2. Sớm mai Buôn Ma Thuột
Những buổi sáng ở Đà Nẵng, dù ngày thường hay chủ nhật, mình vẫn dậy lúc 4 giở 30, vệ sinh xong, một là sang Mỹ Khê đi bộ rồi tắm biển, hai là đi bộ dọc được Bạch Đằng đến cầu Thuận Phước. Sáng nay, chủ nhật ở Buôn Ma Thuột, hai vợ chồng dậy sớm, nhưng cứ lấn bấn : đi đâu bây giờ, với lại chẳng mang theo trang phục đi bộ gì cả. Lâu lắm rồi, đường sá cũng quên nhiều, lại đổi tên, nhà cửa cũng đã thay hình đổi dạng nhiều,… Mình cười với bà xã: Không khéo lạc đường mất!
Đùa một chút thôi, lạc làm sao được, ở đâu thì nhắm hướng ngã sáu mà tìm về, cũng giống như ở Hà Nội, có lớ ngớ đâu đó thì lần về Hồ Gươm. Nhớ tháng 6 năm 1978, lần đầu tiên ra Hà Nội dự hội nghị ở Giảng Võ, lúc đầu cứ theo người xưa : “Nhà ở dưới mũi”, nhưng sau phát hiện ra, cứ theo đường tàu điện là về chợ Đồng Xuân. Thế là yên tâm bát phố, tha hồ cà phê chui, phở chui… Để rồi nghiệm ra một nghịch lí, các cửa hàng quốc doanh hoành tráng, ai cũng xếp hàng, hình thức có vẻ văn minh, văn hóa lắm, nhưng thái độ phục vụ và món ăn lại chẳng ra gì. Các quán ăn chui, uống chui, nghe có vẻ chối tai, chẳng văn vẻ, nói gì văn hóa, nhưng món ăn lại ngon đáo để. Hóa ra văn minh, văn hóa nhiều khi chỉ là một thứ trang sức phù phiếm!
Thế là hai vợ chồng trang phục chỉnh tề cùng thả bộ từ xóm đạo đến công viên. Không rõ công viên rộng bao nhiêu nhưng hình như được bao bọc bởi đường Bà Triệu, Nguyễn Tất Thành, Lê Thánh Tông và Phan Bội Châu thì phải? Ở đấy khá đông người đi bộ và tập thể dục buổi sáng. Và ở đấy hình như có những dụng cụ cho người tập thể dục nữa? Một công viên không lớn nhưng cũng đủ cho thành phố, cho một số cư dân thở. Lại thong thả đến ngã sáu. Buổi sáng khá yên tĩnh. Sau một đêm mưa, cây cối, đường sá sạch sẽ như vừa được tắm gội. Xe cộ chưa xuôi ngược nhiều, chỉ có mấy chiếc xe máy vút qua trên đường. Người đi lác đác. Hai vợ chồng vừa đi vừa thay phiên nhau chụp vài tấm ảnh kỉ niệm. Phải nói rằng, những con đường chính, được chăm chút, tỉa tót rất cẩn thận, từ chân đế các cột đèn dáng chiếc độc bình có vân như gỗ cẩm lai, đến hoa cỏ được chọn lọc và cắt xen rất tinh xảo. Đi bên này đường Nguyễn Tất Thành xuôi về gần ngã sáu, nhìn sang bên kia, ở một thảm cỏ người ta cắt nổi những chữ Buôn Ma Thuột bằng chữ in hoa rất sắc sảo. Nếu chỉ chọn khung hình này, ở góc nhìn này thành phố như một vườn hoa. Cây cỏ, hoa lá làm mềm đi những nét cứng ở các ngôi nhà cao tầng, khiến thành phố có vẻ đẹp hài hòa. Chỉ tiếc… giá như những bồn hoa ấy có những bông hoa đặc trưng Tây Nguyên thì tuyệt biết mấy. Ví như Đà Lạt với hoa dã quỳ.
Đến ngã sáu, trời cũng đã sáng hơn, xe cộ và người đổ về phía chợ có vẻ nhiều hơn. Nhưng xem ra, nhịp điệu ấy hình như cũng chưa phá vỡ sự yên tĩnh của sáng tinh mơ. Thành phố hình như còn đang ngái ngủ. Có lẽ còn sớm và là ngày chủ nhật chăng. Nhìn vào nhà thờ Ngã Sáu, hóa ra người ta đi lễ rất đông, người ở trong giáo đường, người ngoài sân, tất cả yên lặng cầu nguyện hay đang uống từng lời giảng của Cha xứ. Đứng ở phía cổng chính, mình nghe lời giảng của linh mục vang lên đều đặn, càng có cảm giác, không khí của thành phố yên bình hơn. Rồi lại nghĩ, tôn giáo không chỉ khiến con người thánh thiện mà còn làm cho con người biết sống nội tâm, biết lắng nghe chính mình, lắng nghe tiếng kêu trầm thống của con người. Tôn giáo đâu chỉ cứu rỗi linh hồn mà làm cho cuộc đời hiện thế có ý nghĩa hơn. Tôn giáo không đơn giản là giữ con người khỏi sa xuống hố thẳm tội lỗi, mà còn làm cho con người biết gội rửa tâm hồn, thanh lọc cái ác, cái xấu, biết sửa mình để sống vị tha, sống đẹp giữa cộng đồng.
Thế là hai vợ chồng trang phục chỉnh tề cùng thả bộ từ xóm đạo đến công viên. Không rõ công viên rộng bao nhiêu nhưng hình như được bao bọc bởi đường Bà Triệu, Nguyễn Tất Thành, Lê Thánh Tông và Phan Bội Châu thì phải? Ở đấy khá đông người đi bộ và tập thể dục buổi sáng. Và ở đấy hình như có những dụng cụ cho người tập thể dục nữa? Một công viên không lớn nhưng cũng đủ cho thành phố, cho một số cư dân thở. Lại thong thả đến ngã sáu. Buổi sáng khá yên tĩnh. Sau một đêm mưa, cây cối, đường sá sạch sẽ như vừa được tắm gội. Xe cộ chưa xuôi ngược nhiều, chỉ có mấy chiếc xe máy vút qua trên đường. Người đi lác đác. Hai vợ chồng vừa đi vừa thay phiên nhau chụp vài tấm ảnh kỉ niệm. Phải nói rằng, những con đường chính, được chăm chút, tỉa tót rất cẩn thận, từ chân đế các cột đèn dáng chiếc độc bình có vân như gỗ cẩm lai, đến hoa cỏ được chọn lọc và cắt xen rất tinh xảo. Đi bên này đường Nguyễn Tất Thành xuôi về gần ngã sáu, nhìn sang bên kia, ở một thảm cỏ người ta cắt nổi những chữ Buôn Ma Thuột bằng chữ in hoa rất sắc sảo. Nếu chỉ chọn khung hình này, ở góc nhìn này thành phố như một vườn hoa. Cây cỏ, hoa lá làm mềm đi những nét cứng ở các ngôi nhà cao tầng, khiến thành phố có vẻ đẹp hài hòa. Chỉ tiếc… giá như những bồn hoa ấy có những bông hoa đặc trưng Tây Nguyên thì tuyệt biết mấy. Ví như Đà Lạt với hoa dã quỳ.
Đến ngã sáu, trời cũng đã sáng hơn, xe cộ và người đổ về phía chợ có vẻ nhiều hơn. Nhưng xem ra, nhịp điệu ấy hình như cũng chưa phá vỡ sự yên tĩnh của sáng tinh mơ. Thành phố hình như còn đang ngái ngủ. Có lẽ còn sớm và là ngày chủ nhật chăng. Nhìn vào nhà thờ Ngã Sáu, hóa ra người ta đi lễ rất đông, người ở trong giáo đường, người ngoài sân, tất cả yên lặng cầu nguyện hay đang uống từng lời giảng của Cha xứ. Đứng ở phía cổng chính, mình nghe lời giảng của linh mục vang lên đều đặn, càng có cảm giác, không khí của thành phố yên bình hơn. Rồi lại nghĩ, tôn giáo không chỉ khiến con người thánh thiện mà còn làm cho con người biết sống nội tâm, biết lắng nghe chính mình, lắng nghe tiếng kêu trầm thống của con người. Tôn giáo đâu chỉ cứu rỗi linh hồn mà làm cho cuộc đời hiện thế có ý nghĩa hơn. Tôn giáo không đơn giản là giữ con người khỏi sa xuống hố thẳm tội lỗi, mà còn làm cho con người biết gội rửa tâm hồn, thanh lọc cái ác, cái xấu, biết sửa mình để sống vị tha, sống đẹp giữa cộng đồng.
Đang lan man nghĩ, bà xã gọi làm một tấm ảnh. Quay lại, mình đề nghị chụp trước khách sạn Sài Gòn Ban Mê. Mình muốn ghi lại cái ngày xưa. Chả là ngày xưa, khi mình còn công tác ở đây, khách sạn này có tên là Thắng Lợi. Cái ngày ấy, nó là một nét của vẻ đẹp thành phố Buôn Ma Thuột. Cái ngày ấy, có lần ở Buôn Hồ lên coi thi, chấm thi được bố trí ở đấy, oách lắm, sang trọng lắm, cứ nghĩ mình là vip mà quên thực tại đang sống trong thời bao cấp ở Tây Nguyên còn khó nghèo lắm. Mình đề nghị, bà xã bảo không. Trong xu thế phát triển chung, cái kỉ niệm của anh chỉ có thể nằm trong trong ngăn kỉ niệm của chính anh mà thôi. Ai hơi đâu mà giữ kỉ niệm của anh, của thành phố. Cứ nhìn coi khách sạn có nét gì là ngày xưa nữa đâu. Theo hướng tay chỉ của bà xã, mình thấy đúng là lố to. Sài Gòn Ban Mê chẳng có chút gì ngày xưa Thắng Lợi cả. Tự dưng đâm ra buồn buồn, rồi triết lí cùn. Trong cái nhìn của con người, lắm lúc cứ định kiến, cái cũ luôn là cái lạc hậu, cái mới là cái tiến bộ; phát triển phải là cái mới, còn cái cũ cái truyền thống có giữ cũng chẳng ích gì cho sự đổi mới. Trong khi đó, có những cái mới không là chỉ dấu của sự tiến bộ, chẳng có ích gì cho sự phát triển xã hội thì được nâng niu, quảng bá rầm rộ. Hình như đời là thế!
Chụp vài tấm ảnh, rồi ngược đường Hùng Vương. Hai bên đường một vài quán ăn đã mở cửa. Mùi vị của phở bún bay ra như gọi mời. Bây giờ cũng gần 6 giờ rồi. Ở Đà Nẵng, thời điểm này hai vợ chồng trên đường đi bộ thể dục về khi thì ghé bún Bà Thương ở đường Trần Quốc Toản, khi thì ngồi góc đường Thái Phiên - Nguyễn Chí Thanh ăn cháo gạo đỏ với cá nục kho khô, khi thì kéo ghế quán phở Bắc ở góc đường Thái Phiên - Trần Phú, khi thì bún chả cá Phạm Hồng Thái… Tranh thủ ăn để còn về đi làm. Nhưng hôm nay thì khác, phải tận hướng không khi buổi sớm tinh sương của Buôn Ma Thuộc cho đã đời, rồi đến chỗ chú Lợi, rủ cùng đi ăn. Ăn uống để sau, với lại, xa Buôn Ma Thuột lâu rồi, quán ăn nào, thức nào ngon có biết được đâu, phải nhờ thổ địa thôi. Thế là mặc sự gọi mời của những hương vị thức ăn tỏa ra từ những hàng quán bên đường, hai vợ chồng cứ rảo bước.
Và mình bước đi mà lòng tự nhủ, hôm nay phải khác, cứ đi và quên tất cả. Hãy để cái không khí sớm mai Buôn Ma Thuột tắm đẫm mình, để vừa sống rất thực tại vừa sống trong cái quá vãng một thời trai trẻ trên mảnh đất này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét