Vừa viết xong “Lòng vòng văn chương”, định xếp
tủ cái chuyện lòng vòng này. Nào ngờ cái lí “cây muốn lặng mà gió chẳng dừng”
cứ áng ngữ trước mặt một cách trêu ngươi
khi gặp “Dạy và học văn đầy nghịch lí” của Chi Mai trên Vietnamnet,
16-4-2014. Bệnh nghề nghiệp trỗi dậy. Vậy là ngồi vào máy tính và gõ.
Bài báo gồm ba phần: Bỏ thi văn học sinh hò reo hơn bỏ sử, Nghề không hứa hẹn một công việc tốt và Đổi mới để không đi vào ngõ cụt. Cấu
trúc ba phần thực chất là thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Điều đó chẳng
có gì đáng bàn. Đáng bàn là ý kiến nêu ra trong bài báo, chủ yếu là những câu
trả lời phỏng vấn của TS Chu Văn Sơn, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà
Nội và của ThS Nguyễn Kim Anh, Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội.
Theo TS Chu Văn Sơn, tình trạng dạy và học văn hiện nay rất bi đát, có hai nguyên nhân: khách quan nằm ngoài nỗ lực của Bộ, đó là do sự lên ngôi của công nghệ giải trí, kéo theo công nghệ nghe nhìn, làm văn hóa nghe nhìn chiếm ưu thế, văn hóa đọc bị suy giảm, dẫn tới học sinh không thích học văn. Chủ quan là do thầy và trò. Trò thực dụng, thích văn ngoài cửa lớp, chán văn trong nhà trường. Thầy thiếu chữ tâm, thiếu “lửa” trong truyền thụ và nghề dạy văn không đủ sống.
Với ThS Kim Anh, sở dĩ học sinh chán học văn trong nhà trường là do chương trình. Chương trình không phải là chưa hay nhưng có chỗ không phù hợp với tâm sinh lí học sinh, có phần bó cứng một tác giả trong một tác phẩm.
Từ thực trạng đó, cả hai đưa ra các giải pháp. TS Chu Văn Sơn nêu 2 điều cần đổi mới, cần thiết phải thay đổi triết lí bộ môn và phương pháp giảng dạy. ThS Kim Anh bổ sung, mỗi tác giả chọn ba tác phẩm, “Thú thực nghĩ đến việc cho trò chọn học 1 trong 3 bài thơ và theo số đông để dạy tôi cũng đã lấy làm hào hứng. Ngoài ra để tôn trọng các cá tính ta sẽ cho trò thuyết trình bảo vệ chính kiến. Biết đâu sau khi nghe thuyết trình với những bổ sung và gợi mở của người làm thầy thì cả lớp lại cùng cảm được một tác phẩm nữa mà từ đó tạo nên cách thức, còn đường mới đến với tác phẩm văn chương. Đó là chuyện dạy cái trò muốn học chứ không dạy cái người thầy sẵn quen”.
Những ý kiến đóng góp trên về việc dạy và học văn trong nhà trường đều xuất phát từ tình yêu nghề, tình yêu môn văn, sâu xa hơn là vấn đề hình thành tình nhân ái, kĩ năng độc lập cảm thụ cái đẹp văn chương của học sinh và mối bận tâm đến giáo dục nước nhà. Xét cho cùng, muốn xã hội nhân văn thì con người phải thực sự nhân văn. Đó là những ý kiến đáng trân trọng.
Tuy vậy, những ý kiến trên cũng cần bổ sung thêm, cụ thể hóa hơn. Bài viết này chỉ lạm bàn về triết lí môn văn và vấn đề người thầy dạy văn.
Khi trả lời phỏng vấn, TS Chu Văn Sơn cho rằng, phải thay đổi triết lí bộ môn và sách giáo khoa văn học soạn theo tinh thần của triết lí bộ môn đó. Như vậy đã có một triết lí bộ môn nhưng nay đã cũ, đã lỗi thời, không còn thích hợp nữa nên phải thay bằng một triết lí mới. Triết lí đã có ấy là gì? Người viết bài này hồ đồ nên chẳng dám bàn. Còn cái gọi là bộ môn, có lẽ cần xác định rõ là môn văn trong nhà trường chăng. Nếu thế có gì mà băn khoăn. Triết lí môn văn trong nhà trường cũng là triết lí văn học phổ quát. Khác chăng là ở tính giáo dục. Và triết lí ấy cũng phải nằm trong triết lí giáo dục nói chung. Chúng ta đã có triết lí giáo dục chưa. Có rồi. Có nhưng sao GS Hoàng Tụy và nhà văn Nguyên Ngọc trong bài viết về giáo dục của họ đều đòi hỏi phải xác lập một triết lí không phải với mục tiêu hình thành con người mới mà con người nhân văn, có tư duy độc lập năng động và khoa học. Những đề nghị đó đã được tiếp thu thế nào? Chưa có gì cụ thể cả. Thử hỏi, một khi còn mơ hồ về triết văn, triết lí giáo dục thì làm sao có được triết lí môn văn trong nhà trường. Sẽ không đi đến đâu khi bàn về ngọn mà không nói đến gốc. Sẽ cũng không khoa học khi tách yếu tố ra khỏi hệ thống.
Nói thì thế, nhưng có lẽ cũng có thể xác định được triết lí bộ môn văn trong nhà trường, đó là triết lí nhân bản, triết lí thẩm mĩ. Văn học luốn lấy con người và những gì thuộc về con người làm trung tâm. Văn học phản ánh cái giống người và mong mỏi con người “Sao được cho ra cái giống người” (Trần Tế Xương). Con người với tính người, tình người cao đẹp, con người dân tộc nhưng không phải con người dân tộc cực đoan. Con người truyền thống nhưng hiện đại, biết phát huy cái cũ nhưng cũng biết tiếp biến cái mới trong hệ thống văn hóa nhân loại. Con người nhạy cảm với cái đẹp những cũng xót xa trước nỗi đau của cộng đồng. Con người có tư duy độc lập sáng tạo và có kĩ năng sống. Đó là triết lí và mục tiêu giáo dục của bộ môn văn trong nhà trường.
Cũng theo TS Chu Văn Sơn, nếu thay triết lí bộ môn thì sẽ thay đổi chương trình và sách giáo khoa văn học. Sách sẽ không có những bài dạy ngoài văn, sẽ không đơn giản là kiến thức. Sách giáo khoa có mục tiêu chính là bồi đắp lòng nhân ái cho học sinh. Bồi đắp lòng nhân ái cho học sinh qua môn văn là điều không thể phủ nhận. Vấn đề là nhân ái thế nào. Nhân ái là phê phán và yêu thương, là nghiêm khắc và bao dung con người. Nhân ái nhưng không phải xóa nhòa lằn ranh mong manh giữa cái ác, cái xấu với cái thiện, cái tốt trong con người và ngoài xã hội. Nhân ái gắn lền với trí tuệ và dũng khí. Bởi yêu thương đâu chỉ là tha thứ mà còn là đấu tranh mang màu sắc yêu thương. Đây là thứ nhân ái hành động mà học sinh cần được bồi đắp. Xưa nay, nhà trường nói chung, môn văn nói riêng không phải không đắp bồi lòng nhân ái cho học sinh, nhưng xét cho cùng vẫn chỉ là nhân ái mang tính thuyết lí, có tính chung chung, theo cái nhìn của nhà văn, người biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên hơn là cái nhìn của thầy giáo và của chính học sinh.
Để học sinh không chán môn văn, cả TS Chu Văn Sơn và ThS Kim Anh đều cho rằng thầy giáo dạy văn hiện nay thiếu “lửa”, thiếu chữ tâm, bởi “nghề không hứa hẹn một công việc tốt”. Nguyên nhân như là một điệp khúc muôn thuở. Tại sao người thầy dạy văn lại thiếu lòng tâm huyết với nghề như thế. Nguyên nhân hẳn sâu xa hơn nhiều.
Người thầy giáo vốn là sản phẩm xã hội, sản phẩm của nhà trường, của gia đình và của chính bản thân họ. Con người Việt Nam bây giờ sống thực dụng. Sau chiến tranh, sống trong xã hội được bao cấp mọi mặt, người ta muốn an thân, muốn có tiền, muốn thụ hưởng. Xã hội ru ngủ con người bằng sự bình yên, nhưng bất ổn về đạo lí, về nhân nghĩa trong việc yên dân, về sự tồn vong của văn hóa dân tộc. Một xã hội mà con người thích nghe những lời “bôi trơn” hơn là lời phản biện chân thật. Một xã hội ban ơn và hàm ơn, người ban ơn luôn cho mình đúng mình tốt, người hàm ơn luôn chỉ biết ngợi ca. Một xã hội trọng hình thức nên sự không thật lên ngôi. Thử hỏi trong một xã hội như vậy, người thầy không thiếu chữ tâm mới là lạ.
Văn chương là sự thật. Sự thật tâm hồn và sự thật đời sống xã hội. Nói sự thật trong văn chương cũng là để nói sự thật ngoài đời, sự thật trong bức tranh xã hội đang diễn ra. Trước một xã hội như vậy, liệu có thầy giáo dạy văn nào trải lòng thật sự vào bài giảng không hay họ chỉ giảng văn bằng những lời có cánh vô hồn, những lời không xuất phát từ sở trường mà từ sở đoản của họ. Hoặc người thầy chỉ cho học trò sống trong thế giới của tác phẩm, xem thế giới trong tác phẩm độc lập hoàn toàn với thế giới thực chung quanh mà thầy trò đang sống.
Hơn nữa, nhà trường sư phạm đã đào tạo người thầy giáo dạy văn thế nào. Người ta chú trọng đến kiến thức hơn là dạy nghề, chằng quan tâm người sinh viên sư phạm có quan niệm về nghề, có tình yêu nghề hay không? Ngay cả kiến thức, người sinh viên như một cái khuôn thụ động chờ được “rót” vào. Thầy thiếu năng lực tư duy độc lập làm sao truyền tính độc lập trong tư duy, trong học tập, trong lối sống, cách sống cho học sinh. Người dạy văn phải làm thế nào để học sinh của mình như nhân vật Hộ trong Đời thừa của Nam Cao, luôn sống trong cảm giác hạnh phúc, với khoái cảm thẩm mĩ, đọc một câu văn hay sướng hơn ăn những miếng ngon.
Rồi những dự án bồi dưỡng chuyên môn định kì, bồi dưỡng thay sách. Rất tốn kém nhưng không mảy may hiệu quả. Những dự án hình như chỉ là những cỗ máy nuốt tiền khổng lồ. Tiền nuốt vào thì nhiều, nhưng sản phẩm làm ra thì ít ỏi và không bền, chỉ 10 năm lại cải cách, lại thay sách, lại bồi dưỡng. Chẳng hạn như dự án thay sách sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo xin 34 ngàn tỉ, trong đó biên soạn sách giáo khóa, theo PGS-TS Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ Trưởng Vụ Phổ thông, khoảng 5000 tỉ. Tốn kém như vậy, nhưng liệu hiệu quả thế nào. Hay chỉ một vài năm lại rục rịch thay sách. Rồi tập huấn, bồi dưỡng thay sách, tổ chức cho có, mang tính hình thức. Nhóm biên soạn nặng về quảng cáo ý tưởng, tài biên soạn sách giáo khoa mới hơn là bồi dưỡng mục tiêu, phương pháp giảng dạy cụ thể cho thầy giáo đứng lớp. Người được Sở cử đi tiếp thu mơ hồ, về báo cáo lại cho giao viên toàn Sở, giáo viên càng mơ hồ hơn. Thành ra, chương trình mới, sách giao khoa mới, còn cách dạy vẫn cũ. Mới chăng chỉ là tính hàn lâm của kiến thức, mới chăng chỉ qua hình thức các tiêu đề mà thầy cô ghi y chang sách giáo khoa khi giảng dạy văn bản văn học : Tiểu dẫn và Đọc-hiểu! Cũng có các hoạt động nhóm, thảo luận nhưng chỉ đối phó.
Nói đến nguyên nhân học sinh chán văn trong nhà trường, nhìn từ góc độ người thầy vẫn còn rất nhiều. chẳng hạn nhân cách người thầy, vấn đề dạy thêm môn văn, quan niệm dạy văn giỏi như là lợi khẩu, dẽo miệng…
Như trên đã nói, qua những đề xuất của TS Chu Văn Sơn, ThS Kim Anh về việc dạy văn trong nhà trường, người viết bài này chỉ lạm bàn, bàn góp mà thôi. Vì vậy, lời bàn không tránh khỏi chủ quan, thiếu thuyết phục. Người viết mong có được sự thông cảm, bởi đây xét cho cùng cũng chỉ là lòng vòng văn chương!
Hoàng Dục
20-4-2014
_________
Theo TS Chu Văn Sơn, tình trạng dạy và học văn hiện nay rất bi đát, có hai nguyên nhân: khách quan nằm ngoài nỗ lực của Bộ, đó là do sự lên ngôi của công nghệ giải trí, kéo theo công nghệ nghe nhìn, làm văn hóa nghe nhìn chiếm ưu thế, văn hóa đọc bị suy giảm, dẫn tới học sinh không thích học văn. Chủ quan là do thầy và trò. Trò thực dụng, thích văn ngoài cửa lớp, chán văn trong nhà trường. Thầy thiếu chữ tâm, thiếu “lửa” trong truyền thụ và nghề dạy văn không đủ sống.
Với ThS Kim Anh, sở dĩ học sinh chán học văn trong nhà trường là do chương trình. Chương trình không phải là chưa hay nhưng có chỗ không phù hợp với tâm sinh lí học sinh, có phần bó cứng một tác giả trong một tác phẩm.
Từ thực trạng đó, cả hai đưa ra các giải pháp. TS Chu Văn Sơn nêu 2 điều cần đổi mới, cần thiết phải thay đổi triết lí bộ môn và phương pháp giảng dạy. ThS Kim Anh bổ sung, mỗi tác giả chọn ba tác phẩm, “Thú thực nghĩ đến việc cho trò chọn học 1 trong 3 bài thơ và theo số đông để dạy tôi cũng đã lấy làm hào hứng. Ngoài ra để tôn trọng các cá tính ta sẽ cho trò thuyết trình bảo vệ chính kiến. Biết đâu sau khi nghe thuyết trình với những bổ sung và gợi mở của người làm thầy thì cả lớp lại cùng cảm được một tác phẩm nữa mà từ đó tạo nên cách thức, còn đường mới đến với tác phẩm văn chương. Đó là chuyện dạy cái trò muốn học chứ không dạy cái người thầy sẵn quen”.
Những ý kiến đóng góp trên về việc dạy và học văn trong nhà trường đều xuất phát từ tình yêu nghề, tình yêu môn văn, sâu xa hơn là vấn đề hình thành tình nhân ái, kĩ năng độc lập cảm thụ cái đẹp văn chương của học sinh và mối bận tâm đến giáo dục nước nhà. Xét cho cùng, muốn xã hội nhân văn thì con người phải thực sự nhân văn. Đó là những ý kiến đáng trân trọng.
Tuy vậy, những ý kiến trên cũng cần bổ sung thêm, cụ thể hóa hơn. Bài viết này chỉ lạm bàn về triết lí môn văn và vấn đề người thầy dạy văn.
Khi trả lời phỏng vấn, TS Chu Văn Sơn cho rằng, phải thay đổi triết lí bộ môn và sách giáo khoa văn học soạn theo tinh thần của triết lí bộ môn đó. Như vậy đã có một triết lí bộ môn nhưng nay đã cũ, đã lỗi thời, không còn thích hợp nữa nên phải thay bằng một triết lí mới. Triết lí đã có ấy là gì? Người viết bài này hồ đồ nên chẳng dám bàn. Còn cái gọi là bộ môn, có lẽ cần xác định rõ là môn văn trong nhà trường chăng. Nếu thế có gì mà băn khoăn. Triết lí môn văn trong nhà trường cũng là triết lí văn học phổ quát. Khác chăng là ở tính giáo dục. Và triết lí ấy cũng phải nằm trong triết lí giáo dục nói chung. Chúng ta đã có triết lí giáo dục chưa. Có rồi. Có nhưng sao GS Hoàng Tụy và nhà văn Nguyên Ngọc trong bài viết về giáo dục của họ đều đòi hỏi phải xác lập một triết lí không phải với mục tiêu hình thành con người mới mà con người nhân văn, có tư duy độc lập năng động và khoa học. Những đề nghị đó đã được tiếp thu thế nào? Chưa có gì cụ thể cả. Thử hỏi, một khi còn mơ hồ về triết văn, triết lí giáo dục thì làm sao có được triết lí môn văn trong nhà trường. Sẽ không đi đến đâu khi bàn về ngọn mà không nói đến gốc. Sẽ cũng không khoa học khi tách yếu tố ra khỏi hệ thống.
Nói thì thế, nhưng có lẽ cũng có thể xác định được triết lí bộ môn văn trong nhà trường, đó là triết lí nhân bản, triết lí thẩm mĩ. Văn học luốn lấy con người và những gì thuộc về con người làm trung tâm. Văn học phản ánh cái giống người và mong mỏi con người “Sao được cho ra cái giống người” (Trần Tế Xương). Con người với tính người, tình người cao đẹp, con người dân tộc nhưng không phải con người dân tộc cực đoan. Con người truyền thống nhưng hiện đại, biết phát huy cái cũ nhưng cũng biết tiếp biến cái mới trong hệ thống văn hóa nhân loại. Con người nhạy cảm với cái đẹp những cũng xót xa trước nỗi đau của cộng đồng. Con người có tư duy độc lập sáng tạo và có kĩ năng sống. Đó là triết lí và mục tiêu giáo dục của bộ môn văn trong nhà trường.
Cũng theo TS Chu Văn Sơn, nếu thay triết lí bộ môn thì sẽ thay đổi chương trình và sách giáo khoa văn học. Sách sẽ không có những bài dạy ngoài văn, sẽ không đơn giản là kiến thức. Sách giáo khoa có mục tiêu chính là bồi đắp lòng nhân ái cho học sinh. Bồi đắp lòng nhân ái cho học sinh qua môn văn là điều không thể phủ nhận. Vấn đề là nhân ái thế nào. Nhân ái là phê phán và yêu thương, là nghiêm khắc và bao dung con người. Nhân ái nhưng không phải xóa nhòa lằn ranh mong manh giữa cái ác, cái xấu với cái thiện, cái tốt trong con người và ngoài xã hội. Nhân ái gắn lền với trí tuệ và dũng khí. Bởi yêu thương đâu chỉ là tha thứ mà còn là đấu tranh mang màu sắc yêu thương. Đây là thứ nhân ái hành động mà học sinh cần được bồi đắp. Xưa nay, nhà trường nói chung, môn văn nói riêng không phải không đắp bồi lòng nhân ái cho học sinh, nhưng xét cho cùng vẫn chỉ là nhân ái mang tính thuyết lí, có tính chung chung, theo cái nhìn của nhà văn, người biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên hơn là cái nhìn của thầy giáo và của chính học sinh.
Để học sinh không chán môn văn, cả TS Chu Văn Sơn và ThS Kim Anh đều cho rằng thầy giáo dạy văn hiện nay thiếu “lửa”, thiếu chữ tâm, bởi “nghề không hứa hẹn một công việc tốt”. Nguyên nhân như là một điệp khúc muôn thuở. Tại sao người thầy dạy văn lại thiếu lòng tâm huyết với nghề như thế. Nguyên nhân hẳn sâu xa hơn nhiều.
Người thầy giáo vốn là sản phẩm xã hội, sản phẩm của nhà trường, của gia đình và của chính bản thân họ. Con người Việt Nam bây giờ sống thực dụng. Sau chiến tranh, sống trong xã hội được bao cấp mọi mặt, người ta muốn an thân, muốn có tiền, muốn thụ hưởng. Xã hội ru ngủ con người bằng sự bình yên, nhưng bất ổn về đạo lí, về nhân nghĩa trong việc yên dân, về sự tồn vong của văn hóa dân tộc. Một xã hội mà con người thích nghe những lời “bôi trơn” hơn là lời phản biện chân thật. Một xã hội ban ơn và hàm ơn, người ban ơn luôn cho mình đúng mình tốt, người hàm ơn luôn chỉ biết ngợi ca. Một xã hội trọng hình thức nên sự không thật lên ngôi. Thử hỏi trong một xã hội như vậy, người thầy không thiếu chữ tâm mới là lạ.
Văn chương là sự thật. Sự thật tâm hồn và sự thật đời sống xã hội. Nói sự thật trong văn chương cũng là để nói sự thật ngoài đời, sự thật trong bức tranh xã hội đang diễn ra. Trước một xã hội như vậy, liệu có thầy giáo dạy văn nào trải lòng thật sự vào bài giảng không hay họ chỉ giảng văn bằng những lời có cánh vô hồn, những lời không xuất phát từ sở trường mà từ sở đoản của họ. Hoặc người thầy chỉ cho học trò sống trong thế giới của tác phẩm, xem thế giới trong tác phẩm độc lập hoàn toàn với thế giới thực chung quanh mà thầy trò đang sống.
Hơn nữa, nhà trường sư phạm đã đào tạo người thầy giáo dạy văn thế nào. Người ta chú trọng đến kiến thức hơn là dạy nghề, chằng quan tâm người sinh viên sư phạm có quan niệm về nghề, có tình yêu nghề hay không? Ngay cả kiến thức, người sinh viên như một cái khuôn thụ động chờ được “rót” vào. Thầy thiếu năng lực tư duy độc lập làm sao truyền tính độc lập trong tư duy, trong học tập, trong lối sống, cách sống cho học sinh. Người dạy văn phải làm thế nào để học sinh của mình như nhân vật Hộ trong Đời thừa của Nam Cao, luôn sống trong cảm giác hạnh phúc, với khoái cảm thẩm mĩ, đọc một câu văn hay sướng hơn ăn những miếng ngon.
Rồi những dự án bồi dưỡng chuyên môn định kì, bồi dưỡng thay sách. Rất tốn kém nhưng không mảy may hiệu quả. Những dự án hình như chỉ là những cỗ máy nuốt tiền khổng lồ. Tiền nuốt vào thì nhiều, nhưng sản phẩm làm ra thì ít ỏi và không bền, chỉ 10 năm lại cải cách, lại thay sách, lại bồi dưỡng. Chẳng hạn như dự án thay sách sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo xin 34 ngàn tỉ, trong đó biên soạn sách giáo khóa, theo PGS-TS Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ Trưởng Vụ Phổ thông, khoảng 5000 tỉ. Tốn kém như vậy, nhưng liệu hiệu quả thế nào. Hay chỉ một vài năm lại rục rịch thay sách. Rồi tập huấn, bồi dưỡng thay sách, tổ chức cho có, mang tính hình thức. Nhóm biên soạn nặng về quảng cáo ý tưởng, tài biên soạn sách giáo khoa mới hơn là bồi dưỡng mục tiêu, phương pháp giảng dạy cụ thể cho thầy giáo đứng lớp. Người được Sở cử đi tiếp thu mơ hồ, về báo cáo lại cho giao viên toàn Sở, giáo viên càng mơ hồ hơn. Thành ra, chương trình mới, sách giao khoa mới, còn cách dạy vẫn cũ. Mới chăng chỉ là tính hàn lâm của kiến thức, mới chăng chỉ qua hình thức các tiêu đề mà thầy cô ghi y chang sách giáo khoa khi giảng dạy văn bản văn học : Tiểu dẫn và Đọc-hiểu! Cũng có các hoạt động nhóm, thảo luận nhưng chỉ đối phó.
Nói đến nguyên nhân học sinh chán văn trong nhà trường, nhìn từ góc độ người thầy vẫn còn rất nhiều. chẳng hạn nhân cách người thầy, vấn đề dạy thêm môn văn, quan niệm dạy văn giỏi như là lợi khẩu, dẽo miệng…
Như trên đã nói, qua những đề xuất của TS Chu Văn Sơn, ThS Kim Anh về việc dạy văn trong nhà trường, người viết bài này chỉ lạm bàn, bàn góp mà thôi. Vì vậy, lời bàn không tránh khỏi chủ quan, thiếu thuyết phục. Người viết mong có được sự thông cảm, bởi đây xét cho cùng cũng chỉ là lòng vòng văn chương!
Hoàng Dục
20-4-2014
_________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét