Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

536. MARQUEZ BÀN VỀ SÁNG TÁC

     Nhà văn Columbia Gabriel Garcia Marquez, người đoạt giải Nobel Văn học đầu tiên của châu Mỹ La Tinh Gabriel Garcia Marquez qua đời chiều ngày 17/04/2014, thọ 87 tuổi. Để tưởng nhớ ông, mình mượn bài dịch của Hoàng Hưng "Viết văn đến từ đâu? Câu trả lời của Gabriel Garcia Marquez" của Gérard de Cortanze đăng trên Quê Choa ngày 19-4-2014. 
Gabriel José García Márquez (1927 –  2014)
Sự viết đến từ đâu? Mỗi nhà văn trả lời câu hỏi này theo lối riêng của mình. Gabriel Garcia Marquez thích nhắc đi nhắc lại rằng thiên hướng văn chương của mình chắc là có từ người cha, một người đọc sách nghiến ngấu, tay chơi violon cừ khôi, làm thơ tay ngang và nhân viên điện báo của làng Aracataca, một ngôi làng bé xíu ở cái vùng nóng thiêu ven biển Atlantique nước Colombia.

Hãy thêm vào đó nỗi khiếp hãi bóng đêm từ thuở nhỏ, di truyền từ người bà xứ Galice (một địa phương ở phía tây bắc Tây Ban Nha – ND). Được ông bà nuôi dạy trong một ngôi nhà lạ lùng đến kỳ dị, rộng mênh mông, cậu bé Gabriel nhớ lại cả cuộc sống chịu hai nền giáo dục một lúc. Một từ người ông, đại diện cho sự an toàn tuyệt đối, ông có một chức vụ hành chính khiêm tốn trong văn phòng hội đồng thành phố, ông là ngưòi bạn thân thiết, người đồng hành, “nhân vật quan trọng nhất của đời tôi” như có ngày ông thú nhận… Bên kia là người bà không chịu ở yên, cáu kỉnh, bất thường, thường có ảo giác, đêm đêm nhón chân đi lại trong buồng cậu cháu để kể cho cậu nghe những chuyện kinh dị hết chuyện này sang chuyện khác. G.G. Marquez khăng khăng là mình chẳng bao giờ sáng tạo ra cái gì cả: “Tôi chỉ kể những gì tôi biết, về những người tôi đã thấy”.

Sinh ở Aracataca ngày 6 tháng 3 năm 1927, ông chẳng làm gì khác việc biến ngôi làng bé nhỏ của mình và dân làng thành một chốn huyền thoại, mà bây gờ cả thế giới biết đến với cái tên Macondo. Macondo ở khắp chốn mà cũng chẳng ở đâu hết. Một bên là những đụn cát và hồ đầm, bên kia là núi non; nó không có tên trên bất kỳ bản đồ nào nhưng lại giống Aracataca ở nhiều điểm: bị dày xéo qua những cuộc chiến kéo dài và đau thương, trú phú trong thời “sốt chuối”, bị tàn phá bởi những cuộc tranh chấp gia tộc lâu đời, bởi nạn cướp bóc, mưa, hạn; một ngôi làng trở về cát bụi mà trên đó vẫn còn bay lượn nỗi ám ảnh u ám của một tội lỗi tập thể không được giả trừ…

Sự viết đến từ đâu? Từ tuổi thơ, chắc chắn là thế. Nhưng cũng từ đời sống. Cuộc đời của G.G.M. đầy sóng gió, phức tạp, rắc rối như mê cung, kiệt lực vì lao động. Sau khi theo học ở nhà dòng Tên tại Bogota và Carthagène, G.G.M. làm nhiều nghề và đi qua nhiều xứ sở.

Phóng viên rồi BTV của tờ El Espectado, nhật báo có khuynh hướng tự do ở Bogota, ông là thông tín viên báo chí ở Rome rồi Paris, ở đó, vì không có tiền, ông sống trong một khách sạn u ám ở phố Cujas, giữa khu Latin mà không bao giờ trả được tiền nhà. Ở Mexico, ông kiếm sống bằng việc viết cốt truyện phim cho cái gọi là điện ảnh tiên phong, và mở ở Bogota một văn phòng cho hãng thông tấn Prensa latina của Cuba vào năm 1959, sau khi Fidel Castro vào La Havane. Kinh nghiệm sống rất cá nhân này làm nên tâm điểm của một tác phẩm ghi lại những suy tư triền miên về bí mật của quyền lực, về sự cô đơn và khốn khổ của con người. 

Khi G.G.M. trở về châu Mỹ, ông đối diện với sự rối loạn của văn chương Colombia. Kể từ José Eustasio Rivera, không một  nhà kể chuyện nào xác lập được tên tuổi và xã hội Colombia tù đọng trong chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa truyền thống. G.G.M. chính là người đem trở lại thứ văn chương cao quý cho tiểu thuyết Colombia. Từ 1955 đến 1962, ông xuất bản một loạt tác phẩm thành công: Lá giữa cuồng phong, Không có thư cho ngài đại tá, Lễ tang Bà Lớn,  La Mala Hora. Tất cả đã chứa đựng mầm mống tạo thành phẩm chất nền tảng của thế giới văn chương rộng lớn của ông: một không khí huyền ảo xen lẫn với những khúc ca hiệp sĩ và những chuyện đồn thổi hàng ngày.

Từ lúc mới viết văn, G.G.M. không ngừng nhắc lại rằng mình muốn “đưa tất cả những gì mình biết vào một cuốn sách”. Một thời gian dài ông tưởng rằng cuốn sách ấy sẽ có tên là La Mala Hora, nhưng sau đó ông gọi nó là Trăm năm cô đơn. Xuất bản ở Pháp, trong sự thờ ơ của tất cả, cuốn sách đã đưa tác giả lên đến vinh quang tột đỉnh vào năm 1968.

Câu chuyện của đại tá Buendia, mà cũng là của cả dòng họ ông ta, kể từ lúc lập làng Macondo cho đến vụ tự tử của người cuối cùng của dòng họ Buendia vào 100 năm sau, thay đổi tận gốc cuộc đời của G.G.M., người đã thu hút vào mình cái được gọi là hiện tượng “giá lên như thổi” của văn chương Mỹ Latin. 

Tác phẩm dày 20 tập này cuối cùng còn lại điều gì? Còn hai phương diện. Phương diện thứ nhất gắn với những con người, những chương hồi kỳ ảo: một phòng tranh chân dung, những không khí kỳ đặc. Một lão già có đôi cánh mênh mông, những đàn bà đàn ông cưỡi ngựa chạy quanh một quán nhạc trong một ngôi làng bị nhận chìm; Đức thánh Cha đi qua khu rừng trinh nguyên trên một con thuyền đen; bà cố chuyên chế, chủ một nhà thổ lưu động, buộc cháu gái mình làm đĩ; một cô nhân tình-trẻ con, bị giam trong một tu viện, yêu điên cuồng người trừ tà của mình… Đề tài thứ hai, là chính trị và sự dấn thân. Đại lộ Miguel Littin, Kẻ bí mật trở về Chili (1985) kể chuyện một đạo diễn Chili bị cấm cư trú trong nước, đã bí mật trở về và quay phim thực tế của đất nước dưới ách độc tài, quay tận cả trong phủ tổng thống. Nhật ký cuộc bắt cóc, kể lại vụ bắt cóc Maruja Pachon và tám nhân vật quan trọng do cánh vũ trang của tập đoàn Medellin năm 1990.

Trong mảng tác phẩm thứ hai này, G.G.M. tự hỏi về cái mà ông gọi là “sự hợp thức và hữu ích của sáng tạo trong đấu tranh chính trị”. Một câu hỏi lớn chưa có lời đáp…

Chính trong dòng suy tưởng này của ông mà ta phải định vị tình bạn lâu dài của tác giả với Fidel Castro, điều làm ông bị trách cứ rất nhiều và ông chỉ có được những lời giải thích ít thuyết phục. Trở thành đại sứ lưu động trong vùng Caribê, bạn của những người theo phong trào Sandino, Khôi nguyên Nobel văn học 1982 cuối cùng đã pha trộn chính trị với văn chương, và những cuốn sách cuối cùng của ông, bắt đầu bằng cuốn Hồi ức, đã khiến người ta không thể thất vọng hơn. G.G.M muốn thế giới trở thành xã hội chủ nghĩa, và nói thêm (vào 1982): “Tôi tin sớm muộn sẽ như thế”. Ông cũng nói: “ Tôi có những ý tưởng chính trị chắc chắn, nhưng ý tưởng văn chương của tôi thì thay đổi theo sự tiêu hoá của tôi”. 

Chúng ta chắc sẽ ưa thích hơn lời tuyên bố sau đây của một nhà văn tiếng Tây Ban Nha khác, Jorge Luis Borges về tham vọng văn chương lón nhất của mình: “Viết một cuốn sách, một chương sách, một trang sách, một đoạn văn mà là tất cả cho tất cả mọi người”. G.G.M. hiển nhiên đã thực hiện lời mong cầu ấy với Trăm năm cô đơn. Còn với tất cả những cái còn lại, thì vinh quang rơi xuống đầu ông “như một điều không tìm kiếm và không ham muốn”, và những chiếc lá đề chính trị che mắt đã ngăn cản ông viết tác phẩm được mọi người mong chờ.

4 nhận xét:

  1. Xin chào Tạm biệt Gabo !
    *******************



    Đời Người chưa sống trọn đến Trăm năm
    Nhưng lại là Trăm năm Cô đơn
    Ôi ! Trăm năm Hiu quạnh cô độc tận cùng
    Cái Sống giữa cái Thời Thổ tả
    Chưa kể Người dân Nước Việt tôi
    Đời Người chưa sống trọn đến Trăm năm
    Nhưng lại là Trăm năm Cô đơn
    Lưu đày ngay chính giữa Quê Hương
    Lưu vong ngay bên Tháp Bút - Hồ Gươm
    Ôi ! Trăm năm Hiu quạnh cô độc tận cùng
    Sống vô cảm giữa cái Thời Đồ đểu
    Đảng gọi dùa là Thời đại Trần Dâm Tiên Hồ Chí Meo

    Quê Hương em Cố Hương anh từ Ngày lập lại Hòa bình
    Đến hôm nay vẫn chưa Phục sinh Hồi sinh
    Sự Sống và sự Chết giữa cái Giao thời Dịch tả
    Bùa Khựa Thần chú Tàu giữa Phố Hàng mã
    « 16 chữ Vàng + 4 Dốt » ha ! .. ha ! .. ha ! ..


    Tiếc mình không đủ tài viết « Bạo Động » về Việt Nam
    Như Gabo kể về cuộc nội chiến hồi thập niên 1960
    Khiến vài trăm ngàn người Colombia mất mạng
    Chắc gấp cả vài chục lần Người Việt mình nằm xuống
    Có nhiều Lão thành kách miệng tự giam trong mê cung …
    Có nhiều Hèn mạt tướng kách mồm tự giam trong mê lộ …


    *


    Ôi ! Trăm Năm Hiu hắt Quạnh hiu
    Thế là Tác giả Trăm năm Cô đơn vừa mới ra đi rồi
    Chắc Trăm Năm Hiu hắt Quạnh hiu bắt đầu hiện hữu mãi
    Trong mọi Kiếp nhân sinh

    Đại Văn hào Thời đại chúng ta vừa mới ra đi
    Nhưng Vĩ nhân không bao giờ chết trong Sử Thi
    Vì lẽ sinh ra sống để kể chuyện qua Tuyệt tác :
    Trăm Năm Hiu Quạnh - Trăm năm Cô đơn chia ly ...



    TỶ LƯƠNG DÂN




    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Paris, 17 Tháng Tư Đen 2014

    Trả lờiXóa


  2. A Farewell Letter by Gabriel Garcia Marquez

    https://www.youtube.com/watch?v=N9vlkQO468w

    THƯ TỪ BIỆT CỦA MỘT THIÊN TÀI


    Nhà văn Gabriel Garcia Marquez nổi tiếng của Colombia được trao giải Nobel về văn chương năm 1982, nay đã rút lui khỏi đời sống văn học vì lý do sức khỏe.

    Gabriel Garcia Marquez bị chứng ung thư đã đến giai đoạn cuối. Nhà văn đã gửi một bức thư từ biệt cho bạn bè và bức thư đã được lưu hành trên Internet.

    Đọc bức thư ấy thật cảm động khi thấy cách thức một trong những văn hào sáng chói nhất diễn tả chính mình ra cùng với nỗi buồn.

    Nếu trong một giây, Thiên Chúa quên là tôi đã trở thành cái gì, và cho tôi sống thêm một tí nữa, tôi
    sẽ dùng giây phút ấy trong mức khéo léo nhất của tôi. Rất có thể tôi sẽ không nói ra tất cả những gì tôi có trong đầu, nhưng tôi sẽ để ý hơn đến tất cả những gì tôi nói… Tôi sẽ trân trọng các sự việc
    không phải vì giá trị của chúng, nhưng vì những gì chúng muốn diễn tả.

    Gabriel Garcia Marquez says goodbye

    https://www.youtube.com/watch?v=NUTnkHhzbhc


    Hẳn là tôi sẽ ngủ ít hơn, hẳn là tôi sẽ mơ nhiều hơn, bởi vì tôi biết rằng cứ mỗi phút chúng ta nhắm
    mắt, chúng ta phí mất 60 giây ánh sáng. Hẳn là tôi sẽ bước đi trong khi những người khác thì dừng
    lại; hẳn là tôi sẽ thức trong khi những người khác thì ngủ.Nếu Thiên Chúa cho tôi sống thêm một tí
    nữa, hẳn là tôi sẽ ăn mặc đơn giản, tôi sẽ đặt mình dưới ánh mặt trời, để không những thân thể tôi,
    mà cả linh hồn tôi trần trụi tha hồ cho ánh nắng rọi vào….


    Cho mọi người, hẳn là tôi sẽ nói rằng họ quá sai lầm khi nghĩ rằng họ sẽ không còn yêu ai nữa khi
    họ đã già, mà không biết rằng họ trở nên già khi họ ngừng yêu thương


    Hẳn Ià tôi sẽ cung cấp các đôi cánh cho các em bé, nhưng tôi sẽ mặc các em tự học bay lấy.
    Cho những người già, hẳn là tôi sẽ nói rằng cái chết không đến khi họ già đi, nhưng nó đến khi họ
    quên lãng và bị lãng quên


    Farewell Letter by Gabriel Garcia Marquez

    https://www.youtube.com/watch?v=aSNhAyyUBS8


    Tôi đã học được quá nhiều với tất cả các bạn, tôi đã học biết rằng mọi người đều muốn sống trên
    đỉnh núi, mà chẳng hề biết rằng họ đạt được hạnh phúc là nhờ tiến bước trong cuộc hành trình và
    nhờ cách họ theo mà lên tới đỉnh đồi

    Tôi đã học biết rằng khi một bé sơ sinh đưa bản tay bé bỏng nắm lấy tay cha nó, là nó đã giam hãm
    ông trong phần còn Iại của đời ông.
    Tôi đã học biết rằng một người chỉ có quyền và có bổn phận nhìn xuống một người khác, khi nào
    người kia cần được giúp đỡ để đi lên khỏi mặt đất.

    Nếu tôi biết rằng đây là những khoảnh khắc cuối cùng tôi được thấy em, hẳn là tôi đã nói “Anh yêu
    em".

    Cứ việc nói ra những gì em cảm thấy, chứ không phải những gì em nghĩ. Nếu tôi biết rằng ngày
    hôm nay là lần cuối cùng tôi được nhìn em thiếp ngủ, hẳn Ià tôi sẽ ôm ghì em thật chặt và sẽ cầu
    xin Chúa cho tôi được làm thiên thần hộ thủ của linh hồn em….

    Luôn luôn có ngày mai, và cuộc sống lại cho chúng ta một cơ hội khác để làm các sự việc cho đúng,
    nhưng nếu tôi đã sai lầm, và hôm nay là tất cả những gì còn để lại cho tôi, tôi muốn nói rằng tôi
    yêu thương bạn biết chừng nào và tôi sẽ không bao giờ quên bạn.


    Dù trẻ hay già, không một ai được bảo đảm về ngày mai. Ngày hôm nay có thể là lần cuối cùng bạn
    được thấy những người thân yêu, vì thế bạn đừng chờ; hãy làm ngay hôm nay, vì biết đâu ngày mai
    sẽ không bao giờ đến. Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ tiếc vì phí mất cơ hội trao một nụ cười, một vòng
    tay ôm, một nụ hôn, và bạn đã quá bận để ban cho họ ước muốn cuối cùng.

    Trả lờiXóa

  3. Hãy giữ những người thân yêu gần bạn; hãy nhìn họ mà nói thẳng với họ rằng bạn cần họ và yêu
    thương họ biết bao. Hãy yêu thương họ và cư xử với họ cho tốt; hãy dùng thì giờ mà nói với họ
    “Tôi xin lỗi”, “xin tha thứ cho tôi", “xin vui lòng”, “cám ơn bạn", và tất cả những lời thân thương
    mà bạn biết!*


    Sẽ không có ai biết bạn nhờ tư tưởng thầm kín của bạn. Hãy xin Chúa ban cho sự khôn ngoan và
    sức mạnh mà diễn tả các tư tưởng ấy ra.


    Hãy tỏ ra cho bạn bè và những người thân yêu biết họ quan trọng với bạn biết bao.

    Hãy gửi bức thư này cho những người mà bạn thương mến. Nếu bạn không Iàm việc ấy hôm nay...
    ngày mai sẽ giống hôm qua, và nếu bạn không bao giờ làm việc ấy, cũng chẳng sao, vì giờ phút để
    làm việc ấy là BÂY GIỜ…


    Gửi đến bạn, Với hết lòng quý mến,

    Người bạn của bạn,

    Gabriel Garcia Marquez

    Hôn chào bạn

    Trả lờiXóa

  4. ĐỌC CHI TIẾT TẠI *

    http://hanoiparis.com/construct.php?page=paysagetxt&idfam=109&idpays=5378

    Trả lờiXóa