Đọc một số bài thơ của Nguyễn Thiếp (1723 - 1804), không thể không nghiêng mình cúi đầu trước người xưa. Chả trách gì, trước năm 1945, Nguyễn Tuân cứ đi tìm cái đẹp trong "Vang bóng một thời".
Sống trong tư tưởng bất di bất dịch của kẻ sĩ : học tập đỗ đạt để ra làm quan, vậy mà La Sơn phu tử dẫu đỗ Hương giải năm 1743, đỗ Hội thí tam trường năm 1748, ông chỉ ra làm quan một thời gian rồi gửi lại áo mão cân đai chốn công đường, lên núi Thiên Nhẫn ở Hà Tĩnh, lập trại Bùi Phong ở ẩn và dạy học. Bao lần Trịnh Sâm tỏ ý trọng dụng, ông vẫn cương quyết chối từ. Quang Trung cũng nhọc lòng bốn bận, đến bận thứ tư, năm 1791, Nguyễn Thiếp mới nhận lời làm Viện trưởng Sùng chính thư viện, lo việc dịch chữ Nôm, chua nghĩa một số kinh sách chữ Hán để làm tài liệu giáo khoa. Cộng tác với Tây Sơn, ông cũng chỉ chăm lo đến văn học và văn hóa. Đến đời Gia Long, dù ông vua đầu triều Nguyễn trọng vọng rất mực, La Sơn phu tử vin vào cớ đã già yếu mà không nhận lời.
Xem ra, chỉ chừng ấy nét tiểu sử, nhưng đã bộc lộ trọn vẹn nhân cách, phong cốt của Nguyễn Thiếp. Làm người cốt giữ được cái phần thanh cao, thoát tục, đừng để cho quyền bính, cái cửa thấp của chốn công quyền làm đục ngầu tâm hồn; đừng để gánh nặng tiền tài, vật chất làm héo úa sự thích thản của trí tuệ và tinh thần tự do. Con người đẹp là con người tự do, tự do cao nhất của con người là tự do lựa chọn để mãi mãi là người. Nhà hiền triết La Sơn phu tử đã thấu suốt tư tưởng ấy chăng ?
Không chỉ bằng hành động mang màu sắc văn hóa, ngay trong thơ, con người xử sĩ đất Hà Tĩnh này cũng đã đứng ngoài vòng giam cầm của lợi danh. Có thể cảm nhận vẻ đẹp của Nguyễn Thiếp qua “Qua Lũy Sơn” :
Đã trót lên đèo phải xuống đèo,
Tay không mình tưởng đã cheo leo.
Thương thay ! Thiên hạ người gồng gánh,
Tháng lụn ngày thâu chỉ những trèo.
Mặc cho người gồng gánh công danh, chức tước, tiền tài… trèo lên đèo cao khiến chênh vênh nhân cách hay mấp mé bên bờ vực của sự băng hoại đạo lí, ông vẫn “Tay không mình tưởng đã cheo leo”. Không biết nguyên văn chữ Hán thế nào, nhưng cái nghĩa Nôm cũng thể hiện trọn vẹn độc đáo tư tưởng “lạc đạo vong bần” của người xưa.
Đọc “Qua Lũy Sơn” mới thấy “văn là người”, đúng như Phan Huy Chú trong “Hoàng Việt dư địa chí” đã đánh giá : “Thơ ông tao nhã thanh thoát, lí thu thung dung, thật là lời nói của người có đức, các tao nhân ngâm khách không thể có được”.
Từ người xưa nghĩ đến mình, nghĩ đến người nay, bỗng sinh hứng cảm, đành mạo muội họa vần cùng cụ La Sơn :
Đã trót lên đèo phải lên đèo,
Dang tay đón gió gió cheo leo.
Này đây chức tước, đây tiền gánh,
Hãy trả đi thôi để nhẹ trèo.
Vài dòng thô thiển, mong cụ Nguyễn bỏ quá cho.
Hoàng Dục
6-5-2013
______________________
Xem ra, chỉ chừng ấy nét tiểu sử, nhưng đã bộc lộ trọn vẹn nhân cách, phong cốt của Nguyễn Thiếp. Làm người cốt giữ được cái phần thanh cao, thoát tục, đừng để cho quyền bính, cái cửa thấp của chốn công quyền làm đục ngầu tâm hồn; đừng để gánh nặng tiền tài, vật chất làm héo úa sự thích thản của trí tuệ và tinh thần tự do. Con người đẹp là con người tự do, tự do cao nhất của con người là tự do lựa chọn để mãi mãi là người. Nhà hiền triết La Sơn phu tử đã thấu suốt tư tưởng ấy chăng ?
Không chỉ bằng hành động mang màu sắc văn hóa, ngay trong thơ, con người xử sĩ đất Hà Tĩnh này cũng đã đứng ngoài vòng giam cầm của lợi danh. Có thể cảm nhận vẻ đẹp của Nguyễn Thiếp qua “Qua Lũy Sơn” :
Đã trót lên đèo phải xuống đèo,
Tay không mình tưởng đã cheo leo.
Thương thay ! Thiên hạ người gồng gánh,
Tháng lụn ngày thâu chỉ những trèo.
Mặc cho người gồng gánh công danh, chức tước, tiền tài… trèo lên đèo cao khiến chênh vênh nhân cách hay mấp mé bên bờ vực của sự băng hoại đạo lí, ông vẫn “Tay không mình tưởng đã cheo leo”. Không biết nguyên văn chữ Hán thế nào, nhưng cái nghĩa Nôm cũng thể hiện trọn vẹn độc đáo tư tưởng “lạc đạo vong bần” của người xưa.
Đọc “Qua Lũy Sơn” mới thấy “văn là người”, đúng như Phan Huy Chú trong “Hoàng Việt dư địa chí” đã đánh giá : “Thơ ông tao nhã thanh thoát, lí thu thung dung, thật là lời nói của người có đức, các tao nhân ngâm khách không thể có được”.
Từ người xưa nghĩ đến mình, nghĩ đến người nay, bỗng sinh hứng cảm, đành mạo muội họa vần cùng cụ La Sơn :
Đã trót lên đèo phải lên đèo,
Dang tay đón gió gió cheo leo.
Này đây chức tước, đây tiền gánh,
Hãy trả đi thôi để nhẹ trèo.
Vài dòng thô thiển, mong cụ Nguyễn bỏ quá cho.
Hoàng Dục
6-5-2013
______________________
Đọc bài này mình nhớ tới chuyện lúc Nguyễn Thiếp đến thăm nhà Tể tướng Nguyễn Nghiễm vốn là thầy học của Nguyễn Thiếp ...Nhìn cảnh sống vương giả của nhà Tể tướng , lại thấy trong nhà có treo bức đại tự " PHÚ - ĐỨC " ông không bằng lòng lắm nên có làm một bài " tán " để nói về sự giàu sang và đức độ ! ấy :
Trả lờiXóaPhú , phú , phú ( Giàu , giàu , giàu )
Tiền cốc hoá hảo ( Tiền thóc của báu )
Tài tụ nhân tụ ( Của họp , người họp )
Ngũ phúc chi nhất ( Đứng đầu trong năm phúc )
Chúng oán chi phú ( Đó là cái kho mọi người than oán )
Vật cầu , vật vi ( Đừng cầu cạnh , đừng cố làm )
Yên kỳ sở ngộ ( Hãy yên phận với những gì mình có )
Đức , đức , đức ( Đức , đức , đức )
Nhân , nghĩa , lễ , trí ( Nhân nghĩa , lễ trí )
Nhân vi vật tắc ( Là giềng mối của đạo làm người )
Tu chi thánh hiền ( Biết tu sửa đức ấy là thánh hiền )
Bội chi quỷ quắc .( Trái bỏ đức ấy là ma quỷ .)
Tất chức tất lực ( Phải chuyên tâm , phải hết sức )
Tự nhiên hữu đức ( Tự nhiên là có đức )
( Chân dung kẻ sĩ ) NXB Văn Nghệ 1988
Cám ơn bạn đã bổ sung, làm đầy thêm nhân cách của xử sĩ Nguyễn Thiếp.
Trả lờiXóa