Bóng ngược
Bóng ta
Đi lộn ngược đầu
Chân dài theo vết
Qua cầu cắt đôi
Nửa này
Cát bụi rã rời
Nửa kia
Đón chiếc mây trời
Quá giang!
(Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
Bóng ta
Đi lộn ngược đầu
Chân dài theo vết
Qua cầu cắt đôi
Nửa này
Cát bụi rã rời
Nửa kia
Đón chiếc mây trời
Quá giang!
(Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
Tình cờ đọc được bài thơ “Bóng ngược” của Minh Đức Triều Tâm Ảnh, một nhà sư đang trụ trì chùa Huyền Không Sơn Thượng ở Huế, mình cảm thấy rất thú vị và tự nhiên thấy có nhu cầu giãi bày.
Bài thơ nhỏ như một bài ca dao, vỏn vẹn hai câu thơ lục bát, nhưng là lục bát bậc thang gợi tính đứt đoạn của câu chữ, chút nhẩn nha trong nhịp điệu. Cách tạo dòng thơ đã phá vỡ cái nhịp chẵn của lục bát truyền thống nên giọng điệu không êm đềm, bằng phẳng mà cộm lên nỗi niềm suy tư. Cấu trúc thơ vì vậy mà chia làm hai nửa như bóng với người trong một con người. Nửa trước bài thơ là tả thực, miêu tả chiếc bóng ngược của nhà thơ lung linh đáy nước khi qua cầu. Nửa sau, bài thơ là bút pháp triết lí, thể hiện cái tôi tự ý thức đang soi lại hồn mình và sự sống của mình, khi chiêm nghiệm người thực của mình với bóng và trong bóng ngược. Và ranh giới của hai nửa thơ là chiếc cầu bắc qua sông kia.
Không hiểu, cây cầu kia có phải là một hình ảnh ẩn dụ nối hai bờ của dòng sông mà bờ bên này là mê lầm, hư huyễn, còn bờ bên kia là cõi vô ưu không ? Đây là chiếc cầu nối hai bờ dòng sông trong truyện ngắn của Lâm Ngữ Đường (Trung Hoa) và Nguyễn Huy Thiệp (Việt Nam) chăng ? Cũng có thể như thế. Nhưng rõ nhất, hình ảnh chiếc cầu ấy “cắt đôi” bóng và người những ai qua cầu, những ai muốn nhìn cho rõ mặt sự có không của ngũ uẩn : sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Chiếc cầu ấy là một luồng ánh sáng cực mạnh soi tỏ hành trình nhận thức bản thân của con người. Những gì con người thấy chỉ là bóng và là bóng ngược. Và cũng tại hai thay, con người nhầm lẫn cái bóng ngược ấy là mình. Cho nên mới có sự giằng xé nội tâm, mới thao thức chọn lựa giữa thế giới trần tục và thế giới không sanh không diệt:
Bài thơ nhỏ như một bài ca dao, vỏn vẹn hai câu thơ lục bát, nhưng là lục bát bậc thang gợi tính đứt đoạn của câu chữ, chút nhẩn nha trong nhịp điệu. Cách tạo dòng thơ đã phá vỡ cái nhịp chẵn của lục bát truyền thống nên giọng điệu không êm đềm, bằng phẳng mà cộm lên nỗi niềm suy tư. Cấu trúc thơ vì vậy mà chia làm hai nửa như bóng với người trong một con người. Nửa trước bài thơ là tả thực, miêu tả chiếc bóng ngược của nhà thơ lung linh đáy nước khi qua cầu. Nửa sau, bài thơ là bút pháp triết lí, thể hiện cái tôi tự ý thức đang soi lại hồn mình và sự sống của mình, khi chiêm nghiệm người thực của mình với bóng và trong bóng ngược. Và ranh giới của hai nửa thơ là chiếc cầu bắc qua sông kia.
Không hiểu, cây cầu kia có phải là một hình ảnh ẩn dụ nối hai bờ của dòng sông mà bờ bên này là mê lầm, hư huyễn, còn bờ bên kia là cõi vô ưu không ? Đây là chiếc cầu nối hai bờ dòng sông trong truyện ngắn của Lâm Ngữ Đường (Trung Hoa) và Nguyễn Huy Thiệp (Việt Nam) chăng ? Cũng có thể như thế. Nhưng rõ nhất, hình ảnh chiếc cầu ấy “cắt đôi” bóng và người những ai qua cầu, những ai muốn nhìn cho rõ mặt sự có không của ngũ uẩn : sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Chiếc cầu ấy là một luồng ánh sáng cực mạnh soi tỏ hành trình nhận thức bản thân của con người. Những gì con người thấy chỉ là bóng và là bóng ngược. Và cũng tại hai thay, con người nhầm lẫn cái bóng ngược ấy là mình. Cho nên mới có sự giằng xé nội tâm, mới thao thức chọn lựa giữa thế giới trần tục và thế giới không sanh không diệt:
Nửa này
Cát bụi rã rời
Nửa kia
Đón chiếc mây trời
Quá giang!
Sống là chọn lựa, nên con người luôn bị phân xé vì sự chọn lựa đó. Mà khi còn phân vân chọn lựa có nghĩa là vẫn bị trói buộc trong vòng của cái tôi. Phân vân nên mới thấy bóng ngược với mình, trong khi đó không có bóng và không có mình. Và không có cả :
Chân dài theo vết
Qua cầu cắt đôi
“Bóng ngược”, một bài thơ nhỏ mà ý vị. Đọc bài thơ, bỗng thấy mình đang xuôi ngược giữa đời với thân tâm ngược với bóng.
HD, 3-10-2012
________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét