Nguyễn Lộ Trạch được đời ca tụng là một chí sĩ yêu nước, một nhà tư tưởng duy tân, có cái nhìn thực dụng trong việc cải tổ văn hóa, giáo dục, chính trị, quân sự, khoa học kĩ thuật... của nước nhà; bên cạnh đó ông còn là một tác giả, một nhà thơ, góp phần làm đẹp thêm truyền thống thi thư của đất Kế Môn. Bài viết này là phác thảo chân dung tác giả Nguyễn Lộ Trạch, mở đường cho chuyên đề : Chân dung tinh thần của Kì Am trong thơ.
Nguyễn Lộ Trạch (1852 - 1895) là một tác giả, chí sĩ, tự Hà Nhân, hiệu Kì Am, biệt hiệu Quỳ Ưu; quê làng Kế Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, là con của Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Oai, rể của Tiến sĩ Trần Tiễn Thành.
Ông học rộng biết nhiều, chuyên tâm nghiên cứu tân thư về vấn đề duy tân đất nước, vấn đề thực nghiệm; không đi thi để ra làm quan, đi khắp nơi tìm người cùng chí hướng. Ông đã giao du với Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu, Vũ Phạm Hàm, Trương Gia Mô cùng họ bàn luận về quan điểm lập trường cứu nước.
Ông để lại những tác phẩm :
- Chính trị - xã hội : Thời vụ sách thượng, viết dâng lên vua nhân kì thi Đình khoa Đinh Sửu, 1877, có đầu đề nói về thời sự, nhưng không được triều đình quan tâm. Thời vụ sách hạ viết năm 1882, khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ II. Nội dung sách gồm các điểm : 1. Dời đô về Thanh Hóa lấy địa thế hiểm yếu để giữ vững gốc nước; 2. Lập đồn điền ở các nơi; 3. Luyện binh và sắm vũ khí mới; 4. Học cơ khí phương Tây; 5. Ngoại giao thông thương rộng với các nước trên thế giới. Triều đình vẫn không quan tâm những gì cốt yếu để duy tân tự cường đánh Pháp giữ độc lập mà ông nói đến trong Thời vụ sách hạ. Thiên hạ đại thế luận, khoa thi Đình Nhâm Thìn, 1892, ra đầu đề “Đại thế toàn cầu”, ông nhân đó viết tác phẩm này, nhưng vẫn bị triều đình bỏ qua.
- Thơ ca : Thu hoài - bát thủ (Dụng Đỗ Lăng Thu hứng bát thủ chi vận), gồm 8 bài họa “Thu hứng bát thủ” của Đỗ Phủ. Tặng Quảng Nam Phạm Lệ Hương Phú Đường, 1 bài, thơ tặng ông Lệ Hương Phạm Phú Đường người Quảng Nam. Truy văn tráng liệt bá Nguyễn tướng quốc, 2 bài thơ truy điệu ông tướng quốc tráng liệt bá Nguyễn Tri Phương tuẫn tiết ở Hà Nội. Ba bài thơ tặng ông Cử nhân Trung Hoa họ Trình trong “Phục Hoa hữu Trình mỗ Thư (Thư trả lời người bạn Trung Hoa họ Trình).
- Thư từ : Dữ Bình Lăng Tú tài Nguyễn Phụ Trai Thanh Tu thư (Thư gửi Tú tài là Phục Trai Nguyễn Thanh Tu), Dữ Thanh Cử nhân Châu Bính Lân thư (Thư gửi ông Cử nhân Trung Hoa Châu Bính Lân), Phụ Hoa hữu Trình mỗ thư (Thư trả lời người bạn Trung Hoa họ Trình), Tặng Vũ quân Phạm Hàm, Chu quân Mạnh Trinh nhị tiến sĩ tự (bài viết tặng hai Tiến sĩ Vũ Phạm Hàm và Chu Mạnh Trinh)…
Nguyễn Lộ Trạch dù không xuất thân từ con đường khoa cử, nhưng học vấn uyên thâm, có tinh thần thực dụng, một tầm nhìn sâu sắc nên được giới sĩ phu đường thời kính phục. Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp rất hâm mộ con người và thơ văn của ông. Riêng về thơ, thơ ông thể hiện tấm lòng yêu nước thiết tha, giọng thơ ai hoài những đầy tráng chí.
Ông để lại những tác phẩm :
- Chính trị - xã hội : Thời vụ sách thượng, viết dâng lên vua nhân kì thi Đình khoa Đinh Sửu, 1877, có đầu đề nói về thời sự, nhưng không được triều đình quan tâm. Thời vụ sách hạ viết năm 1882, khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ II. Nội dung sách gồm các điểm : 1. Dời đô về Thanh Hóa lấy địa thế hiểm yếu để giữ vững gốc nước; 2. Lập đồn điền ở các nơi; 3. Luyện binh và sắm vũ khí mới; 4. Học cơ khí phương Tây; 5. Ngoại giao thông thương rộng với các nước trên thế giới. Triều đình vẫn không quan tâm những gì cốt yếu để duy tân tự cường đánh Pháp giữ độc lập mà ông nói đến trong Thời vụ sách hạ. Thiên hạ đại thế luận, khoa thi Đình Nhâm Thìn, 1892, ra đầu đề “Đại thế toàn cầu”, ông nhân đó viết tác phẩm này, nhưng vẫn bị triều đình bỏ qua.
- Thơ ca : Thu hoài - bát thủ (Dụng Đỗ Lăng Thu hứng bát thủ chi vận), gồm 8 bài họa “Thu hứng bát thủ” của Đỗ Phủ. Tặng Quảng Nam Phạm Lệ Hương Phú Đường, 1 bài, thơ tặng ông Lệ Hương Phạm Phú Đường người Quảng Nam. Truy văn tráng liệt bá Nguyễn tướng quốc, 2 bài thơ truy điệu ông tướng quốc tráng liệt bá Nguyễn Tri Phương tuẫn tiết ở Hà Nội. Ba bài thơ tặng ông Cử nhân Trung Hoa họ Trình trong “Phục Hoa hữu Trình mỗ Thư (Thư trả lời người bạn Trung Hoa họ Trình).
- Thư từ : Dữ Bình Lăng Tú tài Nguyễn Phụ Trai Thanh Tu thư (Thư gửi Tú tài là Phục Trai Nguyễn Thanh Tu), Dữ Thanh Cử nhân Châu Bính Lân thư (Thư gửi ông Cử nhân Trung Hoa Châu Bính Lân), Phụ Hoa hữu Trình mỗ thư (Thư trả lời người bạn Trung Hoa họ Trình), Tặng Vũ quân Phạm Hàm, Chu quân Mạnh Trinh nhị tiến sĩ tự (bài viết tặng hai Tiến sĩ Vũ Phạm Hàm và Chu Mạnh Trinh)…
Nguyễn Lộ Trạch dù không xuất thân từ con đường khoa cử, nhưng học vấn uyên thâm, có tinh thần thực dụng, một tầm nhìn sâu sắc nên được giới sĩ phu đường thời kính phục. Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp rất hâm mộ con người và thơ văn của ông. Riêng về thơ, thơ ông thể hiện tấm lòng yêu nước thiết tha, giọng thơ ai hoài những đầy tráng chí.
Hoàng Dục
8-5-2013
__________________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét