sắc tâm linh.
Rời khu vườn tượng cà phê, hướng về phía trái của làng là dãy nhà tranh dài rộng, bảo tàng cà phê. Muốn tham quan khạch phải mua vé 20.000 đồng. Nơi đây trưng bày bộ sưu tập cồng chiêng Tây Nguyên, đủ loại dụng cụ máy móc từ vận chuyển đến chế biến cà phê hạt thành cà phê thành phẩm của nhiều quốc gia trên thế giới. Nghe đâu, bảo tàng này có sự chuyển giao của một ông Tây (mình không rõ quốc tịch) cho Đặng Lê Nguyên Vũ, những vật dụng có từ năm 1700 đến nay. Không có thời gian để nghiên cứu kĩ bảo tàng, đành để lọt vào tai những gì khái lược nhất. Vòng ra sau bảo tàng, mình đứng trước khu thác nước (nơi trình diễn Barista?). Đây là một công trình nhân tạo với đá khối màu vàng dựng vách thành, có “cỏ cây chen đá lá chen hoa”, có cả thạch nhủ, có suối róc rách và hang động. Đáng chú ý là hang động, gọi là khu ẩm thực Việt, buổi tối thứ bảy và chủ nhật có nhạc sống. Nghe nói mà tiếc, giá để tối đi thì hay biết mấy. Vội ngắm một chút cho đỡ tiếc. Chỉ thấy hang tối với chiếc bàn nằm kề cửa im lim! Thôi, lên thác làm mấy tấm lưu niệm rồi ra khu thưởng thức cà phê ở gần cổng ra vào.
Khu thưởng thức, gồm ba ngôi nhà, kiến trúc theo kiểu nhà rường Huế khá dài. Mình, bà xã và Lợi vào một một ngôi nhà không biết gọi tên là gì, tìm chỗ và gọi cà phê. Mình gọi Lê Trường Xin ra chơi, gọi nhiều cuộc mà chả bắt máy! Chà anh bạn cùng khóa này, tối qua gọi chẳng được, bây giờ cũng không, chả hiểu thế nào? Gọi vợ chồng Nguyễn Đức Kim Long, hẹn mười lăm phút sau sẽ đến. Kể ra trà tam tửu tứ mới vui, huống hồ tha phương, dứt khoát phải tìm bằng được nhau để “ngộ cố tri” mới thú. Vừa trò chuyện vừa đợi cà phê ngừng tí tách, Lợi hỏi: anh biết ai thiết kế mĩ thuật làng cà phê này không? Mình chưa kịp đực mặt ra, Lợi tiếp: Y Nhi đó. Rứa hả?, mình dồn dập, có số em ấy không, gọi ra đây chơi. Lâu lắm rồi… Chỉ một lát sau em ấy đến. Thầy trò tay bắt mặt mừng. Hơn 30 năm còn gì, kể từ 1981 đến nay. Vui lắm Y NHI KSOR ơi. Em bây giờ có một dáng vẻ nghệ sĩ nhưng đầy nam tính, chứ đâu còn một Y Nhi nhỏ con, mới lớp mười mà đã chơi được rất nhiều nhạc cụ, đặc biệt với tiếng đàn ghi ta tài hoa, mang âm hưởng của núi nước Tây Nguyên. Ngày ấy nghe em ra Huế học, tưởng sẽ là Quốc gia Âm nhạc, ai ngờ.
Vẫn nụ cười rất hiền và có duyên, Nhi kể lại cái ngày ấy, hơn 29 em người Tây Nguyên đỗ Trường Mỹ thuật Âm nhạc Huế, nhưng chỉ Y Thịnh và em ra học. Rồi Y Thịnh nhớ nhà về thăm và không ra học nữa. Chỉ một mình em với khó nghèo của thời bao cấp, chỉ một mình đứa con núi rừng không của nả, suốt 9 năm một thân một mình ở đất Thần kinh. Có nhiều lúc muốn bỏ ngang, nhưng nhớ đến thầy cô của Ama Trang Lơng, cảm động trước tình thầy cô ở Mỹ thuật dành cho mình, rồi tình yêu nghệ thuật, tình yêu làng mình mà em vượt qua tất cả để có ngày hôm nay. Còn vì sao em không học nhạc mà học mĩ thuật, em thấy choáng ngợp trước hội họa, với lại em muốn qua tranh mình tái hiện vẻ đẹp của quê hương em, mà âm nhạc khó chuyển tải hết được.
Tôi vừa nhìn em vừa nghe em vừa mường tượng một Y Nhi ngày xưa. Đứa học trò ngày ấy bây giờ đã là một họa sĩ tên tuổi, một Thạc sĩ Mỹ thuật, là giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Daklak. Rồi em kể chuyện về tranh của em, về gia đình em. Và em bảo : Vợ em cũng là một giảng viên Ngữ văn ở trường Cao đẳng Daklak, cứ mỗi lần nói chuyện văn chương, em thường kể với cô ấy về thầy. Em không bao giờ quên giọng giảng văn của thầy. Với em nó có gì đó rất đặc biệt cứ làm em nhớ, em cũng bảo với vợ em như thế. Chút nữa, em mời thầy cô ghé nhà em một chút, em giới thiệu với cô ấy. Cám ơn em rất nhiều, cám ơn em vì có dấu ấn về thầy.
Thầy trò mải vui chuyện quên cả thời gian, đến khi nghe bàn bên kia (vợ của Tượng, một học trò cũ ở Ama) chào ra về mới giật mình. Đã 11 giờ rồi. Có lẽ ghé đến nhà Nhi một lát thôi. Thầy cô phải về. Nguyệt mời và dặn đi dặn lại nên phải về ăn cơm với em ấy. Theo Y Nhi về nhà. Nhà em cũng gần Làng cà phê Trung Nguyên. Do thời gian không cho phép, vợ em ra đón nhưng thầy trò chỉ đứng ngoài sân. Y Nhi giới thiệu : Đây là thầy Dục, thầy giáo dạy văn mà anh thường nói với em, và đây là cô Hoa... Mình và bà xã chào lại, trò chuyện thêm một lúc, rồi chia tay hẹn gặp ở đám cưới con của Bích Nguyệt vào chiều nay.
Đi xa ngôi nhà khang trang của Y Nhi, lòng mình cứ dào lên bao niềm vui. Chuyến đi thế là đẹp hơn lên khi được gặp em học trò tài hoa xưa của mình, tài hoa không chỉ ở âm nhạc mà qua đường nét, gam màu. Cho dù chưa được thưởng lãm tranh của em nhưng trong trí tưởng của mình hình như đã có một họa sĩ, một nhà mỹ thuật Y NHI KSOR qua cấu trúc, hình khối, đường nét mỹ thuật của Làng cà phê Trung Nguyên.
Làm nghề giáo cũng vui như khi mình có một gia đình hạnh phúc bài viết dễ thương lắm share cùng anh
Trả lờiXóa( Vịnh tấm ảnh thứ nhì )
Trả lờiXóaNgười về viếng phố cao nguyên ,
Mà vui như đến cõi tiên ...một thời .
Quàng vai , bá cổ cùng cười ,
Mừng rằng : phu phụ đẹp đôi đến già ....Hà hà ...
Cám ơn bạn đã vịnh thơ,
Trả lờiXóaCao nguyên chốn cũ hững hờ được sao
Một mình thì lòng dạ nao nao
Hai mình chốn cũ như đào nguyên viên.