Tranh Khuê Văn Các, Hà Nội. |
Với mình, bây giờ không còn có khái niệm học
trò cũ hay học trò mới. Các em từng ngồi trong lớp học cùng mình đều là học trò
cả. Với mình, bây giờ chỉ còn có niềm vui gặp lại học trò của mình. Gặp lại học
trò là niềm hạnh phúc hội ngộ, thậm chí còn là một cái thú tao nhã nữa. Bởi học
trò đến thăm đâu phải là chuyện đạo lí mà là chuyện đời, chuyện văn chương sau
những lời thăm hỏi. Nhất là đối với những người thầy gợi dẫn cái hay cái đẹp
của trang văn trang thơ cho các em. Bao giờ cũng thế, văn chương cũng là đề tài
trung tâm của cuộc gặp gỡ. Các em chủ động trao đổi về những tác phẩm văn học
mà các em đọc. Và thầy là người hạnh phúc được lắng nghe và chia sẻ.
Hôm nay cũng thế. Ngồi nhâm nhi cà phê, nghe một học trò đang giảng dạy ở một trường đại học bên nước Anh về thăm nhà nói chuyện về văn chương, về giáo dục. Em ấy nói và mình lắng nghe. Đã hết rồi cái thời, học trò chỉ được quyền nghe, thầy được quyền nói. Với lại, mình đã nói nhiều rồi, bây giờ phải để cho cái đầu, cái miệng nghỉ ngơi.
Hôm nay cũng thế. Ngồi nhâm nhi cà phê, nghe một học trò đang giảng dạy ở một trường đại học bên nước Anh về thăm nhà nói chuyện về văn chương, về giáo dục. Em ấy nói và mình lắng nghe. Đã hết rồi cái thời, học trò chỉ được quyền nghe, thầy được quyền nói. Với lại, mình đã nói nhiều rồi, bây giờ phải để cho cái đầu, cái miệng nghỉ ngơi.
Sau
một hồi bàn về văn chương, em ấy hỏi mình về vụ luận văn Thạc sĩ của cô giảng
viên Đại học Sư phạm Hà Nội là Đỗ Thị Thoan, tức là Nhã Thuyên: “Vị
trí kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Mình
bảo muốn nghe ý kiến của em trước. Dẫu sao em giảng dạy ở nước ngoài, chắc có
cái nhìn khác hơn. Em bảo, cũng chẳng gì khác nếu cùng lấy khoa học làm hệ quy
chiếu để thẩm định. Một luận án, luận văn, một bài báo khoa học… vấn đề không
phải là đề tài hay hay dở mà phải mới. Và cơ bản người viết phải luận giải có
tính thuyết phục khoa học về đề tài đó hay không. Ở ta lại khác. Trong văn học nghệ thuật, người
ta thường chọn những đề tài thuộc về những tác giả, tác phẩm nổi tiếng; hay
chọn những đề tài không ở trong vùng cấm kị. Ở ta, ai cũng tránh ta-bu chính
trị. Như thế thì còn gì là khoa học. Như thế, chả trách các văn bản “khoa học”
ấy cứ na na hao hao giống nhau. Như thế, chả trách ở ta có cả một công nghệ xào
nấu chế biến luận án, luận văn mà lại rất “khoa học”!
Dừng lại, nhấp một chút cà phê, em hạ giọng: Thầy cũng biết rồi đó. Ở Tây, trong điện ảnh có giải Mâm xôi vàng, trái ngược với giải Oscar. Đó đâu phải là nhục mạ nhau. Đó là sự thể hiện cái nhìn và cách làm dân chủ và khoa học. Em nghe người ta bảo nhóm thơ Mở Miệng không có gì đặc sắc, chỉ có tính phản biện xã hội, Nhã Thuyên chọn đề tài này nhằm góp thêm cái nhìn văn học Việt Nam đương đại về phương diện văn hóa thì có gì đáng bàn. Vấn đề là, cô ấy viết thế nào, có gì mới, có gì riêng, biện giải có tính khoa học không.
Em theo dõi và rất đồng tình với PGS-TS Nguyễn Thị Bình, PGS-TS Ngô Văn Giá, TS Chu Văn Sơn trong bài phỏng vấn những người trong cuộc của Nguyễn Hiếu Quân. Đây bài viết của Nguyễn Hiếu Quân, thầy xem. Thầy thấy đó, đoạn này, TS Chu văn Sơn, người phản biện trong Hội đồng chấm luận văn của Đỗ Thị Thoan khẳng định, quan điểm của tôi là tôn trọng tự do học thuật. Đối với khoa học chân chính thì không có gì là cấm kị cả. Tất cả mọi vấn đề của đời sống văn học cần phải được nghiên cứu, kể cả hay lẫn dở. Là nghiên cứu khoa học (chứ không phải làm anh tuyên truyền) thì hay cũng cần phải biết hay thế nào, vì sao hay; dở cũng phải biết dở thế nào, vì sao dở. Né tránh là phi khoa học, là trái với sứ mệnh của khoa học. Do đó, tôi thấy nhóm Mở Miệng là hiện tượng rất cần được nghiên cứu. Và, với tinh thần tôn trọng tự do học thuật, tôi ủng hộ việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu của bạn Thoan. PGS-TS Ngô Văn Giá ở đoạn này cho rằng: Luận văn này là tác giả đã tiếp cận dựa trên một khung lý thuyết nghiên cứu mới: lý thuyết diễn ngôn mà trong trường hợp này, hạt nhân của nó là những tìm hiểu và cắt nghĩa những yếu tố ngoại quan chi phối/quy định việc hình thành diễn ngôn thơ của nhóm Mở Miệng. Luận văn được tiến hành một cách có hệ thống, tương đối toàn diện về đối tượng nghiên cứu. Trong khi ở các tiểu luận khác, mỗi tác giả lựa chọn một/vài vấn đề mang tính cục bộ của nhóm thơ này.
Rồi em, thở dài: Còn lòng vòng lắm văn chương.
Tôi cười nhìn em, sao lại thở dài. Ít ra, đây cũng là một hiện tượng có tính chất đột phá khoa học. Phải tin rồi khoa học sẽ thắng thế chứ. Trong Hội đồng chấm luận văn Nhã Thuyên đầu tiên, thầy quen với PGS-TS Nguyễn Thị Bình, PGS-TS Nguyễn Đăng Điệp, TS Chu Văn Sơn, họ đều là những con người tâm huyết với văn chương nước nhà và rất tôn trọng học thuật. Thầy cũng tán đồng họ như em. Thầy chia sẻ với em nỗi lo văn nghệ học thuật.
Nhớ năm 1976, từ một sinh viên ở thành thị miền Nam sắp ra trường, học thêm một năm về chính trị, rồi chuyển thành thầy giáo của xã hội mới, cái sợ nhất là soạn giảng sai quan điểm chính trị. Em nghĩ, làm sao không sợ, khi mà những gì mình được trang bị suốt 16 năm ở nhà trường miền Nam bị phủ nhận sạch trơn. Nào là văn học lãng mạn là viên thuốc độc bọc đường. Nào là lí luận văn học tư sản khác nào người đi bằng đầu, ngược ngạo. Nào là văn học miền Nam đồi trụy và phản động… Thành thử, giảng dạy văn học có tính sử thi vốn có giọng điệu ngợi ca, người dạy cứ tăng độ ca ngợi lên là khó trật quan điểm. Tất cả người dạy văn đều chỉ có một giọng, khen chứ không bao giờ chê tác phẩm, tác giả. Thành ra, nhiều lúc ngồi “mổ xẻ” lại mình, thầy mình dạy sử, dạy chính trị, dạy đạo đức hơn là dạy văn chương! Học sinh ngán văn chương hơn cả cơm nếp nát cũng đúng thôi!
Bây giờ, tình hình dạy văn có vẻ khác. Hết cải cách đến đổi mới. Thế nhưng, những thầy cô giáo vẫn không dám khai phóng, cứ sách giáo viên mà dạy. Chẳng ai dám, khi soạn bài thì quên sách giáo viên; khi lên lớp thì quên luôn giáo án. Người ta cứ bám vào sách giáo khoa, sách giáo viên; cứ ôm cứng tác phẩm mà giảng mà dạy. Chẳng ai, mở rộng biên độ của tác phẩm, kéo nó về với cuộc sống đang diễn ra, cuộc sống thực tại. Sức hấp dẫn của văn chương đâu chỉ là cái thẩm mĩ mà còn là bài học gần gũi, thiết thực để làm người, để sống đẹp trong đời. Dạy học văn làm sao để người ta không thấy tác phẩm nữa mà chỉ còn thấy cuộc đời.
Gần đây thôi, nói chuyện với một em học sinh đang là một giáo viên dạy văn ở một trường trung học, hỏi em có gì băn khoăn về việc giảng dạy. Em bảo, có hai điều lo, đúng hơn hai điều lướng vướng: sợ sai quan điểm và sợ học trò không thích văn chương. Đó, đã bao năm rồi, xưa thầy sợ, nay trò vẫn không khác, thử hỏi làm sao văn chương tránh được sự lòng vòng!
Hai thầy trò lặng lẽ sờ vào quai chiếc cốc cà phê, dáng vẻ bâng khuâng!
Hoàng Dục
15-4-2014
_________
Dừng lại, nhấp một chút cà phê, em hạ giọng: Thầy cũng biết rồi đó. Ở Tây, trong điện ảnh có giải Mâm xôi vàng, trái ngược với giải Oscar. Đó đâu phải là nhục mạ nhau. Đó là sự thể hiện cái nhìn và cách làm dân chủ và khoa học. Em nghe người ta bảo nhóm thơ Mở Miệng không có gì đặc sắc, chỉ có tính phản biện xã hội, Nhã Thuyên chọn đề tài này nhằm góp thêm cái nhìn văn học Việt Nam đương đại về phương diện văn hóa thì có gì đáng bàn. Vấn đề là, cô ấy viết thế nào, có gì mới, có gì riêng, biện giải có tính khoa học không.
Em theo dõi và rất đồng tình với PGS-TS Nguyễn Thị Bình, PGS-TS Ngô Văn Giá, TS Chu Văn Sơn trong bài phỏng vấn những người trong cuộc của Nguyễn Hiếu Quân. Đây bài viết của Nguyễn Hiếu Quân, thầy xem. Thầy thấy đó, đoạn này, TS Chu văn Sơn, người phản biện trong Hội đồng chấm luận văn của Đỗ Thị Thoan khẳng định, quan điểm của tôi là tôn trọng tự do học thuật. Đối với khoa học chân chính thì không có gì là cấm kị cả. Tất cả mọi vấn đề của đời sống văn học cần phải được nghiên cứu, kể cả hay lẫn dở. Là nghiên cứu khoa học (chứ không phải làm anh tuyên truyền) thì hay cũng cần phải biết hay thế nào, vì sao hay; dở cũng phải biết dở thế nào, vì sao dở. Né tránh là phi khoa học, là trái với sứ mệnh của khoa học. Do đó, tôi thấy nhóm Mở Miệng là hiện tượng rất cần được nghiên cứu. Và, với tinh thần tôn trọng tự do học thuật, tôi ủng hộ việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu của bạn Thoan. PGS-TS Ngô Văn Giá ở đoạn này cho rằng: Luận văn này là tác giả đã tiếp cận dựa trên một khung lý thuyết nghiên cứu mới: lý thuyết diễn ngôn mà trong trường hợp này, hạt nhân của nó là những tìm hiểu và cắt nghĩa những yếu tố ngoại quan chi phối/quy định việc hình thành diễn ngôn thơ của nhóm Mở Miệng. Luận văn được tiến hành một cách có hệ thống, tương đối toàn diện về đối tượng nghiên cứu. Trong khi ở các tiểu luận khác, mỗi tác giả lựa chọn một/vài vấn đề mang tính cục bộ của nhóm thơ này.
Rồi em, thở dài: Còn lòng vòng lắm văn chương.
Tôi cười nhìn em, sao lại thở dài. Ít ra, đây cũng là một hiện tượng có tính chất đột phá khoa học. Phải tin rồi khoa học sẽ thắng thế chứ. Trong Hội đồng chấm luận văn Nhã Thuyên đầu tiên, thầy quen với PGS-TS Nguyễn Thị Bình, PGS-TS Nguyễn Đăng Điệp, TS Chu Văn Sơn, họ đều là những con người tâm huyết với văn chương nước nhà và rất tôn trọng học thuật. Thầy cũng tán đồng họ như em. Thầy chia sẻ với em nỗi lo văn nghệ học thuật.
Nhớ năm 1976, từ một sinh viên ở thành thị miền Nam sắp ra trường, học thêm một năm về chính trị, rồi chuyển thành thầy giáo của xã hội mới, cái sợ nhất là soạn giảng sai quan điểm chính trị. Em nghĩ, làm sao không sợ, khi mà những gì mình được trang bị suốt 16 năm ở nhà trường miền Nam bị phủ nhận sạch trơn. Nào là văn học lãng mạn là viên thuốc độc bọc đường. Nào là lí luận văn học tư sản khác nào người đi bằng đầu, ngược ngạo. Nào là văn học miền Nam đồi trụy và phản động… Thành thử, giảng dạy văn học có tính sử thi vốn có giọng điệu ngợi ca, người dạy cứ tăng độ ca ngợi lên là khó trật quan điểm. Tất cả người dạy văn đều chỉ có một giọng, khen chứ không bao giờ chê tác phẩm, tác giả. Thành ra, nhiều lúc ngồi “mổ xẻ” lại mình, thầy mình dạy sử, dạy chính trị, dạy đạo đức hơn là dạy văn chương! Học sinh ngán văn chương hơn cả cơm nếp nát cũng đúng thôi!
Bây giờ, tình hình dạy văn có vẻ khác. Hết cải cách đến đổi mới. Thế nhưng, những thầy cô giáo vẫn không dám khai phóng, cứ sách giáo viên mà dạy. Chẳng ai dám, khi soạn bài thì quên sách giáo viên; khi lên lớp thì quên luôn giáo án. Người ta cứ bám vào sách giáo khoa, sách giáo viên; cứ ôm cứng tác phẩm mà giảng mà dạy. Chẳng ai, mở rộng biên độ của tác phẩm, kéo nó về với cuộc sống đang diễn ra, cuộc sống thực tại. Sức hấp dẫn của văn chương đâu chỉ là cái thẩm mĩ mà còn là bài học gần gũi, thiết thực để làm người, để sống đẹp trong đời. Dạy học văn làm sao để người ta không thấy tác phẩm nữa mà chỉ còn thấy cuộc đời.
Gần đây thôi, nói chuyện với một em học sinh đang là một giáo viên dạy văn ở một trường trung học, hỏi em có gì băn khoăn về việc giảng dạy. Em bảo, có hai điều lo, đúng hơn hai điều lướng vướng: sợ sai quan điểm và sợ học trò không thích văn chương. Đó, đã bao năm rồi, xưa thầy sợ, nay trò vẫn không khác, thử hỏi làm sao văn chương tránh được sự lòng vòng!
Hai thầy trò lặng lẽ sờ vào quai chiếc cốc cà phê, dáng vẻ bâng khuâng!
Hoàng Dục
15-4-2014
_________
Nghề giáo thật đẹp
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã ghé thăm nhà tôi và có lời động viên.
Trả lờiXóa