Họp mặt thường niên 2013 |
Nguyễn Văn
Sơn từ Mỹ về. Bằng hữu một thời Trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng khóa
1964-1971 lại quây quần bên nhau. Lần này, quán nào chúng ta thường ngồi không
phải là Faifo nữa mà là Sóng Xanh 2. Quán có nghĩa gì đâu! Ý nghĩa là ta ngồi với
ai? Xin đừng bắt bẻ. Vậy thì trái với đạo lí của nhân dân qua câu: Tình thương quán cũng như nhà/ Lều tranh có
nghĩa hơn tòa ngói cao (Ca dao). Tôi có nói gì đâu. Nào ai dám đao to búa lớn
bàn chuyện to tát ở đây. Tôi đang nói trong hoàn cảnh bằng hữu chi giao của một
thời đã sống và đáng sống dưới mái trường xưa.
Vui hội ngộ. Chén bạn chén tôi. Ồn ào một
chút, quá trớn một chút. Chả sao! Sao có thể im lặng trong khoảnh khắc này. Ai
cũng thế thôi. Nỗi buồn quẳng đi hay để lại sau lưng vì niềm vui gặp gỡ. Những
khuôn mặt cũ như mới ra, tươi khỏe hơn, bởi lúc này chỉ có bạn và tôi.
Đang vui, ở nhóm bạn có tôi, Sơn cụng li
với Hòa và trách bạn mình sao lại có thể viết trên facebook điều không hay như
thế về họp mặt thường niên của chúng ta. Còn gặp nhau, nhìn bạn mình thấy ai
cũng khỏe là vui rồi. Những gì khác hãy vứt vào sọt rác thời gian. Hòa không biện
minh, không giải thích chỉ khẳng định đó là thái độ của chính mình và sẵn sàng
chịu trách nhiệm. Sợ không khí vui tươi không còn thuần chất nữa, tôi muốn cắt
ngang. Chưa kịp nói, Doãn Minh đã hớt lời. Minh bảo họp mặt thường niên nên
thay đổi, phải có thầy có trò cho hợp cái lẽ đời hơn. Anh Việt góp ý, những năm
đầu thầy trò bên nhau nghĩa tình đầm ấm biết bao nhiêu. Sao lại không thể như
những lần họp mặt đầu tiên của khóa.
Nghe các bạn nói, tôi vui buồn lẫn lộn.
Vui vì đã có những ý nghĩ có phần giống mình. Buồn vì cuộc họp mặt thường niên
bị đơn điệu hóa, chỉ là một “cuộc vui ngắn chẳng tày gang” bên li bia. Tất
nhiên, không ai phủ nhận đó cũng là tình, là nghĩa, là niềm vui gặp gỡ, là sự
quan tâm lẫn nhau. Không thế sao các bạn luôn tìm về. Nguyễn Mạnh Hoằng, Hồ Hả ở
Huế năm nào cũng có mặt. Bùi Mật ở Thăng Bình Quảng Nam cũng bươn bả ra. Trong
tâm trạng ấy, tôi chỉ gòn gọn, nên hiểu Hòa nói trong hoàn cảnh nào. Ý của bạn ấy
rất đáng quý, chỉ có cách nói thẳng đuồn đuột nên khó nghe thôi. Mình cũng rất
mong những cuộc họp mặt tới, cách tổ chức mới hơn, các thầy cô giáo của chúng
ta sẽ có mặt. Không có trường Trung học Phan Châu Trinh sẽ không có những cuộc
hội ngộ thắm tình đồng môn như thế này. Và không có các thầy cô thì làm sao có
một mái trường, có những học trò… có bạn và tôi.
Câu chuyện của một nhóm nhỏ, nói cũng
không lớn tiếng rồi cũng xếp lại, tránh sang một bên, nhường chỗ cho cuộc vui.
Tôi cũng như bạn nâng li mừng Sơn về, bạn đến. Ai cũng khỏe, cũng yêu sống.
Nhưng trong tôi hình như có khoảng lặng. Lúc ấy tôi bỗng nhớ về tôi, một người thầy giáo, nhớ về chuyện thi vấn
đáp khi vào Đại học Sư phạm Huế của tôi.
Sau khi đỗ thi viết, những thí sinh chúng
tôi vào thi vấn đáp. Hỏi vấn đáp là Giáo sư Đoàn Khoách. Tôi “may mắn”
được lên đầu tiên. Lật giở và đọc ba tờ thành tích biểu của ba năm học
Trung học đệ nhị cấp của tôi, thầy hỏi:
- Lớp đệ nhị, anh học Việt văn với thầy Nguyễn
Đình Trọng à? Anh có biết Nguyễn Đình Trọng là ai không?
Nghe câu hỏi có vấn đề, tôi đực người ra
mấy giây, rồi bắt đầu tuôn những gì tôi biết về thầy giáo Việt văn của tôi. Nào
là thầy là cựu học sinh trường Trung học Trần Quý Cáp Hội An. Nào thầy sinh hoạt
và viết trong nhóm Việt của Đại học sư Phạm. Nào là thầy ra trường đỗ đầu ban
Việt Hán. Nào là thầy là nhà thơ có bút danh Đông Trình…
Giáo sư Đoàn Khách chăm chú nghe. Đến
chuyện nhà thơ Đông Trình, thầy yêu cầu đọc vài câu thơ. Tôi xin Giáo sư đọc những
câu thơ thích thôi. Được sự đồng ý, tôi tuôn. Nào là: Lòng ta xin làm con tàu/ xuôi em một trạm cho sầu nặng mang. Nào
là: Ta tráng sĩ hề lòng không mềm bằng kiếm/
Đầu Tần Vương và môi hồng Ngu Cơ. Nào là…
Giáo sư gật đầu và chuyển sang câu hỏi
khác.
Sau khi đã là sinh viên Ban Việt Hán, trường
Đại học Sư phạm Huế, tôi được học và thân cận với Giáo sư Đoàn Khoách. Một lần
đến nhà thầy ở đường Nguyễn Tri Phương, khi trò chuyện, thầy bảo: Nếu trong lần
thi vấn đáp, em không nói được Nguyễn Đình Trọng là ai thì sẽ bị đánh trượt. Bởi
đơn giản, muốn làm thầy giáo dạy Việt văn mà chẳng biết thầy dạy Việt văn của mình
là ai thì làm sao xứng đáng làm thầy dạy văn!
Nhớ chuyện cũ rồi băn khoăn. Tôi là thầy
giáo từng được học sinh của mình mời mỗi khi các em họp mặt. Thế thì... sao tôi có thể họp mặt thường niên với bạn học xưa mà không có những thầy cô giáo cũ của
tôi.
- Nào hai hàng bằng hữu, dzô!... Tiếng Trần
Thành sang sảng và tếu táo làm tôi giật mình. Tôi vội vàng nâng li… Và: Dzô!...
Hoàng Dục
28-4-2014
______
quá đúng hop lơp có thây co ban mơi dzui hi hi
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=9vapVzfoSBY
Một Thời Phan Châu Trinh chúng ta đã từng thanh xuân ngây thơ làm sao !
********************************************
Bâng khuâng một chiều chớm hè
Nhìn lại Một Thời Phan Châu Trinh
Làm sao chúng mình có thể nào quên
Bao nét mặt thân yêu ngày xa xưa ấy
Nhớ mãi nhớ hoài nhớ bao ánh mắt nhìn thân yêu
Ôi Một Thời Phan Châu Trinh !
Chúng ta đã từng thanh xuân ngây thơ làm sao !
Chẳng có biến cố dù nhỏ nhất trên đời trôi qua
Mà không lưu lại một dấu vết trong chúng ta
Những tháng năm dưới Mái trường cũ như dòng Hàn Giang êm đềm
Cô thầy xưa bạn bè cũ
Tuổi thanh xuân trẻ trôi qua đâu nào phải đâu xa
Dù hơn 40 Năm nhưng tưởng chừng như mới hôm qua .. ..
Ôi chúng ta đã từng thanh xuân mơ mộng làm sao !
Chúng ta cùng từng ấp ủ bao Hy vọng bao Ước mơ về Quê Hương
Chúng ta cũng từng bắt đầu biết yêu từ ấy
Và ta đã thành thật say đắm yêu thương làm sao !
Chúng ta cũng đã từng tự tin biết bao vào Tương Lai !
*
Làm sao chúng mình lại có thể quên ? ? ?
Bao nét mặt thân yêu ngày xa xưa ấy ! ! !
Nhớ mãi nhớ hoài nhớ biết bao ánh mắt nhìn thân yêu
Đôi mắt huyền Em chân tình anh không thể bao giờ sai nhầm ....
Đôi mắt như Khung cửa rộng Tâm hồn Em .. ..
Ôi Một Thời Phan Châu Trinh !
Ngàn Hoa Nắng trong sân trường thay anh hôn Tà áo Em
Ngày ấy dù Nội chiến nhưng Một Thời Phan Châu Trinh
Là cả Thiên đường không chiến tuyệt đối yên bình thanh bình hòa bình ...
Khắp trên đường đi đến trường Ngàn Hoa Nắng vẫy đón chào
Anh ngại ngần sóng bước bên Em . ..
Ôi Một Thời Phan Châu Trinh !
Chúng ta đã từng thanh xuân trẻ thơ làm sao !
Tuổi ấu thơ lẫn Tuổi thanh xuân không một lần tính toán
Chúng ta từng tha thứ cho nhau dù bao lỗi lầm
Em ơi ! Em hỡi !
Anh chỉ cảm nhận duy nhất một điều trong Cõi đời này
Nếu muốn sống cho người tưởng nhớ
Em ơi ! Em hỡi !
Hãy cố đừng đánh mất mình Em dấu yêu yêu dấu ơi !
Rồi bao ngàn lần Kỷ niệm Ký ức lại về :
Ôi Một Thời Phan Châu Trinh !
Chúng ta đã từng thanh xuân ngây thơ làm sao !
*
Chẳng có biến cố dù nhỏ nhất trên đời trôi qua
Mà không lưu lại một dấu vết trong chúng ta
Những tháng năm dưới Mái trường cũ như dòng Hàn Giang êm đềm
Cô thầy xưa bạn bè cũ
Tuổi thanh xuân trẻ trôi qua đâu nào phải đâu xa
Dù hơn 40 Năm nhưng tưởng chừng như mới hôm qua .. ..
Ôi chúng ta đã từng thanh xuân mơ mộng làm sao !
Chúng ta cùng từng ấp ủ bao Hy vọng bao Ước mơ về Quê Hương
Chúng ta cũng từng bắt đầu biết yêu từ ấy
Và ta đã thành thật say đắm yêu thương làm sao !
Chúng ta cũng đã từng tự tin biết bao vào Tương Lai !
*
Bâng khuâng một chiều chớm hè
Nhìn lại Một Thời Phan Châu Trinh
Làm sao chúng mình có thể quên
Bao nét mặt thân yêu ngày xa xưa ấy
Nhớ mãi nhớ hoài nhớ bao ánh mắt nhìn thân yêu
Ôi Một Thời Phan Châu Trinh !
Chúng ta đã từng thanh xuân ngây thơ làm sao !
TRIỆU LƯƠNG DÂN
Tuyệt
Xóa