Tam quan Thánh Duyên tự |
Bia Thúy Vân sơn
Nhớ ngày xưa cả lớp Việt Hán, từ Huế đến Túy Vân phải “lụy đò” bến Đá Bạc. Chuyến đò máy, nhưng cũng phải gần một giờ mới cập bến. Con đò rề rà nhưng tạo cho con người cái thú chùng chình sông nước. Thuở ấy, chiến tranh ác liệt, thế mà mỗi bạn trong lớp tìm đến mảnh đất Vinh Hiền bằng tâm thế của người an nhiên đắm mình vào cảnh quan quê hương để “thêm yêu đất nước mình”. Hành trang của mỗi sinh viên chỉ có cái túi vốn đựng mìn Claymore, chứa mấy ổ bánh mì, vài lon thịt hộp, cuốn sổ ghi chép, tập nhạc..., có người thêm cây đàn ghi ta, cây kèn Harmonica… và cả một tâm hồn tuổi trẻ. Tất cả cứ “thân nhẹ nhàng” du khảo.
Tháp Điều Ngự trên đỉnh Thúy Vân
Bây giờ, từ Đà Nẵng ra Túy Vân, xe bon bon đến phía bắc chân đèo Phước Tượng, rẽ quốc lộ 49B, quanh co đèo dốc khoảng 30 phút, qua cầu Tư Hiền… là đến Vinh Hiền. Những người trên xe đã từng chia sẻ ngọt bùi dưới một mái trường Trung học chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng, bây giờ đang vui với cái tuổi cao của mình. Niềm vui ấy biểu hiện qua những giọng ca không có dĩ vãng, chỉ có hiện tại và tương lai; không có “thương hiệu”, những giọng ca chỉ hát cho nhau nghe, “vui là chính”. Người hát cứ thoải mái “biểu diễn” theo kiểu của mình (trên xe có sẵn hệ thống âm thanh), người nghe im lặng thưởng thức và kết thúc bài hát bao giờ cũng là một tràng vỗ tay thân tình. Tinh thần là thế, còn vật chất thì không thể nào chu đáo hơn. Nào là bánh ít bột gạo dẽo thơm, nhân tôm thịt đậm đà của chị Thiện. Nào là những trái nhãn cơm dày thanh tao của chị Ánh, nào là những cây kẹo “ngậm cho” thanh giọng mà hát của thầy Khải. Nào là những dĩa khoai lang, khoai môn, sắn luộc vừa bở vừa chắc mà chị Bé phải cất công mua, luộc từ đêm qua… Và một bữa ăn trưa nồng nàn hương vị biển Vinh Hiền. Mực ống nước lợ ngọt thơm và dòn, ăn với rau thơm Huế, trái vả, dưa leo xắt lát; cua gạch mỗi người một con vừa ăn vừa đem sự trải nghiệm về cua mà so sánh để rồi xuýt xoa : “quá ngon”; cháo cá vẩu - một cái tên lạ - nhưng làm nên cái ngọt ngào của chén cháo Tư Hiền. Tất cả hỉ hả, hả hê như ở gia đình mình.
Bây giờ, từ Đà Nẵng ra Túy Vân, xe bon bon đến phía bắc chân đèo Phước Tượng, rẽ quốc lộ 49B, quanh co đèo dốc khoảng 30 phút, qua cầu Tư Hiền… là đến Vinh Hiền. Những người trên xe đã từng chia sẻ ngọt bùi dưới một mái trường Trung học chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng, bây giờ đang vui với cái tuổi cao của mình. Niềm vui ấy biểu hiện qua những giọng ca không có dĩ vãng, chỉ có hiện tại và tương lai; không có “thương hiệu”, những giọng ca chỉ hát cho nhau nghe, “vui là chính”. Người hát cứ thoải mái “biểu diễn” theo kiểu của mình (trên xe có sẵn hệ thống âm thanh), người nghe im lặng thưởng thức và kết thúc bài hát bao giờ cũng là một tràng vỗ tay thân tình. Tinh thần là thế, còn vật chất thì không thể nào chu đáo hơn. Nào là bánh ít bột gạo dẽo thơm, nhân tôm thịt đậm đà của chị Thiện. Nào là những trái nhãn cơm dày thanh tao của chị Ánh, nào là những cây kẹo “ngậm cho” thanh giọng mà hát của thầy Khải. Nào là những dĩa khoai lang, khoai môn, sắn luộc vừa bở vừa chắc mà chị Bé phải cất công mua, luộc từ đêm qua… Và một bữa ăn trưa nồng nàn hương vị biển Vinh Hiền. Mực ống nước lợ ngọt thơm và dòn, ăn với rau thơm Huế, trái vả, dưa leo xắt lát; cua gạch mỗi người một con vừa ăn vừa đem sự trải nghiệm về cua mà so sánh để rồi xuýt xoa : “quá ngon”; cháo cá vẩu - một cái tên lạ - nhưng làm nên cái ngọt ngào của chén cháo Tư Hiền. Tất cả hỉ hả, hả hê như ở gia đình mình.
Quãng giữa chùa và gác Đại Từ
Mải nói chuyện xưa nay, chuyện ăn uống thế này thì hỏng. Tất nhiên, đến Vinh Hiền mà không thưởng thức hải sản ở đây là một thiếu sót lớn. Nhưng nếu không ngoạn cảnh Túy Vân, viếng chùa Thánh Duyên, gác Đại Từ, tháp Điều Ngự thì xem như chưa đến Túy Vân. Thực ra, Túy Vân là cách gọi của dân gian, còn tên chính xác là núi Thúy Vân. Thúy là biếc, là ngọc, là lông con chim chải. Có lẽ, Thúy Vân là mây biếc bởi nó phản ánh cái màu xanh của biển, của núi chăng? Núi Thúy Vân còn gọi là núi Rùa. Đến nơi đây, từ chân núi ở hướng đống, phải leo lên nhiều bậc cấp mới đến chùa Thánh Duyên. Cả đoàn định vào viếng chùa và lễ Phật, nhưng do có một đoàn Phật tử đang làm lễ nên quanh theo góc phải chùa, lên nhiều bậc cấp sau chùa đến gác Đại từ nằm lưng chừng núi, rồi phải bở hơi tai lên tháp Điều Ngự ngắm quang cảnh cửa biển Tư Dung, núi Bạch Mã… sau đó nhẹ nhàng xuống thăm chùa Thánh Duyên. Chùa trước đây có quy mô như một thảo am do chúa Nguyễn Phúc Tần xây dựng vào thế kỉ thứ XVII (1648), năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu tu sửa, đến năm 1825, vua Minh Mạng trùng tu với quy mô như hiện nay, 1836, nhà vua ban sắc thành Quốc tự. Cả đoàn vào viếng chùa và lễ Phật, được chiêm ngưỡng tượng 18 vị La Hán, được uống nước lá hái từ núi Túy Vân vị chát mà ngon.
Mải nói chuyện xưa nay, chuyện ăn uống thế này thì hỏng. Tất nhiên, đến Vinh Hiền mà không thưởng thức hải sản ở đây là một thiếu sót lớn. Nhưng nếu không ngoạn cảnh Túy Vân, viếng chùa Thánh Duyên, gác Đại Từ, tháp Điều Ngự thì xem như chưa đến Túy Vân. Thực ra, Túy Vân là cách gọi của dân gian, còn tên chính xác là núi Thúy Vân. Thúy là biếc, là ngọc, là lông con chim chải. Có lẽ, Thúy Vân là mây biếc bởi nó phản ánh cái màu xanh của biển, của núi chăng? Núi Thúy Vân còn gọi là núi Rùa. Đến nơi đây, từ chân núi ở hướng đống, phải leo lên nhiều bậc cấp mới đến chùa Thánh Duyên. Cả đoàn định vào viếng chùa và lễ Phật, nhưng do có một đoàn Phật tử đang làm lễ nên quanh theo góc phải chùa, lên nhiều bậc cấp sau chùa đến gác Đại từ nằm lưng chừng núi, rồi phải bở hơi tai lên tháp Điều Ngự ngắm quang cảnh cửa biển Tư Dung, núi Bạch Mã… sau đó nhẹ nhàng xuống thăm chùa Thánh Duyên. Chùa trước đây có quy mô như một thảo am do chúa Nguyễn Phúc Tần xây dựng vào thế kỉ thứ XVII (1648), năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu tu sửa, đến năm 1825, vua Minh Mạng trùng tu với quy mô như hiện nay, 1836, nhà vua ban sắc thành Quốc tự. Cả đoàn vào viếng chùa và lễ Phật, được chiêm ngưỡng tượng 18 vị La Hán, được uống nước lá hái từ núi Túy Vân vị chát mà ngon.
Ở trước điện Đại Hùng
Rồi tất cả xuống núi. Hình như cõi thiền làm lòng người khỏe nhẹ hơn, bao nhiều mồ hôi chứng tích mệt nhọc của cuộc leo núi của các U 70 biến mất cả. Chỉ còn những nét mặt thanh thản, chỉ còn những nụ cười rất tươi. Và tất cả làm nên ấn tượng tuyệt vời của ngày dã ngoại Túy Vân sơn.
Rồi tất cả xuống núi. Hình như cõi thiền làm lòng người khỏe nhẹ hơn, bao nhiều mồ hôi chứng tích mệt nhọc của cuộc leo núi của các U 70 biến mất cả. Chỉ còn những nét mặt thanh thản, chỉ còn những nụ cười rất tươi. Và tất cả làm nên ấn tượng tuyệt vời của ngày dã ngoại Túy Vân sơn.
Biển Vinh Hiền buổi trưa
Hoàng Dục
14-7-2013
______________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét