Đăng lại từ blog nguyentrongtao vào ngày 17/10/2013
NGUYỄN THANH LIÊM
Học Thế Nào xin trích một
phần tài liệu của GSTS Nguyễn Thanh Liêm về giáo dục ở miền nam sau 1954. (GSTS
Nguyễn Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởng Petrus Ký – Sài Gòn, Chánh Thanh Tra
trưởng ban soạn đề thi của Bộ Giáo Dục trong những năm 1965-67, Thứ Trưởng Bô
Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975).
Trước khi bị Pháp đô hộ,
nền giáo dục ở Việt Nam là nền giáo dục cũ của Nho gia, gọi nôm na là “cái học
của nhà Nho” như nhiều người thường nói. Nền giáo dục cũ này chịu ảnh hưởng
nặng nề của Trung Hoa, từ chương trình, sách vở, lối học đến cách thức thi cử.
Tổ chức giáo dục xưa được Đào Duy Anh ghi lại như sau trong quyển Việt Nam Văn
Hóa Sử Cương:
“Ở mỗi huyện có quan Huấn
đạo, mỗi phủ có quan Giáo thụ, dạy Tứ Thư Ngũ Kinh cho học trò khá. Ở mỗi tỉnh
có quan Đốc học dạy các sinh đồ cao đẳng. Ở Kinh đô có trường Quốc tử giám. Các
vị học quan kể trên đều ở dưới quyền giám đốc của bộ Lễ hoặc bộ Học. Trong dân
gian thì xưa nay việc học vẫn hoàn toàn tự do. Thầy học thì có thầy khóa, thầy
đồ, thầy tú dạy trẻ con, cho đến bậc đại khoa không xuất chính, hay các quan
trí sĩ, có người dạy đến trăm nghìn học trò.”
Trường học thì phần lớn
là nhà riêng của ông thầy, hoặc ở chùa hay ở đình, miểu trong làng. Giáo dục có
thể xem như là công việc của nhànho hơn là của quốc gia, không thuộc một cơ
quan công quyền với sự tài trợ và kiểm soát đôn đốc của chính phủ. Không có một
hệ thống tổ chức qui mô của một nền giáo dục quốc gia gồm đủ cơ sở và nhân viên
giảng huấn và điều hành từ trung ương đến địa phương, từ cấp thấp (như tiểu
học) lên cấp cao (như đại học). Chương trình học thì gồm có mấy quyển Tam Tự
Kinh, Sơ Học Vấn Tân, Ấu Học Ngũ Ngôn Thi, Dương Tiết và Minh Tâm Bửu Giám ở
cấp vở lòng, xong rồi lên trên thì học Bắc sử (tức sử Tàu) và Tứ Thư Ngũ Kinh.
Tất cả những sách này là sách gối đầu giường của Nho gia, chú trọng hầu hết vào
triết lý, luân lý, đạo đức chứ không có một ý niệm khoa học kỹ thuật nào chen
vào. Phương pháp giảng dạy thì phần lớn như Đào Duy Anh tả: “thầy thì cứ nhắm
mắt mà giảng chữ nào nghĩa nấy chỉ sợ sai mất nghĩa của Tống Nho.” Phương pháp
học hỏi thì hoàn toàn dựa vào sự học thuộc lòng thu gọn vào trong công thức
“sôi kinh nấu sử” tức là học tới học lui mãi cho đến khi nào thuộc nằm lòng Tứ
Thư Ngũ Kinh và Bắc sử. Người đi học thực tập nhiều nhất là viết chữ cho thật
đẹp như “phụng múa rồng bay”, làm thơ, làm phú, kinh nghĩa, văn sách, chế
chiếu, biểu, câu đối, cho thật nhanh, thật khéo và thật chỉnh, dùng được càng
nhiều điển tích càng hay để có thể đậu được các kỳ thi do triều đình tổ chức.
(Có ba kỳ thi: thi Hương tổ chức ở một số địa phương để lấy Tú Tài; thi Hội và
thi Đình tổ chúc ở trung ương để lấy Cử Nhân và Tiến Sĩ). Tất cả các kỳ thi đều
là thi tuyển và chỉ nhắm vào một kỷ năng của thí sinh là làm văn làm thơ dưới
nhiều dạng như thơ đường luật, kinh nghĩa, văn sách, v v … Thường thì ba năm
mới có một khoa thi, và đi thi là cả một vấn đề khổ nhọc cho sĩ tử vì trường
thi ở xa, đường giao thông khó khăn, phương tiện giao thông còn rất thiếu kém.
Thi đậu được thì có thể ra làm quan, không thì lui về làm thầy đồ thầy khóa,
“tiến vi quan, thối vi sư” vậy.
[…]
Giới sĩ phu là giới sát
cạnh nhà vua, giúp vua trị nước, thuộc hàng ngũ lãnh đạo quốc gia, là bậc thầy
trong xã hội, đóng vai dẫn đầu, điều khiển, hướng dẫn dân chúng trong mọi sinh
hoạt bảo vệ và phát triển đất nước. Nước giàu dân mạnh hay suy nhược đói nghèo,
trách nhiệm ở giới lãnh đạo, ở Kẻ Sĩ, nhà Nho. Lớp trí thức nho sĩ cũng như cái
học cũ của nho gia ngự trị trong xã hội Việt Nam từ thời Lý Trần cho đến khi có
sự xăm chiếm và đô hộ của người Pháp hồi cuối thế kỷ XIX trong Nam và đầu thế
kỷ XX ở miền Bắc và Miền Trung. Riêng trong Nam thì vì Nam Kỳ Lục Tỉnh chỉ mới
được thành hình trọn vẹn từ giữa thế kỷ XVIII cho nên sự giáo dục ở đây chưa
được tổ chức rộng rãi, chưa có cội rễ ăn sâu vào lòng đất như ở chốn ngàn năm
văn vật của Thăng Long – Hà Nội . Tính ra thì Nho học chỉ có được chừng một thế
kỷ ngự trị ở Phương Nam. Mãi đến năm 1826 Miền Nam mới có vị Tiến Sĩ đầu tiên
theo lối học xưa là cụ Phan Thanh Giản. Nhưng nền học vấn cổ truyền của nho gia
này ở Miền Nam chỉ mới có chừng trăm năm thì bị sụp đỗ hẵn bởi sự thất bại, suy
vong của triều Nguyễn trước sức mạnh quân sự và nền văn minh khoa học kỹ thuật
Âu Tây. Khi nền cai trị của chính quyền đô hộ Pháp được thiết lập xong thì cái
học nhà nho cũng bị xóa bỏ để nhường chỗ cho cái học mới hay Tây Học.
[…]
Cái học mới này (tân học)
diễn ra ở Miền Nam trước nhất vào cuối thế kỷ XIX sau khi người Pháp đặt xong
nền đô hộ ở đây. Nền giáo dục mới này lấy giáo dục Pháp làm khuôn mẫu, dùng
tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Trường học gồm có các trường công do chính phủ xây
cất, đài thọ chi phí và kiểm soát, và một số trường tư của Thiên Chúa giáo hoặc
của tư nhân. Hệ thống giáo dục mới này được thiết lập nhằm hai mục tiêu: (1)
mục tiêu thực tiễn là đào tạo một số người biết tiếng Pháp, chữ Quốc Ngữ, và có
chút kiến thức về văn minh Tây phương để làm công chức ở ngạch trật thấp phục
vụ cho chính phủ thuộc địa, và (2) mục tiêu lý tưởng là đồng hóa người bản xứ
biến họ thành những người Pháp về phương diện văn hóa. Một số nhà trí thức Pháp
tự cho họ cái sứ mạng cao cả là đem văn minh khoa học Âu Tây phổ biến khắp nơi.
Đó là sứ mạng văn minh hóa (“mission civilisatrice”) tức là đi khai hóa các
nước chậm tiến, kém văn minh, kém mở mang. Người đầu tiên thực hiện chính sách
đồng hóa văn hóa (cultural assimilation) đó ở Miền Nam là Thống Đốc Le Myre de
Vilers. Ông là người dân sự đầu tiên được cử sang làm Thống Đốc Nam Kỳ từ năm
1879 đến 1892. Các ông thống đốc trước ông đều là những người bên quân đội,
nhất là bên hải quân. Để thực hiện sứ mạng văn minh hóa dân bản xứ, ông cho mở
rất nhiều trường ở mỗi làng và mỗi tổng cho cấp sơ và tiểu học. Tuy nhiên vì
thiếu hụt ngân sách vàkhông đủ giáo chức cho nên nhiều trường chỉ được mở ra
rồi liền sau đó lại đóng cửa thôi. Sang đầu thế kỷ XX chế độ giáo dục mới mới
được thiết lập ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ sau một vài sửa đổi theo quyết định của
Toàn Quyền Paul Beau hồi 1906-07. Theo quyết định này thì một hội đồng cải tổ
giáo dục được thành lập để đem chữ Quốc Ngữ, chữ Pháp và nền tân học vào chương
trình học và chế độ khoa cử mới. Các thầy đồ, thầy khóa ở xã thôn, các quan
giáo huấn, đốc học ở phủ, huyện, tỉnh, phải dạy thêm chữ Quốc Ngữ cho học trò
ngoài việc dạy chữ Hán như trước. Các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình đều có có
chút đổi mới từ 1909. Bài luận chữ Quốc Ngữ và bài dịch Pháp văn ra Việt văn
được thêm vào các kỳ thi nhưng chỉ là môn phụ và có tính cách tự nguyện chớ
không bắt buộc. Trong kỳ thi Hội và thi Đình năm 1910 có thêm bài thi cách trí,
địa dư nước nhà, sử Thái Tây, nhân vật nước nhà và thời sự. Đặc biệt là bài thi
được chấm điểm theo lối mới của Pháp với thang điểm từ 0 đến 20. Triều đình tựa
trên thang điểm đó mà định làm 6 hạng trúng tuyển: Trạng Nguyên (20 điểm), Bảng
Nhỡn (18-19 điểm), Thám Hoa (16-17 điểm), đệ nhị giáp Tiến Sĩ (từ 12 đến 15
điểm), Đồng Tiến Sĩ (từ 10 đến 12 điểm), và Phó Bảng (từ 7 đến 9 điểm). Song
song với việc thành lập hội đồng cải cách giáo dục, một trường sư phạm cũng sẽ
được thiết lập để đào tạo giáo viên tiểu học người Việt. Ngoài ra, trong mục
đích tuyên truyền, Toàn Quyền Paul Beau cũng cho mở một trường đại học hồi năm
1907 ở Hà Nội để thu phục nhân tâm (sau khi chính quyền cho đóng cửa Đông Kinh
Nghĩa Thục và bắt giam một số nhà cách mạng). Nhưng đại học chỉ được mở ra mà
không hoạt động, phải đến năm 1918, dưới thời Toàn Quyền Albert Sarraut, trường
mới thật sự mở cửa. Trước đó một năm, năm 1917, chánh quyền thuộc địa đã cho
ban hành một hệ thống giáo dục mới có qui cũ, thống nhất trên toàn quốc, về tất
cả các phương diện tổ chức hành chánh, chương trình học, qui chế giáo chưc, và
tổ chức thi cử. Đến đây cái học cũ trên toàn quốc hoàn toàn lui vào bóng tối
nhường chổ cho giáo dục mới.
Người sốt sắng thực hiện
mục tiêu văn minh hóa người Việt Nam là Le Myre de Vilers. Để thực hiện sứ mạng
văn minh hóa người Việt ông cho mở rất nhiều trường học, từ trường sơ cấp ở
làng đến trường tiểu học ở quận và tỉnh, và đặc biệt nhất là một trường trung
học (collège) ở Nam Kỳ. Đây là trường trung học đầu tiên và vào cuối thế kỷ XIX
đây là trường trung học duy nhất cho cả Miền Nam. Trường chỉ có hai năm học và
mang tên là Collège de MỹTho. Nhà văn Hồ Biểu Chánh (1885-1958) đã từng học ở
trường này. Sang thế kỷ XX trường có đủ bốn năm học và được đổi tên là Collège
Le Myre de Vilers, do một số giáo sư của trường đề nghị để ghi nhớ ông Thống
Đốc dân sự đầu tiên đã mở ra trường này và cũng để ghi nhớ công lao của ông đối
với việc phát triển nền giáo dục mới ở Nam Kỳ. Đến giữa thập niên 1950 trường
được phát triển thêm, có các lớp đệ nhị cấp đủ để trở thành trường trung học đệ
nhị cấp. Trường được đổi thành Lycée và mang tên một danh nhân Miền Nam Việt
Nam: cụ Đồ Chiểu. Danh xưng Lycée Nguyễn Đình Chiểu rồi Trung Học Nguyễn Đình
Chiểu ra đời từ đó và còn mãi đến bây giờ.
[…]
Giáo dục, hiểu theo nghĩa xã hội, là cách thức xã hội hóa (socializing) con người. Giáo dục có nhiệm vụ dạy cho con người biết cách sống trong xã hội, biết nền văn hóa mà con người được sinh ra trong đó để sống cho thích hợp. Cách ăn uống, lễ phép, cách đối xử, các nghề nghiệp sinh sống, phong tục tập quán, v v … tất cả đều có trong xã hội đương thời và nhiệm vụ của giáo dục (từ giáo dục trong gia đình đến giáo dục ngoài xã hội) là tập luyện cho con người thích nghi vào trong xãhội văn hóa đó. Tuy nhiên trong ba bậc học (tiểu học, trung học, và đại học) ở học đường, mỗi bậc có cách xã hội hóa khác nhau. Ở tiểu học giáo dục nhằm xã hội hóa con người ở mức độ cơ bản, nghĩa là người ta chỉ dạy những cái cần thiết căn bản của xã hội. Ở bậc trung học sự xã hội hóa nhắm vào việc thích nghi con người vào tình trạng văn hóa mà người ta muốn có. Thường khi người ta (các nhà làm chính trị, những nhà lãnh đạo) muốn có xã hội thế nào thì người ta nhắm vào lớp người vào trung học để đào luyện họ trỡ thành những công dân kiểu mẫu cho xã hội người ta muốn có. Những người này sẽ được xã hội hóa để bảo tồn những gì đã có. Ở bậc đại học sự xã hội hóa bớt đi rất nhiều tính cách uốn nắn mà thường có tính cách khơi động nhiều hơn. Người lên đại học phải mở rộng sự hiểu biết của mình để đón nhận những mới lạ để có thể hướng xã hội đến những sửa đổi, tiến triển, hiện đại nhiều hơn là bảo tồn những gì đã có sẵn từ trước. Các trường trung học của chúng ta cũng đóng vai trò xã hội hóa học sinh giống như bao nhiêu trường trung học khác trên thế giới. Việc xã hội hóa ở đây là thích nghi con người vào trong xã hội Miền Nam nước Việt vào giữa thế kỷ XX.
Giáo dục, hiểu theo nghĩa xã hội, là cách thức xã hội hóa (socializing) con người. Giáo dục có nhiệm vụ dạy cho con người biết cách sống trong xã hội, biết nền văn hóa mà con người được sinh ra trong đó để sống cho thích hợp. Cách ăn uống, lễ phép, cách đối xử, các nghề nghiệp sinh sống, phong tục tập quán, v v … tất cả đều có trong xã hội đương thời và nhiệm vụ của giáo dục (từ giáo dục trong gia đình đến giáo dục ngoài xã hội) là tập luyện cho con người thích nghi vào trong xãhội văn hóa đó. Tuy nhiên trong ba bậc học (tiểu học, trung học, và đại học) ở học đường, mỗi bậc có cách xã hội hóa khác nhau. Ở tiểu học giáo dục nhằm xã hội hóa con người ở mức độ cơ bản, nghĩa là người ta chỉ dạy những cái cần thiết căn bản của xã hội. Ở bậc trung học sự xã hội hóa nhắm vào việc thích nghi con người vào tình trạng văn hóa mà người ta muốn có. Thường khi người ta (các nhà làm chính trị, những nhà lãnh đạo) muốn có xã hội thế nào thì người ta nhắm vào lớp người vào trung học để đào luyện họ trỡ thành những công dân kiểu mẫu cho xã hội người ta muốn có. Những người này sẽ được xã hội hóa để bảo tồn những gì đã có. Ở bậc đại học sự xã hội hóa bớt đi rất nhiều tính cách uốn nắn mà thường có tính cách khơi động nhiều hơn. Người lên đại học phải mở rộng sự hiểu biết của mình để đón nhận những mới lạ để có thể hướng xã hội đến những sửa đổi, tiến triển, hiện đại nhiều hơn là bảo tồn những gì đã có sẵn từ trước. Các trường trung học của chúng ta cũng đóng vai trò xã hội hóa học sinh giống như bao nhiêu trường trung học khác trên thế giới. Việc xã hội hóa ở đây là thích nghi con người vào trong xã hội Miền Nam nước Việt vào giữa thế kỷ XX.
Vào cuối thế kỷ XIX Nam
Kỳ có khoảng một triệu rưởi dân số, nhưng chỉ có khoảng 5 ngàn học sinh cho tất
cả từ sơ cấp đến tiểu học. Tỷ lệ người đi học tuy thấp so với sĩ số mà ta có
sau này dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, nhưng so với thời đại các nhà Nho thì đây là
con số khá lớn. Số đông này là số được hấp thụ giáo dục mới. Họ sẽ là lớp người
dùng chữ Quốc Ngữ thay chữ Nôm và chữ Hán, họ cũng là những người biết chút ít
tiếng Pháp và một số kiến thức khoa học phổ thông có thể xem như là giới trí
thức tân học ở thời kỳ chuyển tiếp này. Đó là tình trạng giáo dục ở Miền Nam.
Và đến năm 1917 chính quyền thuộc địa mới có một hệ thống giáo dục thống nhất
cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc. Hệ thống giáo dục mới này – gọi là Giáo Dục
thời Pháp thuộc – gồm có ba bậc: Tiểu học, Trung học, và Đại học. Bậc Tiểu học
được chia làm hai cấp: (1) cấp Sơ học gồm các lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin) hay
lớp Năm hoặc lớp Chót, lớp Dự Bị (Cours Preparatoire) hay lớp Tư, và lớp Sơ
Đẳng (Cours Elementaire) hay lớp Ba, (2) cấp Tiểu học gồm có lớp Nhì Một Năm
(Cours Moyen Première Année), lớp Nhì Hai Năm (Cours Moyen Deusième Année) và
Lớp Nhất (Cours Supérieur). Mỗi làng có một trường sơ cấp. Ở tổng lớn hay ở
quận (đông dân) có thể có trường tiểu học nếu có đông học sinh. Tại mỗi tỉnh lỵ
có một trường tiểu học lớn (có nhiều lớp cho mỗi cấp lớp), như trường Nam Tiểu
học Mỹ Tho chẳng hạn có được 5 lớp Nhất, 1 lớp Tiếp Liên (Cours des Certifiés)
hồi thập niên 1940. Học xong lớp Ba, tức là hết Sơ cấp, học sinh phải thi tuyển
vào lớp Nhì Một Năm để học tiếp bậc Tiểu học, và khi xong lớp Nhất (hết bậc
Tiểu học) học sinh lại phải thi lấy bằng Sơ Tiểu tiếng Pháp viết tắt là bằng
CEPCI (tức là Certificat d’Études Primaire Complémentaire Indochinoise). Đậu
xong bằng này học sinh mới được dự kỳ thi tuyển vào năm Thứ Nhất trường Trung
học.
Bậc Trung học cũng chia
làm hai cấp. Cấp thứ nhất gọi là Cao Đẳng Tiểu Học (Enseignement Primaire
Superieur, cũng như trung học đệ nhất cấp sau này) gồm có bốn lớp: Năm Thứ Nhất
(Première Année), Năm Thứ Nhì (Deuxième Année), Năm Thứ Ba (Troisième Année) và
Năm Thứ Tư (Quatrième Année). Học xong Năm Thứ Tư học sinh thi lấy bằng Thành
Chung hay DEPSI (Diplôme d’Études Primaire Superieur Indochinois). Những ai
muốn thi lấy bằng cắp Pháp thì có thể thi bằng Brevet Premier Cycle hay Brevet
Elementaire. Cấp thứ hai là ban Tú Tài gồm các lớp Second (như Đệ Tam hay lớp
10 sau này), Première (như Đệ Nhị hay lớp 11) và lớp Terminale (như Đệ Nhất hay
lớp 12). Xong lớp Première (Đệ Nhị hay lớp 11) học sinh phải thi Tú Tài I
(Baccalauréat Première Partie), đậu được Tú Tài I mới được vào học lớp Đệ Nhất
hay lớp 12. Học hết lớp 12 học sinh phải thi lấy bằng Tú Tài II (Baccalauréat
Deuxième Partie). Khi lên lớp Terminale (lớp 12) học sinh phải chọn một trong
ba ban chính sau đây: (1) ban Triết (Philosophie), (2) ban Khoa Học Thực Nghiệm
(Sciences Expérimentales), và (3) ban Toán (Mathématiques Élémentaires)… Học
hết lớp 12 học sinh phải thi lấy bằng Tú Tài II (Baccalauréat Deuxième Partie)
về một trong các ban nói trên. Bằng Tú Tài II thường được gọi tắt là Bac.
Philo. (Tú Tài II ban Triết), Bac. Math. (Tú Tài II ban Toán) v v … Xong Tú Tài
học sinh mới được vào Đại học, và dưới thời Pháp thuộc chỉ có một đại học duy
nhất ở Hà Nội cho toàn cõi Đông Dương. Một số không nhỏ học sinh Việt Nam, nhất
là ở Miền Nam, sau khi xong Tú Tài thường qua Pháp học tiếp bậc đại học thay vì
ra Hà Nội học.
Chương trình học trên đây
chịu ảnh hưởng nặng nề của chương trình Pháp, dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ.
Tiếng Việt chỉ được xem như một sinh ngữ phụ. Đúng ra đây chỉ là chương trình
Pháp thật sự nhưng có chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các trường Việt Nam. Chương
trình này kéo dài đến hết Thế Giới Đại Chiến Thứ Hai trên toàn cỏi Việt Nam.
Sau năm 1945, sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, chương trình Việt được ban
hành. Chương trình này – chương trình Hoàng Xuân Hản – được đem ra áp dụng
trước ở Bắc Việt và Trung Việt, nhưng riêng ở Miền Nam thì vì có sự trở lại của
người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục. Dưới thời Pháp đô hộ giáo
dục phát triển rất chậm chạp. Quyền quyết định về giáo dục cũng như chính sách
giáo dục hoàn toàn nằm trong tay người Pháp. Phải đến giữa thập niên 1950, dưới
thời Đệ Nhất Cộng Hòa, chương trình Việt mới bắt đầu được áp dụng ở trong Nam
để thay thế chương trình Pháp. Cũng từ khoảng thời gian đó, thời Đệ Nhất Cộng
Hòa, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò lãnh đạo
quan trọng của họ. Những đóng góp của họ thật lớn lao đưa đến sự bành trướng và
phát triển vô cùng mạnh mẽ của nền giáo dục quốc gia dưới thời Đệ Nhất và Đệ
Nhị Cộng Hòa.
[…]
Triết lý giáo dục VNCH
nằm trong những Nguyên Tắc Căn Bản do Bộ Giáo Dục ấn hành năm 1959 và sau đó
được ghi lại trong hiến pháp 1967. Những nguyên tắc căn bản này được tóm lược
như sau:
Thứ nhất: Giáo dục Việt
Nam là giáo dục nhân bản (humanistic education). Nhân là người hay con người,
bản là gốc là căn bản. Trong lãnh vực triết lý, thuyết nhân bản chủ trương con
người có địa vị quan trọng trong đời sống trên thế gian này. Thuyết nhân bản
lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn
bản chớ không nhắm đến linh hồn hay một cuộc đời nào khác ngoài thế giới mà
loài người hiện đang sống trong đó. Theo thuyết này, con người có giá trị đặc
biệt của con người, cao cả hơn tất cả các giống sinh vật khác trên đời này. Chỉ
có con người mới có văn hóa, có những hoạt động có suy tư, có sáng tạo, làm cho
cuộc sống của con người tiến hóa luôn từ xưa đến giờ. Nhân bản cũng chỉ tính
cách linh thiêng của con người, khác hơn mọi loài vật, “nhân linh ư vạn vật”,
và con người phải được tôn trọng bởi tính linh thiêng đó. Con người tự nó là
một cứu cánh chớ không phải là một phương tiện. Triết lý nhân bản chấp nhận có
sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng không chấp nhận dùng sự khác biệt đó để
đánh giácon người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa
phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, con người có giá trị của
con người như nhau, và mọi người đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều
về giáo dục.
Thứ hai: Giáo dục Việt
Nam là giáo dục dân tộc (nationalistic education). Giáo dục tôn trọng giá trị
truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp,
và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh anh hay những
truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc Việt Nam có mặt trên thế giới
này từ bao nhiêu ngàn năm trước. Dân tộc đó có tiếng nói riêng, có lịch sử
riêng, có một nền văn hóa riêng của nó từ bao đời. Dân tộc tính đó trong văn
hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị tan
biến hay tiêu trầm trong những nền văn hóa khác.
Thứ ba: Giáo dục Việt Nam
là giáo dục khai phóng. Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không
nhất thiết phải đóng kín cữa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những
kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân
chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại
hóa quốc gia xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.
[…]
Từ những nguyên tắc căn
bản trên đây, quan niệm về giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa bao gồm những tư
tưởng nền tảng sau đây liên hệ tới những mục tiêu chính của giáo dục:
Phát triển toàn diện mỗi
cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh,
giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên
của mỗi người và theo những định luật phát triển tự nhiên về vật lý và tâm lý.
Nhân cách và khả năng riêng của mỗi cá nhân học sinh phải được lưu ý đúng mức.
Cung ứng cho học sinh đầy đủ tin tức, dữ kiện, để học sinh phán đoán, lựa chọn,
không che dấu tin tức hay chỉ cung cấp những tin tức chọn lọc thiếu trung thực
để nhồi sọ học sinh theo một chủ trương, một hường đi định sẵn nào.
Phát triển tinh thần quốc
gia ở mỗi học sinh bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi
trường sinh sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử
nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của
người dân trong việc chống ngoại xăm bảo vệ tổ quốc, yêu thương giúp đở nhau
trong tình đồng bào; giúp học sinh học tiếng Việt và xử dụng tiếng Việt một
cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết cái đẹp của quê hương xứ sở, những
tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc;
giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của
quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
Phát triển tinh thần dân
chủ và tinh thần khoa học bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm tự trị
với sự phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp phát triển sự
phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và
tinh thần khoa học; giúp đón nhận những giá trị văn hóa rộng rãi.
Tóm lại, mục đích của
giáo dục quốc gia là giúp mỗi cá nhân phát triển toàn diện để trở thành những
người có kỹ năng thưc tiễn, có khả năng tư duy, để làm việc, sinh sống, có đạo
đức, có tình người, để gây dựng hạnh phúc gia đình và hội nhập vào xã hội góp
phần vào việc bảo vệ và phát triển quốc gia. Người được đi học sẽ trỡ thành
người tốt và có ích cho chính mình, cho gia đình, và cho quốc gia dân tộc. Giáo
dục Việt Nam không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt giai cấp xã hội, không
phân biệt tôn giáo, địa phương, chủng tộc. Giáo dục Việt Nam cố tạo những cơ
hội đồng đều cho mọi người được đi học tuy nhiên không phải ai cũng có thể học
được đến hết bậc đại học, hay ai cũng học đến bác sĩ, kỷ sư hoặc các ngành cao
đẳng chuyên nghiệp khác. Tùy theo hoàn cảnh, tùy theo khả năng và sở thích, có
người chỉ học được hết Tiểu Học, có người học hết Trung Học Đệ Nhất Cấp, hay
Trung Học Đệ Nhị Cấp, có những người khác thì học đến hết bậc đại học. Nhưng dù
bất cứ học đến bậc học nào, mục đích của giáo dục vẫn phải là giúp tất cả mọi
người trỡ thành người tốt, người đã được phát triển về khả năng cũng như đạo
đức, dù khả năng đó ở mức đô nào. Nếu có những người chỉ có cơ hội học hết Tiểu
Học thôi, thì giáo dục vẫn có bổn phận giúp họ phát triển đến hết mức đó, và
vẫn làm thế nào giúp họ trỡ thành người tốt với mức học Tiểu Học của họ.
[…]
Tựa trên mục đích của
giáo dục đã nêu trên, hệ thống giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa trong những năm
sau cùng trước biến cố 1975, được thiết lập trong tinh thần tiếp cận hệ thống
giáo dục của các quốc gia tiền tiến trên thế giới. Hệ thống này gồm ba cấp bậc:
Tiểu học, Trung học, và Đại học. Tiểu học và Trung Học Đệ Nhất Cấp là cái học
Phổ Thông (gồm 9 năm học). Trung Học Đệ Nhị Cấp bắt đầu chia ngành chuyên môn.
Đây là những năm chuyển tiếp để vào các ngành chuyên môn hơn ở Đại Học, hoặc ra
đời làm việc sinh sống. Riêng ở hai bậc Tiểu và Trung học, hệ thống giáo dục
Việt Nam là hệ thống 5-4-3, với 12 năm liên tục, từ Lớp 1 đến Lớp 12, phân bố
như sau:
Tiểu học (chỉ có Phổ Thông):
Lớp Một (Lớp Năm cũ)
Lớp Hai (Lớp Tư cũ)
Lớp Ba (Lớp Ba cũ)
Lớp Bốn (Lớp Nhì cũ)
Lớp Năm (Lớp Nhứt cũ)
Lớp Hai (Lớp Tư cũ)
Lớp Ba (Lớp Ba cũ)
Lớp Bốn (Lớp Nhì cũ)
Lớp Năm (Lớp Nhứt cũ)
Trung học Đệ Nhất Cấp (chỉ có Phổ Thông):
Lớp Sáu (Đệ Thất cũ)
Lớp Bảy (Đệ Lục cũ)
Lớp Tám (Đệ Ngũ cũ)
Lớp Chín (Đệ Tứ cũ)
Lớp Bảy (Đệ Lục cũ)
Lớp Tám (Đệ Ngũ cũ)
Lớp Chín (Đệ Tứ cũ)
Trung học Đệ Nhị Cấp (Phổ Thông và
Chuyên Nghiệp):
Lớp Mười (Đệ Tam cũ)
Lớp Mười Một (Đệ Nhị cũ)
Lớp Mười Hai (Đệ Nhất cũ)
Lớp Mười Một (Đệ Nhị cũ)
Lớp Mười Hai (Đệ Nhất cũ)
Bắt đầu Trung học Đệ Nhị
Cấp, từ Lớp Mười, học sinh phải chọn Ban chuyên môn, và ngành chuyên môn như
sau (từ 1973):
Ngành Phổ Thông:
Ban A (hay Ban Khoa Học Thực Nghiệm)
Ban B (hay Ban Toán)
Ban C (hay Ban Sinh Ngữ)
Ban D (hay Ban Cổ Ngữ)
Ban A (hay Ban Khoa Học Thực Nghiệm)
Ban B (hay Ban Toán)
Ban C (hay Ban Sinh Ngữ)
Ban D (hay Ban Cổ Ngữ)
Ngành chuyên nghiệp Nông
Lâm Súc (Trung
học Nông Lâm Súc)
Ngành chuyên nghiệp Kỹ
Thuật (Trung
Học Kỹ Thuật)
Bậc Đại học bao gồm:
Đại Học Cộng Đồng (hai năm)·
Đại Học (chương trình Cử Nhân trở lên)·
Đại Học Cộng Đồng (hai năm)·
Đại Học (chương trình Cử Nhân trở lên)·
5. ĐIỀU KIỆN NHẬP HỌC:
Vào Lớp Một, bậc Tiểu
Học:
Tất cả trẻ em từ 6 tuổi
là nhận vào Lớp Một để bắt đầu bậc Tiểu Học. Tuy không có luật bắt buộc phải đi
học, nhưng hầu hết trẻ em đều được đi học hết bậc Tiểu Học miễn phí ở các
trường Tiểu Học công lập. Học sinh có thể học trường Tiểu Học tư thục nếu phụ
huynh muốn.
Vào Lớp Sáu, bậc Trung
Học Đệ Nhất Cấp
Muốn vào học Lớp Sáu,
Trung Học Đệ Nhất Cấp, học sinh phải học xong Tiểu Học và phải qua một kỳ Thi
Tuyển Vào Lớp Sáu. Đây là kỳ thi gay go vì số chổ ở Lớp Sáu Trung Học công lập
có giới hạn. Chỉ khoảng 62% học sinh xong Tiểu Học được tuyển chọn vào Lớp Sáu
trường công. Học trường công thì không phải trả học phí. Học sinh thi rớt vào
Lớp Sáu trường công có thể lên học bậc trung học đệ nhất cấp ở các trường tư
thục (có học phí).
Vào Lớp Mười Trung Học Đệ
Nhị Cấp
Học sinh học xong Lớp
Chín, có đủ điểm lên lớp, được vào Lớp Mười, ngành Phổ Thông, không phải qua
một kỳ thi nào. Vào trường công thì không phải đóng học phí. Tuy nhiên, khi vào
Lớp Mười học sinh phải lựa chọn Ban. Việc chọn Ban có tính cách tự nguyện, do tự
học sinh muốn chọn Ban nào cũng được tùy theo sở thích của mình chớ không qua
một sự hướng dẫn, hay chỉ bảo nào của nhà trường. Vào lớp Mười các ngành chuyên
môn như Nông Lâm Súc hay Kỹ Thuật thì học sinh phải qua một kỳ thi tuyển vì số
chổ giới hạn hơn ngành Phổ Thông.
Vào Năm Thứ Nhất Đại Học
Học sinh đậu xong Tú Tài,
kể như tốt nghiệp bậc Trung Học, có đủ điều kiện để vào học Năm Thứ Nhất bậc
Đại Học. Tuy nhiên vì có một số đại học có số chổ rất giới hạn nên đòi hỏi học
sinh phải dự một kỳ thi tuyển như các đại học Y, Dược, Nha, Kỷ Thuật, Sư Phạm.
Sự tuyển chọn hoàn toàn tựa trên khả năng của thí sinh , không có vấn đề lý
lịch gia đình chen vào. Các đại học khác như Luật, Khoa Học, Văn Khoa không có
thi tuyển, chỉ nhận thẳng những học sinh đã có bằng Tú Tài, không có một sự
phân biệt, kỳ thị nào. Trường công thì không phải đóng học phí dù là bậc đại
học. Chỉ có đóng tiền đi thi cuối năm ở một số trường hay phân khoa. Có những
chương trình có học bổng cho sinh viên như trường sư phạm chẳng hạn.
6. CHƯƠNG TRÌNH HỌC
Chương trình học ở các
bậc Tiểu và Trung học do Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên ban hành. Chương
trình học này tựa trên triết lý giáo dục, mục đích và hệ thống giáo dục đã nêu
trên. Chương trình do Ủy Ban Soạn Thảo Chương Trình, gồm một số thanh tra và
giáo sư các môn liên hệ soạn thảo và đề nghị. Chương trình này được áp dụng
đồng nhất cho cả trường công lẫn trường tư trên toàn quốc.
· Bậc Tiểu Học:
Chương trình Tiểu Học
cung ứng cho học sinh những kiến thức cần thiết để ra đời hay lên học ở bậc Trung
Học, cùng với những kỷ năng cơ bản (basic skills), những kỹ năng thực tiển
(practical skills) và những cách thế phát triển cá nhân hầu có thể thích ứng dễ
dàng với môi trường sinh sống.
Chương trình học chú
trọng nhiều vào ba môn chính là Quốc Văn (tiếng Việt), Toán, Khoa Học Thường
Thức. Bên cạnh ba môn chính trên đây phần Luân Lý với Công Dân Giáo Dục cũng
được đặc biệt lưu ý. Số giờ và môn học được phân bố như sau:
1) Quốc Văn từ 7 tiếng
1/2 đến 9 tiếng 1/2 mỗi tuần tùy theo lớp, và bao gồm tập đọc, ngữ vựng, tập
viết, chính tả, văn phạm, tập làm luận văn (tả vật, tả cảnh, tả người, thuật
sự, viết thơ).
2) Công Dân Giáo Dục dạy
về quyền và bổn phận của một công dân: từ 2 tiếng12 phút đến 2 tiếng ½ mỗi tuần
tùy theo lớp.
3) Toán: từ 2 tiếng ½ đến
4 tiếng mỗi tuần tuỳ theo lớp, gồm có bốn phép toán, phân số, số học và hình
học
4) Khoa Học Thường Thức:
2 tiếng ½ mỗi tuần bao gồm vạn vật, vệ sinh, các chứng bệnh, phép đo lường,
5) Sử Địa: SửViệt Nam và
thế giới: 1 tiếng mỗi tuần, chỉ có từ lớp Ba trở lên; Địa Lý Việt Nam và thế
giới: 1 tiếng mỗi tuần từ lớp Ba trỡ lên.
6) Nhiệm Ý: Thể Dục: 1
tiếng ½ đến 2 tiếng mỗi tuần tùy theo lớp; Hội Họa: 1 tiếng mỗi tuần; Nữ Công
Gia Chánh: 2 tiếng mỗi tuần riêng cho nữ sinh từ lớp Ba trở lên.
Sinh Ngữ không có trong
chương trình Tiểu Học. Các trường Tiểu học công lập không có sinh ngữ trừ
trường hợp đặc biệt của các Trung Tâm Giáo Dục do người Pháp chuyển giao cho Bộ
GD năm 1969. Có 5 trung tâm tất cả( Trung Tâm Lê Quí Đôn ở Sài Gòn, Trung Tâm
Hồng Bàng ở Chợ Lớn, Trung Tâm Yersin ở Đà Lạt, Trung Tâm Pascal ở Nha Trang,
và Trung Tâm Nguyễn Hiền ở Đà Nẳng). Ở các trung tâm này có thêm giờ Pháp Văn ở
bậc Tiểu Học do giáo sư Pháp đảm trách và do cơ quan Văn Hóa Pháp đài thọ. Một
số trường Tiểu học tư thục có thêm giờ sinh ngữ, ngoài số giờ ấn định của
chương trình Tiểu học công lập.
· Bậc Trung Học
Đệ Nhất Cấp:
Chương trình Trung Học Đệ
Nhất Cấp cung ứng cho học sinh những kiến thức tổng quát, có phần sâu rộng hơn
bậc tiểu học nhưng chưa đi vào chuyên môn như ở Trung Học Đệ Nhị Cấp. Chương
trình này một mặt bổ túc cho những kiến thức đã gặt hái được ở bậc Tiểu Học, và
mặt khác chuẩn bị cho học sinh đón nhận những kiến thức sâu rộng hơn ở bậc
Trung Học Đệ Nhị Cấp.
Chương trình bao gồm:
1) Quốc văn: văn phạm,
chính tả, giảng văn (văn xuôi và văn vần), luận văn (luận đề luân lý), 6 giờ
mỗi tuần.
2) Sinh ngữ: học sinh
chọn một trong hai sinh ngữ Anh hoặc Pháp. (sinh ngữ Anh, dùng English for
Today, từ Book I đến Book III ; sinh ngữ Pháp dùng Civilisation Francaise, tome
I: Le Francais Elementaire). 6 giờ mỗi tuần ở các lớp 6 và 7; 5 giờ mỗi tuần ở
các lớp 8 và 9.
3) Lý Hóa: 2 giờ mỗi tuần
ở các lớp 6 và 7; 2 giờ ½ ở các lớp 8 và 9. Gồm các bài học về (1) Vật Lý: cân,
nguyên lý Archimèdes, nhiệt độ, điện, quang; (2) Hóa Học: H2O, Oxy và oxy hóa,
Hyt ro và không khí, acid và bases, kim khí, hóa học hữu cơ.
4) Vạn Vật: 1 giờ ½ mỗi
tuần cho các lớp 6, 7, 8, 9. Gồm sinh vật, cây cỏ, thú vật, đất đá, con người.
5) Toán: 3 giờ mỗi tuần
cho các lớp 6 và 7; 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 8 và 9. Gồm các bài học về: số
học, phân số, đại số, phương trình bậc nhất, hàm số (y = ax và y = ax + b);
phương trình bậc hai, hàm số (y = x2 ; y = ax2 ; y = 1/x ; y = a/x). Về hình
học: đường thẳng, đoạn thẳng, gốc vuông, tam giác đồng dạng, đa giác ; hình học
không gian: mặt phẳng song song, hình nón, hình cầu.
6) Sử Địa: 3 giờ mỗi tuần
cho các lớp 6, 7, 8, và 9. Gồm: (1) Sử Ký: Việt Nam từ khởi thủy đến 1945; sử
thế giới (sự phát triển kỹ nghệ Âu Châu và sự bành trướng của chủ nghĩa thự
dân; các nước Á Châu trước chủ nghĩa thực dân – Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản; Đại
Chiến Thế Giới Thứ Nhất; thế giới giữa hai thế chiến); (2) Địa lý: trái đất, Âu
Châu, Phi Châu, Mỹ Châu, Á Châu (trừ Việt Nam), Úc Châu, và Việt Nam.
7) Công Dân: 1 giờ mỗi
tuần cho các lớp 6 và 7, 2 giờ mỗi tuần cho các lớp 8 và 9. Gồm những bài học
về: cá nhân và gia đình, tổ chức ở học đường, bổn phận của học sinh, đời sống
xã hội và tôn giáo, quyền và bổn phận một công dân.
8) Nhiệm Ý: 3 giờ mỗi
tuần cho các lớp 6, 7, 8, 9. Gồm: hội họa, âm nhạc, thể thao cho nam sinh; nữ
công gia chánh, âm nhạc, thể thao cho nữ sinh.
· Bậc Trung học
Đệ Nhị Cấp:
Chương trình học ở bậc
trung học đệ nhị cấp một mặt giúp học sinh hoàn tất nền học vấn bậc trung học
và mặt khác sửa soạn cho học sinh bước vào ngưỡng cữa đại học. Ở những năm học
này học sinh được lựa chọn những môn học thích hợp với khả năng và sở thích của
mình. Chương trình học do đó, không đồng nhất, màđược thay đổi tùy theo ngành
và tùy theo ban. Về ngành thì có ngành Phổ Thông, ngành Nông Lâm Súc và ngành
Kỹ Thuật. Mỗi ngành lại chia làm nhiều ban. Ngành Kỹ Thuật có các ban Cơ Khí
(mechnics), Điện (electricity), Điện Tử (electronics), Rèn (forging), Hàn
(welding) v v …Ngành Nông Lâm Súc có ban Canh Nông (agriculture) , Lâm
(forestry), và Súc (animal husbandry). Ngành Phổ Thông có các Ban A, Ban B, Ban
C và Ban D. Riêng ngành phổ thông, ngành có nhiều học sinh nhất, số giờ học
theo từng môn và theo từng ban được ghi rõ trong bản phân phối đính kèm. Nhìn
chung ta thấy Ban A (tức ban Khoa Học Thực Nghiệm) chú trọng vào Vạn Vật, và
Vật Lý – Hóa Học, Ban B (hay ban Toán) chú trọng vào Toán học và Vật Lý – Hóa
Học, Ban C chú trọng vào Triết học (Tâm Lý, Luận Lý, Đạo Đức và Siêu Hình học)
và Sinh Ngữ, và Ban D chuyên về Triết học và Cổ Ngữ. Về Sinh Ngữ, có sinh ngữ
chính và sinh ngữ phụ. Sinh ngữ chính có thể là Anh Ngữ hay Pháp Ngữ; sinh ngữ
phụ có thể là Anh, Pháp, Đức, Nhật, Y Pha Nho, Ý. Cổ Ngữ có thể là Hán hay La
Tinh. Thường thì hai Ban C và D được gọi chung là Ban Văn Chương. Các môn học
trong chương trình Phổ Thông được tóm ghi như sau:
1) Quốc Văn: 3 giờ mỗi
tuần cho các lớp 10 và 11 A và B; 5 giờ mỗi tuần cho các lớp 10 và 11 ban C và
D. Gồm văn học sử từ khởi thủy đến 1945 (văn học bình dân truyền khẩu, văn
chương chữ Nôm và văn học chữ Quốc Ngữ), giảng văn (15 tác giả và tác phẩm cho
ban A và B, và 20 tác giả và tác phẩm cho ban C và D), luận văn (luận đề văn
chương và luân lý).
2) Triết học: 4 giờ mỗi
tuần cho các lớp 12 Ban A, 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 12 Ban B, và 9 giờ mỗi
tuần cho các lớp 12 Ban C và D. Gồm Luận Lýhọc và Đạo Đức học cho cả 4 Ban; Tâm
Lý Học và Siêu Hình Học cho các Ban C và D, một phần Tâm Lý Học cho Ban A.
3) Công Dân: 2 giờ mỗi
tuần cho các lớp 10 và 11 A, B, C, D; và 1 giờ mỗi tuần cho lớp 12 tất cả các
Ban. Gồm: Quốc Gia (dân tộc, lãnh thổ, chánh phủ, hiến pháp, lập pháp, hành
pháp, tư pháp), Liên Hiệp Quốc (tổ chức, UNESCO, các tổ chức khác), Phong Tục,
Kinh Tế (các lý thuyết, sản xuất, thương mại, tiền tệ, ngân hàng), Chính Trị
(dân chủ, chính đảng, chính thể, độc tài, phát xít, cộng sản).
4) Sử Địa: 3 giờ mỗi tuần
cho các lớp 10, 11, và 12 các Ban A, B, C, D. Gồm: Sử Việt Nam từ 1407 đến
1945, Sử Thế Giới từ cuối thế kỷ XVIII đến 1945 (Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Trung
Hoa, Ấn Độ, Đại Chiến Thế Giới I, Đại Chiến Thế Giới II), Địa Lý Địa Cầu, Địa
Lý Việt Nam, Địa Lý Thế Giới (Hoa Kỳ, Tây Đức, Anh, Nhật, Nga Sô, Trung Hoa Lục
Địa, Ấn Độ).
5) Sinh Ngữ I: 4 giờ mỗi
tuần cho các lớp 10, và 11 A, B; 3 giờ mỗi tuần cho lớp 12 A, B, 6 giờ mỗi tuần
cho các lớp 10, 11, 12 C và D. Anh Văn (English for Today, books III và IV cho
Ban A và B, books IV và V cho Ban C và D), hay Pháp Văn (Cours de Langue et de
Civilisation Francaise, Tome II cho Ban A và B, Tome II thêm các tác giả La
Fontaine, A. Daudet, A. France, St. Exupéry, G. Duhamel cho Ban C và D).
6) Sinh Ngữ II: 4 giờ mỗi
tuần cho các lớp 10, và 11 A và B, 6 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 C. Anh
Văn (English for Today, Books I và II cho Ban A và B, Books I, II, và III cho
Ban C), hay Pháp Văn (Cours de Langue et de Civilisation Francaise, Tome I cho
Ban A và B, Tome I và II cho Ban C). Ban D thì học Cổ Ngữ (chữ Hán hay tiếng La
Tinh).
7) Toán: 1 giờ mỗi tuần
cho các lớp 10, 11, 12 C, D, 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11 A, 5 giờ mỗi
tuần cho lớp 12 A, 6 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11 B, và 9 giờ mỗi tuần cho
lớp 12B. Nhiều chi tiết và nhiều phần khó cho Ban B, tổng quát hơn cho Ban A và
rất hạn chế cho Ban C và D. Gồm Đại Số (phương trình bậc hai và bất bình đẳng,
lô ga rít, đạo hàm và hàm số), Hình Học (hình học giải tích), Chuyển Động(véc
to, vận tốc, chuyển động thẳng), Lượng Giác, Thống Kê và sác xuất.
8) Vạn Vật: 1 giờ mỗi
tuần cho các lớp 10, 11, 12, Ban B, C, và D, 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11
Ban A, và 4 giờ mỗi tuần cho lớp 12 Ban A. Nhiều chi tiết và thí nghiệm cho Ban
A, nhưng nhiều giới hạn cho các Ban B, C, và D. Gồm địa chất (geology), thực
vật (botany), và động vật (animals).
9) Lý Hóa: 1 giờ mỗi tuần
cho các lớp 10, 11, 12 Ban C và D, 4 giờ ½ mỗi tuần cho các lớp 10, 11 Ban A và
B, 7 giờ mỗi tuần cho lớp 12 Ban A và B. Nhiều chi tiết và nhiều phần khó cho
các Ban A và B. Rất giới hạn cho các Ban C và D. Gồm Vật Lý (lực, tĩnh,
nhiệt,…), Hóa Học (nguyên tử, …).
· Chương Trình
Trung Học Tổng Hợp (comprehensive secondary school curriculum)
7. TÀI LIỆU, DỤNG CỤ GIÁO
KHOA
Phần lớn các sách giáo
khoa, và một số các dụng cụ khoa học đều do Trung Tâm Học Liệu của Bộ Giáo Dục
sản xuất và cung cấp với sự giúp dỡ và viện trợ của các cơ quan ngoại quốc như
USAID. Ban tu thư dịch thuật với các giáo chức và các họa sĩ với chuyên môn và
kỹ thuật cao đã soạn thảo trọn bộ sách bậc tiểu học tốt về nội dung cũng như
hình thức. Nhiều sách dịch và tham khảo đã được duyệt và ấn loát để các học
sinh và sinh viên cótài liệu tham khảo.
Ngoài ra trung tâm còn
hợp tác với cơ quan quốc tế UNESCO để viết và dịch các sách nhi đồng để giúp
các em hiểu biết về các nền văn hóa quanh ta và tạo sự đoàn kết giữa các nhi
đồng trên thế giới. Bộ Giáo Dục cũng dành riêng ngân sách để ấn loát sách giáo
khoa bậc tiểu học cho gần 30 sắc tộc khác nhau.
Để thống nhất các danh từ
chuyên môn, Bộ Giáo Dục đã thiết lập Ủy Ban Quốc Gia soạn thảo danh từ chuyên
môn. Nhiều giáo sư đại học đã tham gia vào việc soạn thảo và Trung Tâm Học Liệu
đã bắt đầu ấn hành những tập đầu tiên danh từ văn học và khoa học.
Trường Sư Phạm: trường
đào tạo giáo chức
Sư phạm là khuôn mẫu dạy
dỗ (sư là thầy dạy, phạm là cái khuôn), hay nói nôm na ra là phương pháp, cách
thức dạy học. Trường sư phạm là trường đào tạo giáo chức, là nơi người ta dạy
cách thức hay phương pháp dạy học cho những người muốn làm nghề dạy học. Có
kiến thức chuyên môn sâu rộng là một việc còn biết cách dạy cho có hiệu quả là
một chuyện khác. Kiến thức chuyên môn chỉ mới là điều kiện cần, phải có kiến
thức sư phạm nữa mới là điều kiện đủ để trỡ nên nhà giáo đúng nghĩa. Người có
cử nhân toán học là người có đủ kiến thức về toán để dạy học sinh ban Tú Tài,
kể cả Tú Tài Toán (Ban B) chẳng hạn, nhưng nếu người đó có thêm kiến thức hay
kinh nghiệm sư phạm nữa thì sự truyền đạt những kiến thức toán của mình cho học
sinh càng có nhiều hy vọng có kết quả hữu hiệu hơn. Vai trò của trường sư phạm
là giúp những người muốn làm thầy thu thập được những kiến thức và kinh nghiệm
dạy học đó.
Trường sư phạm (école normale,
hay école de pédagogy) do người Pháp du nhập vào Việt Nam hồi tiền bán thế kỷ
XX, như trường sư phạm Nam Việt, trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội chẳng hạn. Thời
Việt Nam Cộng Hòa, có nhiều trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học và giáo
học bổ túc như Quốc Gia Sư Phạm (Sài Gòn), Sư Phạm Long An, Sư Phạm Vĩnh Long,
Sư Phạm Qui Nhơn, Sư Phạm Bam Mê Thuộc, v v …, hoặc các trường sư phạm đào tạo
giáo sư trung học đệ nhất cấp hoặc đệ nhị cấp như Cao Đẳng Sư Phạm sau đổi
thành Đại Học Sư Phạm (Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Đại Học Sư Phạm Huế, Đại Học Sư
Phạm Đà Lạt). Đại Học Sư Phạm một năm đào tạo giáo sư Trung Học Đệ Nhất Cấp.
Đại Học Sư Phạm ba năm đào tạo giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp. Đại Học Sư Phạm
gồm nhiều ban như Việt Văn, Triết, Pháp Văn, Anh Văn, Toán, Lý Hóa, Vạn Vật, Sử
Địa. Trường Sư Phạm một mặt giúp các giáo sinh mở rộng kiến thức chuyên môn
(học về nội dung các môn mình sẽ dạy), mặt khác giúp các giáo
chức tương lai trau dồi về sư phạm (cả lý thuyết lẫn thực hành).
chức tương lai trau dồi về sư phạm (cả lý thuyết lẫn thực hành).
· Tu Nghiệp Giáo
Chức
Tu nghiệp là cách tốt
nhất để các giáo chức có cơ hội hiện đại hóa những kiến thức chuyên môn cũng
như những kiến thức/kinh nghiệm sư phạm của mình. Thật ra với đà tiến bộ nhanh
chóng của khoa học kỹ thuật ngày nay, những hiểu biết của con người ở bất cứ
lãnh vực nào cũng có thể rất dễ bị lỗi thời chỉ trong một thời gian ngắn, nếu
không có dịp học hỏi, cập nhật hóa những hiểu biết chuyên môn của mình. Ở địa
hạt giáo dục cũng vậy, nhà giáo cần phải để thì giờ và cơ hội học hỏi thêm, cập
nhất hóa những kiến thức chuyên môn của mình để không bị rơi vào tình trạng hủ
hóa. Trong chiều hướng đó, Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên thường xuyên tổ
chức các chương trình và lớp tu nghiệp cho các giáo chức. Với sự viện trợ của
các quốc gia tiền tiến trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Đức, Bộ VHGDTN
thường gởi giáo chức đi tu nghiệp ở ngoại quốc. Trong nước thỉnh thoảng vẫn có
những lớp tu nghiệp hay những buổi hội thảo về giáo dục để giáo chức có dịp học
hỏi, thăng tiến trong nghề nghiệp. Nha Sư Phạm và các trường sư phạm đảm trách
công việc tu nghiệp ở trong nước cho các giáo chức.
· Đời sống và
tinh thần giáo chức
Chỉ số lương của nhà giáo
tuy có khá hơn một số các ngành khác, nhưng so với mực sống của những công tư
chức nói chung thì đồng lương và đời sống của nhà giáo có tính cách rất khiêm
nhường. Chỉ số lương mới ra trường sư phạm của giáo viên tiểu học là 250, giáo
học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là400, giáo sư
trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. So với các sĩ quan trong quân
lực Việt Nam Cộng Hòa, lương giáo sư vẫn khá hơn, vì khi bị động viên vào quân
ngũ, các sĩ quan giáo sư tuy đã mất phần phụ cấp sư phạm , vẫn còn được lãnh
tiền sai biệt giữa lương căn bản giáo chức và lương sĩ quan. Với số lương căn
bản ấn định, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở tỉnh thời Đệ Nhất Cộng Hòa
có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người làm. Sang Đệ Nhị Cộng Hòa,
đời sống bắt đầu mắt mỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn,
nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng. Tuy vậy lúc nào nhà giáo
cũng vẫn giữ vững tinh thần, và tư cách nhà mô phạm, từ cách ăn mặc thật đứng
đắn, đến cách ăn nói giao tiếp với phụ huynh học sinh, và cả với giới chức
chính quyền địa phương. Dù gặp hoàn cảnh khó khăn đến đâu, nhà giáo cũng hết
lòng với sứ mạng, vẫn làm đúng lương tâm chức nghiệp của mình.
[…]
9. LƯỢNG GIÁ VÀ THI CỬ
Có hai lối thi để lượng
giá học sinh ở bậc trung học ngoài kỳ thi tuyển vào lớp Sáu. Một là thi lục cá
nguyệt ở trong lớp học và hai là dự thi lấy văn bằng ở cấp quốc gia. Thi lục cá
nguyệt là kỳ thi do giáo sư dạy lớp ra đề thi, cho thi trong lớp, và chấm điểm,
sắp hạng học sinh về môn của mình. Mỗi niên học có hai lần thi lục cá nguyệt.
Cả bài thi và số điểm sẽ được đệ nạp trên văn phòng giám học. Trường sẽ cọng
điểm các môn, dùng điểm trung bình để định việc lên lớp cho học sinh.
Thi lục cá nguyệt từ xưa
đến giờ không được chú ý đúng mức. Ở trong trường cũng như ở ngoài xã hội, kể
cả phụ huynh học sinh, ít người đặt nặng tầm quan trọng vào các kỳ thi lục cá
nguyệt. Đây là một quan niệm sai lầm đáng tiếc. Người ta chỉ chú trọng vào các
kỳ thi lấy văn bằng ở cấp quốc gia (national examinations). Và càng về xưa càng
nhiều kỳ thi, càng nhiều kỳ thi càng nhiều gạn lọc, loại bỏ dọc đường, không
cho phép học sinh có cơ hội được học lên cao. Thi theo xưa là một cách chọn lọc
quá khắt khe, chỉ chọn lấy toàn là người thật giỏi, thật ưu tú (elites).
Trước 1960 số thí sinh
còn ít và Bộ Giáo Dục còn tổ chức được rất nhiều kỳ thi như thời Pháp thuộc:
thi Tiểu Học, thi vào Đệ Thất, thi Trung Học Đệ Nhất Cấp với cả hai phần thi
viết vấn đáp, thi Tú Tài I (viết và vấn đáp), thi Tú Tài II (viết và vấn đáp).
Tú Tài I và II lại có hai kỳ, kỳ I và II cho mỗi năm. Sang thập niên 1950 kỳ
thi Tiểu Học được bãi bỏ, Trung Học Đệ Nhất Cấp chỉ có thi viết thôi, không còn
vấn đáp, và sau đó, trong thập niên 1960, cũng bỏ luôn Trung Học Đệ Nhất Cấp
nhưng lại tổ chức kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp Tráng Niên cho một ít người lớn
tuổi. Đến năm 1973 kỳ thi Tú Tài I cũng được bãi bỏ chỉ còn giữ kỳ thi Tú Tài
II xem như kỳ thi tốt nghiệp bậc Trung Học. Cách thức làm đề thi khi xưa là
đánh máy một ít đề thi rồi giao cho giám thị phòng chép tay trên bảng. Sang đầu
thập niên 1960 đề thi mới được in ronéo ra nhiều bản để phát cho mỗi thí sinh
một bản đề thi. Đề thi làm theo lối luận đề (essay type), đặt câu hỏi để thí
sinh phải viết câu trả lời dài dòng. Lối ra đề thi này rất chủ quan, giới hạn
các câu hỏi trong một số rất ít chủ điểm, đòi hỏi học sinh phải học thuộc lòng
rất nhiều để có thể viết lại kịp thời những gì đã học trong sách vở. Với lối ra
đề thi như vậy người ta không thể nào khảo sát được một cách khách quan và tổng
thể sự thu nhận và hiểu biết của học sinh về những môn quan trọng trong chương
trình học. Đề thi và cách chấm thi theo lối này dễ đưa tới việc học sinh học
tủ, đánh bùa, chép bài, và giám khảo chấm bừa (thủ vĩ ngâm), tìm bài và nâng
điểm. Hồ sơ thi cử như ghi danh, làm phiếu báo danh, sổ điểm, ghi điểm,
cọng điểm, v v… tất cả đều làm bằng tay và khi thí sinh quá đông thì không
tránh được những sơ sót, và đúng ra cũng không còn cách nào làm nỗi nếu theo
cách làm cổ điển này. Các kỳ thi kéo dài hết cả mùa hè và các giáo sư dạy lớp
thi phải đi gác thi, chấm thi luôn, không còn thì giờ nghỉ ngơi hay làm việc gì
khác. Cái hại nhất của các kỳ thi là giới hạn rất nhiều số người thi đậu, gạn
lọc quá nhiều học sinh không để cho có nhiều học sinh tiến lên các cấp cao ở
trên. Một trăm học sinh khi xong Tiểu học chỉ còn không đầy 50 em được vào
Trung học công lập, một số khác phải vào tư thục nếu gia đình có tiền. Trong số
50 em này sau khi xong Trung Học Đệ Nhất Cấp chỉ còn khoảng 20 em vào Đệ Tam
rồi Đệ Nhị và dự thi Tú Tài I. Xong Tú Tài I còn không đầy 10 người lên học thi
Tú Tài II. Thường thì hầu hết những người đậu xong Tú Tài I đều sẽ đậu Tú Tài
II sau đó. Thành ra tính trung bình không hơn 10% học sinh vào trung học được
tốt nghiệp trung học. Thật là phi lý khi rất nhiều học sinh phải mất thì giờ
học bao nhiêu năm, chính phủ phải tốn bao nhiêu tiền bạc để lo cho họ đi học
rồi rốt lại chỉ một hai ngày thi cử họ đã phải vứt bỏ hết bao nhiêu công lao,
tiền bạc của công cũng như của tư. Cần phải có sự cải tổ về thi cử để cải tiến
hệ thống lượng giá và đo lường trình độ học vấn của học sinh và để đương đầu
với áp lực của sĩ số mỗi ngày một gia tăng nhanh chóng. Thi lấy văn bằng ở cấp
quốc gia quan trọng nhất là thi Tú Tài I và Tú Tài II. Nam sinh thi rớt Tú Tài
I là phải nhập ngũ, đi lính. Nếu có Tú Tài I mà nhập ngũ thì được đi khóa sĩ
quan. Từ đầu thập niên con số thí sinh dự thi Tú Tài gia tăng rất nhiều, việc
tổ chức thi cử theo lối cũ (theo lối của Pháp) không giải quyết nổi vấn đề làm
hồ sơ khảo thí, đánh mật mã, cắt phách, chấm thi, cọng điểm, sắp hạng, làm
chứng chỉ trúng tuyển, vv . .tất cả những công việc đó không còn làm bằng tay
theo lối cổ điển được nữa. Nhất là khi bãi bỏ kỳ thi Tú Tài I thì số thí sinh
dự thi Tú Tài II sẽ gia tăng gần gắp đôi trong năm 1974. Vả lại thi theo lối
cũ, lối luận đề (essay type) có tính cách chủ quan và một số những khuyết điểm
của nó trong vấn đề lượng giá. Thi trắc nghiệm khách quan theo lối Mỹ tuy không
phải là toàn mỹ nhưng vẫn có nhiều ưu điểm hơn trong vấn đề lượng giá một cách
khách quan, khoa học, và có thể tránh được những gian lận thi cử. Để kịp thời
đối phó với tình trạng gia tăng quá nhanh, và để cải tiến vấn đề lượng giá cho
đúng mức, một hội đồng cải tổ thi cử được thành hình từ tháng 11 năm 1972, và
ráo riết làm việc để hoàn tất công cuộc đổi mới áp dụng trong kỳ thi Tú Tài năm
1974 (khóa I thi ngày 26 và 27 tháng 6, và khóa II ngày 28 và 29 tháng 8). Đây
là kỳ thi Tú Tài theo lối trắc nghiệm khách quan lần đầu tiên và cũng là lần
sau cùng ở Nam Việt Nam.
Về giấy tờ thủ tục, đầu
thập niên 1970 Nha Khảo thí đã ký khế ước với công ty IBM để điện toán hóa toàn
bộ hồ sơ thí vu, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển,
đến các con số thống kê cấn thiết. Đề thi trắc nghiệm khách quan thì cũng đã
được đem vào các kỳ thi Tú Tài I và II cho môn Công Dân – Sử Địa từ niên khóa
1965-66. Nhưng phải đến năm 1974 thì toàn bộ các môn thi trong kỳ thi Tú Tài
mới gồm toàn những câu trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn (multiple
choice). Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều có đi dự lớp huấn luyện về
cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1,800 học sinh ở nhiều
nơi, phân tích câu trả lời (làm item analysis) của học sinh để định độ khó
(difficulty index; độ khó ở đây là .60) của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc
điều chỉnh câu trắc nghiệm cho thích hợp. Tín độ (reliability; hệ số tín độ của
các bài trắc nghiệm ở đây là từ .91 đến .94) và hiệu độ (validity; hệ số hiệu
độ của các bài trắc nghiệm ở đây là từ .60 đến .73 ) của bài trắc nghiệm được
tính theo đúng phương pháp thống kê khoa học. Bảng trả lời được đặt từ Mỹ, và
bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230; điểm chấm xong từ máy chấm
được chuyển sang máy 534 (punching machine) để đục lổ. Những phiếu đục lổ này
(punched cards) được đưa vào máy IBM 360 để đọc điểm, nhân hệ số, cọng điểm,
tính điểm trung bình (mean), độ lệch tiêu chuẩn (standard deviation), chuyển
điểm thô (raw score) ra điểm tiêu chuẩn (standard score), tính percentile và
thứ hạng trúng tuyển. Nhóm mẫu (sample) và nhóm định chuẩn (Norm group) được
lựa chọn kỹ càng theo đúng phương pháp khoa học của thống kê học, để tính điểm
trung bình và độ lệch tiêu chuẩn.
Tổng số thí sinh ghi tên
trong khóa I, 1974 là 142, 356, nhưng thật sự dự thi chỉ có 129, 406. Trong số
này có 53, 868 thi đậu (41.6%) và 75, 538 thí sinh không đâu (58.4%). Tổng số
thí sinh ghi tên dự thi khóa II là 94,606, nhưng thật sự dự thi chỉ có 76,494.
Trong số này có 8,607 thi đậu (11.3%) và 67,887 không đâu (88.7%). Số người thi
đậu Tú Tài (tốt nghiệp Trung học) nhiều hơn xưa nhiều lắm (hơn 45% cho cả hai
khóa, so với khoảng 10% trong những thập niên trước). Kỳ thi quốc gia không còn
có mục đích gạn lọc, loại bỏ như xưa nữa. Từ đó sẽ có nhiều người có cơ hội
được học đại học, và nước nhà sẽ có nhiều người ở trong thành phần trí thức,
trình đô dân trí sẽ được nâng cao hơn.
Trích tài liệu Nam Sơn Trần
Văn Chi:
Những năm đầu sau khi Pháp
rút về nước, giáo dục Việt Nam tiếp tục cái gì có trước. Cho đến Ðại Hội Giáo
Dục Toàn quốc năm 1958, VNCH mới xây dựng nền giáo dục độc lập dựa trên 3
nguyên tắc: Nhân Bản-Dân Tộc và Khai Phóng.
[…]
Thời Tây 1930, toàn Ðông
Dương có 406,669 học trò gồm sơ và tiểu học trong đó có 20% là học trò Lào và
Miên.
Thời Ðệ I Cộng Hòa, năm học
1960 miền Nam có 1 triệu 214,621 học sinh tiểu học, 112, 129 học sinh trung
học. Tăng 200% so với niên học 54-55, lúc mới thâu hồi độc lập từ tay Pháp.
[…]
Giáo viên tiểu học trước năm
1975 có chỉ số 250, giáo học bổ túc là 320, giáo sư Ðệ I cấp chỉ số 400, Ðệ II
cấp lên 470. Lương giáo viên, giáo sư như thế so với ngạch công chức và quân
đội, tương đối cao, nên đời sống bảo đảm, thư thả; đặc biệt vị trí người thầy
luôn được xã hội tôn trọng, cha mẹ học sinh kính nể.
[…]
Bậc đại học đào tạo cử nhân,
cao học và tiến sĩ.
Sau Thế Chiến Thứ II, Pháp
trở lại Việt Nam, Ðại Học Ðông Dương ở Hà Nội được đổi tên là Ðại Học Hà Nội,
viện trưởng vẫn là người Pháp. Sau đó có một số khoa được mở ở Sài Gòn như
Luật, Y khoa và Khoa Học, do phó viện trưởng là người Việt điều hành.
Sau năm 1954, chi nhánh đại
học Hà Nội tại Sài Gòn cải tên là Viện Ðại Học Quốc Gia Việt Nam, đến năm 1957
đổi tên là Viện Ðại Học Sài Gòn, tên nầy giữ cho tới năm 1975.
Khi bắt đầu diễn ra Hội Nghị
Paris (trong kế hoạch chuẩn bị hậu chiến) năm 1972 VNCH thành lập Hệ Thống Ðại
Học Cộng Ðồng, năm sau 1973 Viện Ðại Học Bách Khoa Thủ Ðức thành lập.
Hệ thống đại học ở VNCH
không thuộc Bộ Giáo Dục, và cũng không có cơ quan chủ quản (trư trường Y Dược
thuộc Bộ Y Tế chủ quản). Ðại học Việt Nam tự trị về học vụ chuyên môn. Ngân
sách của đại học là bộ phận trong ngân sách Bộ Giáo Dục do Quốc Hội chuẩn duyệt
hàng năm; nhân viên và giáo sư đại học thuộc Tổng Ủy Công Vụ.
Ðại học VNCH bấy giờ có hai
hệ thống: Ðại Học Quốc Gia và Ðại Học Cộng Ðồng Ðịa Phương.
Ðại Học cấp Quốc Gia: gồm có
1. Viện Ðại Học Sài Gòn:
Sau năm 1954, Viện Ðại học
Hà Nội chuyển vào Nam nhập vào Viện Ðại Học Sài Gòn. Viện có 8 phân khoa là Y,
Dược, Nha, Sư Phạm, Khoa Học, Văn Khoa, Luật và Kiến Trúc. Có đại học xá Minh
Mạng dành cho nam, Trần Quý Cáp dành cho nữ, có trung tâm Y tế chăm sóc sức
khỏe cho sinh viên.
2. Viện Ðại Học Huế:
Thành lập theo sắc lịnh
VNCH-1 do Tổng Thống Ngô Ðình Diệm ký vào Tháng Ba năm 1957 gồm có 4 khoa như
Sư Phạm, Y khoa, Văn khoa và Luật.
3. Viện Ðại Học Cần Thơ:
Ðược thành lập ngày 31 Tháng
Ba 1966 do nghị định của chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương ký. Có 4 khoa là:
Khoa Học, Văn Khoa, Sư Phạm, Luật & Khoa Học Xã Hội.
4. Học Viện Quốc Gia Hành
Chánh thuộc Phủ Thủ Tướng:
Học viện được thành lập từ
29 Tháng Năm 1950 theo Quyết Ðịnh của Chánh Phủ Quốc Gia Việt Nam (tên gọi lúc
đó), lúc đầu đặt ở Ðà Lạt, năm 1958 dời về đường Trần Quốc Toản, Sài Gòn.
5. Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà
Lạt, thuộc Bộ Quốc Phòng:
Sinh viên học 4 năm, môn
chánh là võ khoa; môn phụ là Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã Hội. Tốt
nghiệp bằng Cử Nhơn Võ Khoa, một ngành mới mẻ đối với Việt Nam.
6. Viện Ðại Học Bách Khoa
Thủ Ðức:
Thành lập do sắc lệnh của
tổng thống VNCH, và hoạt động chánh thức năm 1974.
Viện bao gồm một số trường
có trước như Trung Tâm Phú Thọ, Ðại Học Nông Nghiệp, Ðại Học Kỹ Thuật. Viện có
lập một số trường mới như là Ðại Học Kinh Thương, Ðại Hoc Khoa Học Căn Bản, Ðại
Học Thiệt Kế Ðô Thị và Nông Thôn…
Ðại học Cộng Ðồng Ðịa Phương
Trường Ðại Học Cộng Ðồng Ðịa
Phương chỉ huấn luyện về chuyên môn và thực dụng, học trình 2 năm.
Cho tới năm 1975, VNCH có 5
trường:
- Ðại Học Cộng Ðồng Quãng Ðà
- Ðại Học Cộng Ðồng Nha Trang
- Ðại Học Cộng Ðồng Tiền Giang Mỹ Tho
- Ðại Học Cộng Ðồng Long Hồ Vĩnh Long
- Ðại Học Cộng Ðồng Ban Mê Thuột, mới có quyết định.
- Ðại Học Cộng Ðồng Nha Trang
- Ðại Học Cộng Ðồng Tiền Giang Mỹ Tho
- Ðại Học Cộng Ðồng Long Hồ Vĩnh Long
- Ðại Học Cộng Ðồng Ban Mê Thuột, mới có quyết định.
Giáo Dục Việt Nam trước 1975
ngoài hệ thống công lập còn có hệ thống trường tư.
Ðại học tư trước năm 1975
có:
- Viện Ðại Học Ðà Lạt
- Viện Ðại Hoc Minh Ðức
- Viện Ðại Học Vạn Hạnh
- Viện Ðại Học Cao Ðài/Tây Ninh
- Viện Ðại Học Hòa Hảo/An Giang
- Viện Ðại Hoc Minh Ðức
- Viện Ðại Học Vạn Hạnh
- Viện Ðại Học Cao Ðài/Tây Ninh
- Viện Ðại Học Hòa Hảo/An Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét