Lật giở từng trang tùy bút “Quê hương tôi”, gồm tập “Đất nước quê hương” in năm 1973 ở Sài Gòn của võ Phiến; năm 2012, NXB Thời đại in lại kí tên Tràng Thiên, tôi như người khách lạ giữa quê hương mình. Những gì thuộc về quê hương được nhà văn tái hiện trong trang văn rất giản dị và gần gũi, nhưng với tôi đâm ra lạ hoắc lạ huơ. Có mớimẻ gì đâu một “Chiếc áo dài”, một kiểu áo mang dáng hình mềm mại của xứ sở; một món ăn “Bánh tráng” thơm giòn đậm đà hương vị làng quê Việt Nam; một mảnh đất “Hội An”, phố cổ, vùng đất kinh tế mở của triều Nguyễn; một khuôn mặt của “Người Thượng trang nghiêm”, người dân Việt bình dị sống trên cao nguyên Trung Việt;… Thế mà, tất cả hình như chưa thật sự sống trong tâm trí tôi, tất cả chỉ là một cơn thoảng gió qua tâm hồn không lấy gì rộng rãi và sâu sắc của tôi. Bởi tôi chưa hề cảm nhận được vẻ đẹp tinh tế, dân dã nhưng lại kết tinh nét đẹp độc đáo của hồn Việt nhất. Nhất là khi từng câu chữ của tùy bút “Hạt bọt trà” hiện ra rõ mồn một trước mắt tôi (Sách đã dẫn, tr. 179-190).
Đọc “Hạt bọt trà”, tôi mới giật mình về cái kiến văn thật thảm hại của tôi! Trước nay tôi như ếch ngồi đáy giếng mà ngỡ mình đang nhảy múa và nghêu ngao hát bài ca “ồm ộp” giữa bầu trời bao la xanh thẳm. Tôi tưởng cái biết của tôi là vô cùng, hóa ra rất ít ỏi. Trước đây, tôi nghĩ chỉ có Nguyễn Tuân là nhà văn độc quyền về trà văn. Hóa ra, tôi đã nhầm lẫn, nhầm lẫn trong một thời gian quá dài…! Bây giờ, chính “Hạt bọt trà” đã lai tỉnh, đã cho tôi thấy sự ngộ nhận của mình.
Đọc “Hạt bọt trà”, tôi như bị cái tôi chân tình và yêu quê tha thiết của Võ Phiến dẫn dắt vào mọi ngõ ngách ấn tượng của ông về hạt bọt trà. Nhà văn đã khiến tôi cùng ông ngạc nhiên trước chữ “bào”trong câu thơ cổ “Dịch thể ngạnh ngọc bào” (Cái ngọt của chất nước ngọc). Rồi thưởng thức hương trà trong câu thơ thể hiện phong thái thoát tục của Nguyễn Bỉnh Khiêm : “Khát uống trà mai hương ngọt ngọt”. Và sững sờ trước cái cách uống trà quá hào hứng của Lư Đồng, “làm luôn một hơi bảy chén, đến nỗi gió dậy dưới nách áo ào ào” (“Thất uyển khiết bất đắc – Duy giác lưỡng dịch tập tập thanh phong sinh” (Trà ca)). Nhưng rồi… nhà văn như nói với tôi rằng, dù có lùng sục đôn đáo vào thế giới trà Tàu hay trà Nhật, ông vẫn không thấy bọt trà. Hóa ra, cái bọt trà ấy ở rất gần, đó là “những hạt nọ còn dính trên mớ râu của ông cụ cùng làng, cách đây không lâu”. Từ đó, Võ Phiến cho tôi được sống với cái thú thưởng trà dân dã của người miền Trung và bâng khuâng vì mối tình trà đầy chất thanh cao lãng mạn và của bác Tam Khoang.
Như nhan đề của tùy bút, “Hạt bọt trà” tái hiện vẻ đẹp độc đáo của chè Huế, nhưng thực chất là nghệ thuật uống trà của người bình dân miền Trung nước Việt. Cái độc đáo của bát nước chè của người Trung là ở phần bọt phủ kín mặt bát. “Hạt bọt trà” như thế là rất khác với “Chén trà sương” hay “Những chiếc ấm đất” trong tập “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân, một nghệ thuật có vẻ thời thượng của những người gọi là trí thức nho học hết thời của đất Bắc. Có thể nói rằng uống chè của người bình dân miền Trung không có cái kiểu cách sách vở của người Bắc. Từ chất liệu đến dụng cụ, từ kĩ thuật pha trà đến cung cách thưởng thức “trà bọt”, đều rất mộc, rất tự nhiên như cái tự nhiên của trời đất và của tâm hồn con người an nhiên tự tại.
Theo Võ Phiến, chè Huế không như trà bột của Nhật, chẳng phải trà khuấy (mạt trà), trà bánh (đoàn trà), trà ngâm (diệp trà, tiễn trà, yêm trà) của Trung Hoa. Chè Huế cũng không giống lối nấu chè khô ngoài Bắc nước ta. Chè Huế là thức chè chỉ bán ở chợ hay bán rong ở các làng. Chè Huế được nấu theo lối Huế. Chiếc nôi sinh thành của chè “hạt bọt” là chốn kinh kì, và nơi làm cho nó phát triển là các tỉnh Nam Trung phần.
Trong trà văn của Nguyễn Tuân, để có một chén trà sương, cụ Ấm chỉ uống trà Lý Tú Uyên ướp thủy tiên, phải có hai ấm đồng, phải đủ bộ “đĩa dầm chén tống chén quân”, “cái ấm màu đỏ da chu, bóng không một chút gợn. Dáng ấm làm theo hình quả sung… lòng ấm không một chút gợn”. Tất cả nằm gọn gàng ngăn nắp trong “khay trà gỗ trắc có chân quỳ” phủ “vuông vải tây điều”. Còn với người miền Trung, với bác Tam Khoang chỉ cần một cái ấm và một cái om bằng gốm. Om dùng cho chè Huế. “Om hình thù nó như một trái sim lớn: nó tròn quay và miệng loe ra (như tai sim). Vì om không có quai như ấm, như nồi, siêu, xoong, chảo v.v… cho nên để nhắc nó người ta không thể dùng đôi đũa bếp: phải dùng cái cặp”. “Cặp om là một thanh tre cật, dài non một sải tay, uốn cong gập làm đôi, vòng cong vừa ôm khít chỗ eo của miệng om”. Và những cái bát khổng lồ như “Bài Thơ”, hay “bát Con Rồng” có từ thời tiền chiến. Những dụng cụ đơn giản ấy có thể tìm thấy ở bất kì cái bếp nào của các gia đình miền Trung.
Về kĩ thuật nấu chè Huế, người ta chỉ bỏ “một vốc chè khô vào om”, sau đó đổ nước và nổi lửa. Lửa phải đều ngọn “không nên cháy hỗn quá”. Người nấu cần sự kiên nhẫn và có sự theo dõi sát sao từng cử động của om chè. Nếu “nước sôi, sắp trào ra, thì lập tức chế thêm tí nước lã vào để trấn nó xuống”, nếu nước lại “sôi bồng lên” thì thêm “tí nước lã nữa”. Thêm nước lã khoảng “ba bận, bốn bận như thế… một lần chút ít thôi. Có thế chè pha ra bát mới tốt bọt được”. Khi chè nấu xong, pha vào bát bày sẵn trên bếp. Nên nhớ trong bát phải có “độ sáu bảy phần nước lạnh” sau đó mới “rót nước chè sôi vào bát cho đến đầy”. Riêng việc pha trà làm thể nào cho bọt phủ tốt khắp miệng bát cũng phải rất nghệ thuật. “Hạ om quá thấp thì bát chè ít bọt, đưa lên cao quá thì sẽ làm nổi lên những quả bong bóng to tướng”. Bát nước chè kém bọt hay bọt nổi bong bóng đều hỏng. Nghệ thuật pha là om nước phải đưa đúng độ cao, nước chè rót một dòng vừa phải, “không nghiêng trút mạnh quá khiến bọt không tụ lại được, lại còn biết di động miệng om để phân phối bọt cho đều khắp, biết ngắt dòng nước đúng lúc để rồi rót thêm chỗ này một chút chỗ kia một tí, bổ di kịp thời vào những khoảng trống không đẹp mắt v.v… Đến khi mọi sự đã viên thành, kẻ ấy gặc miệng om một cái trước khi ngừng tay, biểu diễn sự hài lòng trong cử chỉ chấm dứt”. Rót làm sao để có được bát nước ngon lành “thật nhiều bọt, đầy bọt, bọt hầu như phủ kín mặt nước, thứ bọt dẻo quánh lại, và nhỏ hạt”. Ngay cả việc bát nước cũng phải có kĩ thuật và nghệ thuật. Bưng bát nước mời khách từ bếp lên nhà trên, hay người khách bưng lên uống phải làm sao để “bọt không sánh ra ngoài, mặt nước không dao động đến nỗi làm vỡ bọt… Bao nhiêu công phu như đều dồn vào một chủ đích: “… ngạnh ngọc bảo””.
Dù thế nào đi nữa, nấu chè, pha chè của người miền Trung vẫn giản dị, mộc rất dân tộc. Không như ông Sáu trong “Những chiếc ấm đất” của Nguyễn Tuân. Cụ Sáu cần có thức trà ngon quý như Bạch Mao Hầu trà và Trảm Mã trà, phải có ấm chén “Thứ nhất Thế Đức gan gà – thứ nhì Lưu Bội- thứ ba Mạnh thần”, “Cái mấu sùi sùi ở trong lòng ấm đồng. Tàu họ gọi là kim hỏa. có kim hỏa thì nước mau sôi. Đủ năm cái kim hỏa đấy” và chú ý đến ba cấp độ nước sôi, “nước sôi già là ngư nhãn, tức là tăm nước bằng mắt cá; nước sôi vừa là giải nhãn, tăm nước to bằng mắt cua là nước sôi vừa”. Ngay cả nước pha trà cũng phải lên tận chùa Đồi Mai gánh về. Suốt mười năm ròng như thế. Về nước chùa Đồi Mai, ông Sáu dõng dạc tuyên bố, không thể dời nhà đi đâu được vì nó, và nếu “giếng chùa nhà mà cạn thì tôi sẽ lập tức cho không người nào muốn xin bộ đồ trà quý của tôi”.
Thưởng thức chè Huế cũng đầy phong cách mà ông Tam Khoang là người tiêu biểu cho phong cách ấy. Ta hay ngắm cái cách ông Tám Khoang uống chè Huế, thưởng thức “hạt bọt trà”. Ông bưng tô nước lên, “bao giờ ông cũng ngừng lại ngắm qua một chút đề đánh giá; nếu có đàn bà trong nhà ngồi gần đâu đấy, ông không quên bình phẩm vắn tắt vài lời. Rồi thì bắt đầu: từ từ, không chút vội vã, ông uống cạn một bát, bình thản chờ đợi, rồi lại uống cạn một bát khác… Khi ông Tam Khoang ngẩng đầu lên lần thứ hai thì rất nhiều bọt trắng đã đeo lấy hai vệt râu mép. … Ông nở nụ cười hiền lành, đưa tay áo quệt ngang một cái, rồi dùng hai ngón tay – ngón cái và ngón trỏ - vẹt sửa lại bộ râu”. Đúng như tác giả bình luận, phong cách uống chè của ông Tam khoang “vừa đĩnh đạc khả kính lại vừa giản dị khiêm nhường như thế, có vẻ đẹp riêng”. Phong cách thưởng trà này rất khác với cụ Ấm (Chén trà sương), “đổ vào đấy nhiều công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi. Trong ấm trà pha ngon, người ta nhận thấy có một mùi thơ và một triết lí”. Có lẽ, nói như Võ Phiến, sự khác biệt của hai phong cách thưởng thức trà không chỉ do sự khác biệt của tầng lớp xã hội mà còn do mỗi loại chè có một hương vị riêng. Chính hương vị riêng đó tạo ra một cách uống trà không thể nào khác được. “Bởi vậy cái ngon của chè tàu là cái ngon của hạng phong lưu đài các, cái ngon cầu kì kiểu cách của một chút vị ngọt ở chót lưỡi, chút hương thoảng qua mũi v.v… ; còn cái ngon của chè Huế thì phàm tục thô bạo hơn, nhưng nó là cái ngon khỏe mạnh, thích hợp với bản chất nông dân lao động”.
“Hạt bọt trà” là cái gốc văn hóa còn "Những chiếc ấm đất", "Chén trà sương" là ngọn văn hóa, hay nói cách khác hạt bọt trà là văn hóa truyền thống còn những chiếc ấm đất, chén trà sương là tiếp biến văn hóa để tạo thành một yếu tố trong hệ thống văn hóa truyền thống của dân tộc.
“Hạt bọt trà” là tùy bút hấp dẫn. Phải chăng hấp dẫn là ở lối hành văn giản dị, kiến thức dồi dào, giọng điệu yêu thương đằm thắm ? Hay phải chăng là ở cái lối uống thể hiện “cái ngon khỏe mạnh, thích hợp với bản chất nông dân lao động”.
Riêng với tôi, tôi chưa bao giờ được sống trong không khí triết lí của trà đạo và cũng chẳng bao giờ được nhấp một ngụm trà mang hương thiền đem đến cho tôi cảm giác nhàn tâm. Bởi tôi, suốt một đời chỉ thích nước lá mồng 5 của quê tôi, chỉ cảm giác hương thơm lá bội (lá vối) mới có sức quyến rũ thật sự. Khi còn thơ dại ở quê nhà, những thứ nước uống ấy đã thấm vào da thịt tôi, lan tỏa ngấm ngầm trong tâm trí tôi. Đến nỗi khi ở những không gian khác, trong tôi cái hương vị dân dã ấy vẫn không thôi ám ảnh.
Thế mà, không hiểu sao tôi yêu “Hạt bọt trà”, một tùy bút tài hoa mà bình dị của Võ Phiến đến thế. Phải chẳng vì nó là “Hạt bọt trà” ?
Hoàng Dục, 10-2012
________________
Đọc “Hạt bọt trà”, tôi như bị cái tôi chân tình và yêu quê tha thiết của Võ Phiến dẫn dắt vào mọi ngõ ngách ấn tượng của ông về hạt bọt trà. Nhà văn đã khiến tôi cùng ông ngạc nhiên trước chữ “bào”trong câu thơ cổ “Dịch thể ngạnh ngọc bào” (Cái ngọt của chất nước ngọc). Rồi thưởng thức hương trà trong câu thơ thể hiện phong thái thoát tục của Nguyễn Bỉnh Khiêm : “Khát uống trà mai hương ngọt ngọt”. Và sững sờ trước cái cách uống trà quá hào hứng của Lư Đồng, “làm luôn một hơi bảy chén, đến nỗi gió dậy dưới nách áo ào ào” (“Thất uyển khiết bất đắc – Duy giác lưỡng dịch tập tập thanh phong sinh” (Trà ca)). Nhưng rồi… nhà văn như nói với tôi rằng, dù có lùng sục đôn đáo vào thế giới trà Tàu hay trà Nhật, ông vẫn không thấy bọt trà. Hóa ra, cái bọt trà ấy ở rất gần, đó là “những hạt nọ còn dính trên mớ râu của ông cụ cùng làng, cách đây không lâu”. Từ đó, Võ Phiến cho tôi được sống với cái thú thưởng trà dân dã của người miền Trung và bâng khuâng vì mối tình trà đầy chất thanh cao lãng mạn và của bác Tam Khoang.
Như nhan đề của tùy bút, “Hạt bọt trà” tái hiện vẻ đẹp độc đáo của chè Huế, nhưng thực chất là nghệ thuật uống trà của người bình dân miền Trung nước Việt. Cái độc đáo của bát nước chè của người Trung là ở phần bọt phủ kín mặt bát. “Hạt bọt trà” như thế là rất khác với “Chén trà sương” hay “Những chiếc ấm đất” trong tập “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân, một nghệ thuật có vẻ thời thượng của những người gọi là trí thức nho học hết thời của đất Bắc. Có thể nói rằng uống chè của người bình dân miền Trung không có cái kiểu cách sách vở của người Bắc. Từ chất liệu đến dụng cụ, từ kĩ thuật pha trà đến cung cách thưởng thức “trà bọt”, đều rất mộc, rất tự nhiên như cái tự nhiên của trời đất và của tâm hồn con người an nhiên tự tại.
Theo Võ Phiến, chè Huế không như trà bột của Nhật, chẳng phải trà khuấy (mạt trà), trà bánh (đoàn trà), trà ngâm (diệp trà, tiễn trà, yêm trà) của Trung Hoa. Chè Huế cũng không giống lối nấu chè khô ngoài Bắc nước ta. Chè Huế là thức chè chỉ bán ở chợ hay bán rong ở các làng. Chè Huế được nấu theo lối Huế. Chiếc nôi sinh thành của chè “hạt bọt” là chốn kinh kì, và nơi làm cho nó phát triển là các tỉnh Nam Trung phần.
Trong trà văn của Nguyễn Tuân, để có một chén trà sương, cụ Ấm chỉ uống trà Lý Tú Uyên ướp thủy tiên, phải có hai ấm đồng, phải đủ bộ “đĩa dầm chén tống chén quân”, “cái ấm màu đỏ da chu, bóng không một chút gợn. Dáng ấm làm theo hình quả sung… lòng ấm không một chút gợn”. Tất cả nằm gọn gàng ngăn nắp trong “khay trà gỗ trắc có chân quỳ” phủ “vuông vải tây điều”. Còn với người miền Trung, với bác Tam Khoang chỉ cần một cái ấm và một cái om bằng gốm. Om dùng cho chè Huế. “Om hình thù nó như một trái sim lớn: nó tròn quay và miệng loe ra (như tai sim). Vì om không có quai như ấm, như nồi, siêu, xoong, chảo v.v… cho nên để nhắc nó người ta không thể dùng đôi đũa bếp: phải dùng cái cặp”. “Cặp om là một thanh tre cật, dài non một sải tay, uốn cong gập làm đôi, vòng cong vừa ôm khít chỗ eo của miệng om”. Và những cái bát khổng lồ như “Bài Thơ”, hay “bát Con Rồng” có từ thời tiền chiến. Những dụng cụ đơn giản ấy có thể tìm thấy ở bất kì cái bếp nào của các gia đình miền Trung.
Về kĩ thuật nấu chè Huế, người ta chỉ bỏ “một vốc chè khô vào om”, sau đó đổ nước và nổi lửa. Lửa phải đều ngọn “không nên cháy hỗn quá”. Người nấu cần sự kiên nhẫn và có sự theo dõi sát sao từng cử động của om chè. Nếu “nước sôi, sắp trào ra, thì lập tức chế thêm tí nước lã vào để trấn nó xuống”, nếu nước lại “sôi bồng lên” thì thêm “tí nước lã nữa”. Thêm nước lã khoảng “ba bận, bốn bận như thế… một lần chút ít thôi. Có thế chè pha ra bát mới tốt bọt được”. Khi chè nấu xong, pha vào bát bày sẵn trên bếp. Nên nhớ trong bát phải có “độ sáu bảy phần nước lạnh” sau đó mới “rót nước chè sôi vào bát cho đến đầy”. Riêng việc pha trà làm thể nào cho bọt phủ tốt khắp miệng bát cũng phải rất nghệ thuật. “Hạ om quá thấp thì bát chè ít bọt, đưa lên cao quá thì sẽ làm nổi lên những quả bong bóng to tướng”. Bát nước chè kém bọt hay bọt nổi bong bóng đều hỏng. Nghệ thuật pha là om nước phải đưa đúng độ cao, nước chè rót một dòng vừa phải, “không nghiêng trút mạnh quá khiến bọt không tụ lại được, lại còn biết di động miệng om để phân phối bọt cho đều khắp, biết ngắt dòng nước đúng lúc để rồi rót thêm chỗ này một chút chỗ kia một tí, bổ di kịp thời vào những khoảng trống không đẹp mắt v.v… Đến khi mọi sự đã viên thành, kẻ ấy gặc miệng om một cái trước khi ngừng tay, biểu diễn sự hài lòng trong cử chỉ chấm dứt”. Rót làm sao để có được bát nước ngon lành “thật nhiều bọt, đầy bọt, bọt hầu như phủ kín mặt nước, thứ bọt dẻo quánh lại, và nhỏ hạt”. Ngay cả việc bát nước cũng phải có kĩ thuật và nghệ thuật. Bưng bát nước mời khách từ bếp lên nhà trên, hay người khách bưng lên uống phải làm sao để “bọt không sánh ra ngoài, mặt nước không dao động đến nỗi làm vỡ bọt… Bao nhiêu công phu như đều dồn vào một chủ đích: “… ngạnh ngọc bảo””.
Dù thế nào đi nữa, nấu chè, pha chè của người miền Trung vẫn giản dị, mộc rất dân tộc. Không như ông Sáu trong “Những chiếc ấm đất” của Nguyễn Tuân. Cụ Sáu cần có thức trà ngon quý như Bạch Mao Hầu trà và Trảm Mã trà, phải có ấm chén “Thứ nhất Thế Đức gan gà – thứ nhì Lưu Bội- thứ ba Mạnh thần”, “Cái mấu sùi sùi ở trong lòng ấm đồng. Tàu họ gọi là kim hỏa. có kim hỏa thì nước mau sôi. Đủ năm cái kim hỏa đấy” và chú ý đến ba cấp độ nước sôi, “nước sôi già là ngư nhãn, tức là tăm nước bằng mắt cá; nước sôi vừa là giải nhãn, tăm nước to bằng mắt cua là nước sôi vừa”. Ngay cả nước pha trà cũng phải lên tận chùa Đồi Mai gánh về. Suốt mười năm ròng như thế. Về nước chùa Đồi Mai, ông Sáu dõng dạc tuyên bố, không thể dời nhà đi đâu được vì nó, và nếu “giếng chùa nhà mà cạn thì tôi sẽ lập tức cho không người nào muốn xin bộ đồ trà quý của tôi”.
Thưởng thức chè Huế cũng đầy phong cách mà ông Tam Khoang là người tiêu biểu cho phong cách ấy. Ta hay ngắm cái cách ông Tám Khoang uống chè Huế, thưởng thức “hạt bọt trà”. Ông bưng tô nước lên, “bao giờ ông cũng ngừng lại ngắm qua một chút đề đánh giá; nếu có đàn bà trong nhà ngồi gần đâu đấy, ông không quên bình phẩm vắn tắt vài lời. Rồi thì bắt đầu: từ từ, không chút vội vã, ông uống cạn một bát, bình thản chờ đợi, rồi lại uống cạn một bát khác… Khi ông Tam Khoang ngẩng đầu lên lần thứ hai thì rất nhiều bọt trắng đã đeo lấy hai vệt râu mép. … Ông nở nụ cười hiền lành, đưa tay áo quệt ngang một cái, rồi dùng hai ngón tay – ngón cái và ngón trỏ - vẹt sửa lại bộ râu”. Đúng như tác giả bình luận, phong cách uống chè của ông Tam khoang “vừa đĩnh đạc khả kính lại vừa giản dị khiêm nhường như thế, có vẻ đẹp riêng”. Phong cách thưởng trà này rất khác với cụ Ấm (Chén trà sương), “đổ vào đấy nhiều công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi. Trong ấm trà pha ngon, người ta nhận thấy có một mùi thơ và một triết lí”. Có lẽ, nói như Võ Phiến, sự khác biệt của hai phong cách thưởng thức trà không chỉ do sự khác biệt của tầng lớp xã hội mà còn do mỗi loại chè có một hương vị riêng. Chính hương vị riêng đó tạo ra một cách uống trà không thể nào khác được. “Bởi vậy cái ngon của chè tàu là cái ngon của hạng phong lưu đài các, cái ngon cầu kì kiểu cách của một chút vị ngọt ở chót lưỡi, chút hương thoảng qua mũi v.v… ; còn cái ngon của chè Huế thì phàm tục thô bạo hơn, nhưng nó là cái ngon khỏe mạnh, thích hợp với bản chất nông dân lao động”.
“Hạt bọt trà” là cái gốc văn hóa còn "Những chiếc ấm đất", "Chén trà sương" là ngọn văn hóa, hay nói cách khác hạt bọt trà là văn hóa truyền thống còn những chiếc ấm đất, chén trà sương là tiếp biến văn hóa để tạo thành một yếu tố trong hệ thống văn hóa truyền thống của dân tộc.
“Hạt bọt trà” là tùy bút hấp dẫn. Phải chăng hấp dẫn là ở lối hành văn giản dị, kiến thức dồi dào, giọng điệu yêu thương đằm thắm ? Hay phải chăng là ở cái lối uống thể hiện “cái ngon khỏe mạnh, thích hợp với bản chất nông dân lao động”.
Riêng với tôi, tôi chưa bao giờ được sống trong không khí triết lí của trà đạo và cũng chẳng bao giờ được nhấp một ngụm trà mang hương thiền đem đến cho tôi cảm giác nhàn tâm. Bởi tôi, suốt một đời chỉ thích nước lá mồng 5 của quê tôi, chỉ cảm giác hương thơm lá bội (lá vối) mới có sức quyến rũ thật sự. Khi còn thơ dại ở quê nhà, những thứ nước uống ấy đã thấm vào da thịt tôi, lan tỏa ngấm ngầm trong tâm trí tôi. Đến nỗi khi ở những không gian khác, trong tôi cái hương vị dân dã ấy vẫn không thôi ám ảnh.
Thế mà, không hiểu sao tôi yêu “Hạt bọt trà”, một tùy bút tài hoa mà bình dị của Võ Phiến đến thế. Phải chẳng vì nó là “Hạt bọt trà” ?
Hoàng Dục, 10-2012
________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét