Một anh bạn vong niên ghé nhà. Anh em ngồi chuyện trò về sách vở. Cũng chẳng có gì to tát. Chỉ là những chuyện loanh quanh thị trường sách hiện nay. Anh than thở, sách bây giờ mắc mỏ quá! Về nghỉ rồi, túi tiền càng lép như trấu nên ra nhà sách chỉ để… ngắm. Cái thú đọc sách bây giờ trở thành cái thói đam mê mang màu hệ lụy. Thành ra, người lớn tuổi vốn hoài cổ, nên chỉ biết lấy cái cổ ra mà hoài niệm.
Nghe anh nói, nhưng không biết làm sao, chỉ ậm à chia sẻ. Thời buổi tiền làm ra không nhiều, lạm phát leo thang, đành vậy thôi. Có nhớ sách thì lôi sách cũ ra đọc. Âu cũng là một cách chìu cái thú mê đọc sách của anh em mình. Với lại, đọc sách cũ là một cách “nhai lại” để chiêm nghiệm thấu suốt hơn những gì mình đã đọc, đã sống.
Anh nghe và cười. Anh bảo, cũng là một cách giải nghiện, cắt cơn tốt đó. À, lâu nay… có đọc sách Phật nào mới không? Không anh. Dạo này gần như ít đọc sách triết học Phật giáo. Không hiểu sao, mỗi lần đọc lại càng cảm thấy rối thêm. Em thấy đạo “bất khả tư nghì”. Đạo không thể bàn luận. Càng biện giải càng xa đạo thôi. Bây giờ em thích sống với đạo hơn là bàn về đạo.
Anh lại cười. Anh bảo, như vậy là hay. Càng bàn về đạo càng rơi vào vòng lẩn quẩn của kiến thức khái niệm. Ngài Thần Tú xưa, kiến văn về đạo uyên áo, thông bác, nhưng bị trói mãi trong vòng suy lí nên gìn giữ mãi “cái tâm” sáng, “ngày ngày thường lau chùi/ Đừng để nhuốm bụi bặm”. Còn Ngài Huệ Năng thì trực giác về đạo:
Bồ đề vốn không cây
Gương sáng chẳng phải đài
Xưa nay không một vật
Bụi bặm bám vào đâu
Lục Tổ Huệ Năng đã thấy tánh không nên đã đốn ngộ lập nên dòng thiền phương Nam, trái với dòng thiền phương Bắc của Thần Tú chú trọng đến giá trị học thuật và kĩ luật tu trì.
Anh nhắc em mới nhớ. Trong Thiền luận, Suzuki có kể về thiền sư Đức Sơn. Ngài Đức Sơn (780-865) học rất nhiều giáo lí kinh điển, nắm bắt Kinh Bát Nhã một cách hệ thống. Do đó, ông cho rằng dòng thiền phương Nam không theo lời Phật dạy mà theo lời của Ma vương. Ông liền đi về phương Nam với ý định phá hủy dòng thiền do Huệ Năng lập nên.
Đến Long Đàm, Đức Sơn ghé một quán trà, hỏi chủ quán có gì điểm tâm (“điểm tâm” trong tiếng Hán có nghĩa là “chấm điểm tâm linh”). Bà chủ quán hỏi thiền sư: “Thầy mang cái gì trên lưng vậy?”. Ngài đáp: “Những bản sớ giải của Kinh Kim Cương”. “Thì ra là thế! Thầy cho tôi hỏi một câu có được không? Nếu thầy mà trả lời trúng ý tôi thì xin đãi thầy một bữa điểm tâm; nếu thầy chịu, thầy hãy đi chỗ khác”, bà chủ bảo và Đức Sơn đồng ý.
Bà ấy hỏi: “Trong Kinh Kim Cương tôi đọc thấy mấy câu này: quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc. Vậy, thầy muốn điểm cái tâm nào?”
Thiền sư Đức Sơn đành ngậm ngùi nhịn đói lên Long Đàm gặp Thiền sư Sùng Tín cầu đạo. Một bữa, Đức Sơn ngồi ngoài thất, lặng lẽ suy tìm chân lí. Sùng Tín hỏi: “Sao không vào?”. “Trời tối”, ông đáp. Tổ sư Sùng Tín thắp lên một ngọn đuốc, rồi trao cho đồ đệ. Lúc ông sắp đón lấy, Sùng Tín thổi tắt mất. Tâm ông hốt nhiên mở rộng trước chân lí của đạo. Sau đó, thiền sư Đức Sơn đốt hết tất cả kinh sách mang theo.
Hay, hay! Kinh vô tự trong Tây du kí của Ngô Thừa Ân là ở đây! Anh bảo. Rồi tiếp: Thôi mình về đây.
Sao vội về thế. Về đốt sách à? Mình cười nói. Anh toét miệng: Không, ngồi lâu, bàn nhiều về đạo thì càng xa đạo đó!
Đứng dậy, tiễn anh. Cả hai cười tươi như đười ươi.
Hoàng Dục
5-4-2014
__________
Anh nghe và cười. Anh bảo, cũng là một cách giải nghiện, cắt cơn tốt đó. À, lâu nay… có đọc sách Phật nào mới không? Không anh. Dạo này gần như ít đọc sách triết học Phật giáo. Không hiểu sao, mỗi lần đọc lại càng cảm thấy rối thêm. Em thấy đạo “bất khả tư nghì”. Đạo không thể bàn luận. Càng biện giải càng xa đạo thôi. Bây giờ em thích sống với đạo hơn là bàn về đạo.
Anh lại cười. Anh bảo, như vậy là hay. Càng bàn về đạo càng rơi vào vòng lẩn quẩn của kiến thức khái niệm. Ngài Thần Tú xưa, kiến văn về đạo uyên áo, thông bác, nhưng bị trói mãi trong vòng suy lí nên gìn giữ mãi “cái tâm” sáng, “ngày ngày thường lau chùi/ Đừng để nhuốm bụi bặm”. Còn Ngài Huệ Năng thì trực giác về đạo:
Bồ đề vốn không cây
Gương sáng chẳng phải đài
Xưa nay không một vật
Bụi bặm bám vào đâu
Lục Tổ Huệ Năng đã thấy tánh không nên đã đốn ngộ lập nên dòng thiền phương Nam, trái với dòng thiền phương Bắc của Thần Tú chú trọng đến giá trị học thuật và kĩ luật tu trì.
Anh nhắc em mới nhớ. Trong Thiền luận, Suzuki có kể về thiền sư Đức Sơn. Ngài Đức Sơn (780-865) học rất nhiều giáo lí kinh điển, nắm bắt Kinh Bát Nhã một cách hệ thống. Do đó, ông cho rằng dòng thiền phương Nam không theo lời Phật dạy mà theo lời của Ma vương. Ông liền đi về phương Nam với ý định phá hủy dòng thiền do Huệ Năng lập nên.
Đến Long Đàm, Đức Sơn ghé một quán trà, hỏi chủ quán có gì điểm tâm (“điểm tâm” trong tiếng Hán có nghĩa là “chấm điểm tâm linh”). Bà chủ quán hỏi thiền sư: “Thầy mang cái gì trên lưng vậy?”. Ngài đáp: “Những bản sớ giải của Kinh Kim Cương”. “Thì ra là thế! Thầy cho tôi hỏi một câu có được không? Nếu thầy mà trả lời trúng ý tôi thì xin đãi thầy một bữa điểm tâm; nếu thầy chịu, thầy hãy đi chỗ khác”, bà chủ bảo và Đức Sơn đồng ý.
Bà ấy hỏi: “Trong Kinh Kim Cương tôi đọc thấy mấy câu này: quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc. Vậy, thầy muốn điểm cái tâm nào?”
Thiền sư Đức Sơn đành ngậm ngùi nhịn đói lên Long Đàm gặp Thiền sư Sùng Tín cầu đạo. Một bữa, Đức Sơn ngồi ngoài thất, lặng lẽ suy tìm chân lí. Sùng Tín hỏi: “Sao không vào?”. “Trời tối”, ông đáp. Tổ sư Sùng Tín thắp lên một ngọn đuốc, rồi trao cho đồ đệ. Lúc ông sắp đón lấy, Sùng Tín thổi tắt mất. Tâm ông hốt nhiên mở rộng trước chân lí của đạo. Sau đó, thiền sư Đức Sơn đốt hết tất cả kinh sách mang theo.
Hay, hay! Kinh vô tự trong Tây du kí của Ngô Thừa Ân là ở đây! Anh bảo. Rồi tiếp: Thôi mình về đây.
Sao vội về thế. Về đốt sách à? Mình cười nói. Anh toét miệng: Không, ngồi lâu, bàn nhiều về đạo thì càng xa đạo đó!
Đứng dậy, tiễn anh. Cả hai cười tươi như đười ươi.
Hoàng Dục
5-4-2014
__________
Hay, hay! Kinh vô tự trong Tây du kí của Ngô Thừa Ân là ở đây!
Trả lờiXóa