Ngồi khề khà tào lao đã lâu, ông bạn già của mình đâm ra ngoắc ngoéo, nếu cho ước, ông sẽ ước điều gì. Trước câu hỏi bất ngờ, mình lớ ngớ chưa biết trả lời thế nào, bèn lấp liếm bằng cú móc ngược, ông thế nào, mình chưa nghĩ ra! Mình ư, ông bạn hỏi. Thì ông chứ ai, ở đây chỉ có hai người, mình bảo. Ừ, thì mình ước được bé lại như cu Bin nhà ông, được vào năm thứ nhất đại học chữ to, được bên cạnh cô bạn học có cái răng sún, được ngồi ngắm cô giáo có khuôn mặt đẹp, nhân từ như cô tiên,… Ôi, hồn nhiên… la… lá… là…
Để ông bạn kéo dài cơn say hồn nhiên tuổi nhỏ, mình phải đè nén trận cười có khả năng: to, trầm, đục hơn trận địa pháo vỡ ra! Ông này sướng thật, cứ như Lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông, mình nhìn bạn thèm thuồng. Nhưng mà… còn ông ước gì, ông bạn tỉnh ra, hỏi. Nói sợ ông mắng cho, ngại lắm, mình rụt rè. Ngại chi… mai là ngày khai trường rồi, ông bạn động viên. Vậy thì mình nói.
Nếu được ước, mình sẽ ước bé lại nhưng không đi học như ông. Đừng tròn mắt, mình sẽ biện lí do. Mình ao ước trở lại làm cái thằng cu Trâu ngày xưa ở sau lũy tre làng Kế Môn. Mùa nào làm thức nấy mà chơi. Mùa nào cũng ngày tháng rong chơi. Mùa hè ngồi vót nan làm sườn, dán giấy học trò để có con diều mang tuổi nhỏ nương gió bay lên. Mùa mưa lụt, lấy bẹ chuối làm ghe làm tàu, thả chúng lênh đênh cùng ước mơ giang hồ vặt. Mùa thu, loay hoay vót tre dán giấy, làm mắt râu, tô đen-vàng-đỏ cho cái đầu lân, cái đầu ông địa thô kệch để rồi tung tăng khắp làng cùng mơ tưởng : “Bóng trăng trắng ngà – có cây đa to – có thằng cuội già – ôm một mối mơ…”. Rồi chong chóng lá dừa, trái banh bằng lá chuối khô, súng nứa bắn trái bời lời… và xe kéo, bánh là trái cây vông đồng già chưa khô, chưa nứt vỡ ra. Chỉ cần mấy thanh tre, bốn trái vông là có chiếc xe bốn bánh, đứa này ngồi lên đứa kia kéo, cứ thế thay phiên, thằng vã mồ hồi, thằng cười nắc nẻ…
Vậy cũng sướng, nhưng sao ông không ước được đi học như mình, ông bạn cắt ngang vặn vẹo. Chà cái ông này, được ước trở về thời thơ bé là để chơi, chứ ai lại ước như thế để đi học, với lại… Với lại thế nào, ông bạn có vẻ nôn nóng. Với lại… đi học khổ quá. Ông nghĩ coi. Thằng cu Bin nhà mình học bán trú. Sáng 7 giờ đến lớp, chiều 4 giờ đón về với cái ba lô to nặng hơn khổ người của cháu. Rồi đăng kí học thêm nào là môn mĩ thuật, nào là cờ vua, nào là Aerobic vào buổi tối… Mình mà như thế là toi tuổi nhỏ của mình . Với lại, mình sợ, nếu lỡ ông trời cho mình bé lại nhưng nhà nghèo thì sao. Tiền đâu mà đóng học phí, sách vở không phải ít tiền, đồng phục hơn 600 ngàn đồng một bộ. Với lại, mình mới nghe đâu đó ở miệt miền Tây Nam Bộ, học sinh đi học mang dép bị thầy giáo cắt quai phải đi chân không về nhà. Mặc dầu đôi dép ấy mẹ cô bé phải cực nhọc làm lụng mấy ngày trời mới mua được. Nghĩ mà rùng mình. Ngày xưa mình đến trường bằng cái bị lát, quần xà lỏn… nói dại nếu ông thầy mà cắt quần thì không biết thế nào đây. Chả lẽ tồng ngồng về khóc với mẹ, sau trận cười của bọn con gái…
Nếu được ước, mình sẽ ước bé lại nhưng không đi học như ông. Đừng tròn mắt, mình sẽ biện lí do. Mình ao ước trở lại làm cái thằng cu Trâu ngày xưa ở sau lũy tre làng Kế Môn. Mùa nào làm thức nấy mà chơi. Mùa nào cũng ngày tháng rong chơi. Mùa hè ngồi vót nan làm sườn, dán giấy học trò để có con diều mang tuổi nhỏ nương gió bay lên. Mùa mưa lụt, lấy bẹ chuối làm ghe làm tàu, thả chúng lênh đênh cùng ước mơ giang hồ vặt. Mùa thu, loay hoay vót tre dán giấy, làm mắt râu, tô đen-vàng-đỏ cho cái đầu lân, cái đầu ông địa thô kệch để rồi tung tăng khắp làng cùng mơ tưởng : “Bóng trăng trắng ngà – có cây đa to – có thằng cuội già – ôm một mối mơ…”. Rồi chong chóng lá dừa, trái banh bằng lá chuối khô, súng nứa bắn trái bời lời… và xe kéo, bánh là trái cây vông đồng già chưa khô, chưa nứt vỡ ra. Chỉ cần mấy thanh tre, bốn trái vông là có chiếc xe bốn bánh, đứa này ngồi lên đứa kia kéo, cứ thế thay phiên, thằng vã mồ hồi, thằng cười nắc nẻ…
Vậy cũng sướng, nhưng sao ông không ước được đi học như mình, ông bạn cắt ngang vặn vẹo. Chà cái ông này, được ước trở về thời thơ bé là để chơi, chứ ai lại ước như thế để đi học, với lại… Với lại thế nào, ông bạn có vẻ nôn nóng. Với lại… đi học khổ quá. Ông nghĩ coi. Thằng cu Bin nhà mình học bán trú. Sáng 7 giờ đến lớp, chiều 4 giờ đón về với cái ba lô to nặng hơn khổ người của cháu. Rồi đăng kí học thêm nào là môn mĩ thuật, nào là cờ vua, nào là Aerobic vào buổi tối… Mình mà như thế là toi tuổi nhỏ của mình . Với lại, mình sợ, nếu lỡ ông trời cho mình bé lại nhưng nhà nghèo thì sao. Tiền đâu mà đóng học phí, sách vở không phải ít tiền, đồng phục hơn 600 ngàn đồng một bộ. Với lại, mình mới nghe đâu đó ở miệt miền Tây Nam Bộ, học sinh đi học mang dép bị thầy giáo cắt quai phải đi chân không về nhà. Mặc dầu đôi dép ấy mẹ cô bé phải cực nhọc làm lụng mấy ngày trời mới mua được. Nghĩ mà rùng mình. Ngày xưa mình đến trường bằng cái bị lát, quần xà lỏn… nói dại nếu ông thầy mà cắt quần thì không biết thế nào đây. Chả lẽ tồng ngồng về khóc với mẹ, sau trận cười của bọn con gái…
Cái ông này… ông bạn già phì cười. Mỗi người một kiểu, ước gì tùy ông, còn mình thì cứ thích đi học, ngày mai khai trường... Nhìn ông bạn già, lòng mình cũng vui lây, dù bụng bảo dạ, có gì mà ước, mà vui, đã học nửa tháng rồi, mai hay mốt cũng thế thôi. Còn khe hở tâm trạng nào cho câu văn của Thanh Tịnh len vào. “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh…”… “Tôi đi học”.
Hoàng Dục
4-9-2013
______________________
4-9-2013
______________________
Hay-Hóm-Thâm trầm và... có cả vị của ớt cùng "mùi" ổ qua!
Trả lờiXóaCám ơn Tuệ nhiều nhiều. Quá khen, qua khen. Viết là viết để mà chơi - Viết là cũng để gần người thế thôi.
Trả lờiXóabài viết hay và bổ ích thiết thực cũng giống như đơn giản của việc cách kiếm tiền trên youtube
Trả lờiXóaRất vui đón bạn đến trang nhà. Cám ơn đã có lời động viên. Chúc hạnh phúc.
Trả lờiXóa