Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

216. LAỊ THỬ KI

      Mới tờ mờ sáng, mà tôi đã chăm hăm nhìn vào mấy trang báo. Xin thưa không phải vì tôi mê báo mà vì xem đã có kết quả chấm thi chưa. Chả giấu gì, tôi có mấy cháu cũng "lều chõng" trong kì thi này.
      Mặc dù, dán mắt, lướt mắt, đưa mắt, trố mắt, mở to mắt, mắt đóng đinh,...
nhưng chẳng thấy gì. Chắc Đà Nẵng chấm xong rồi, nhưng còn phải lên mâm bát thống kê, báo cáo đã... Đang rầu, bỗng hiện ra trước mắt một mẩu tin "Nhiều tỉnh phía Bắc có tỉ lệ tốt nghiệp xấp xỉ 100%" đăng trên báo "Tuổi Trẻ". Vội hướng mắt vào, đồng thời bụng bảo dạ : "Không cơm thì húp đỡ cháo cũng được". Vội đọc và ghi vào bộ nhớ:
      - Ông Nguyễn Văn Tám, Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên cho biết, toàn tỉnh tỉ lệ đỗ là 99,53%, tương đương với năm 2011.
      - Ở tỉnh Nam Định, ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, tỉ lệ đỗ của hoàn sinh toàn tỉnh là 99,89%, (năm 2011 là 99,89%).
      - Các tỉnh thành như Hà Nội, Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc cũng đỗ 90% trở lên.
      Dù chưa có thông tin về tỉ lệ đỗ kì thi tốt nghiệpTHPT của cả nước, nhưng qua những thông tin trên, có thể khái quát một câu: Tám ơi, lạc quan được rồi. Riêng tôi, tôi rất mừng vì các cháu có được một "tấm bằng" để bước vào các cổng trường bậc trên, vừa tạo điều kiện nuôi sống bản thân vừa làm được việc tốt cho đời. Và cũng rất vui vì năm nay từ khâu ra đề, tổ chức thi, chấm thi, các hội đồng thi trên cả nước đã "cơ bản bảo đảm được tính nghiêm túc và đúng quy chế" vậy mà các cháu vẫn khẳng định được mình, như vậy mới thực tàì.
      Nhưng... đang vùi bỗng nhớ một câu chuyện, thành ra vui không trọn vẹn. Trước đây, có người căn cứ vào vấn đề thi cử của các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia quanh Việt Nam, đã đề xuất bỏ thi tốt nghiệp THPT mà chỉ thi Đại Học. Gần đây, có người nói rằng thi gì mà đỗ 99%, 100%, bỏ thi cho đỡ tốn kém. Trước đề nghị ấy, một quan chức ở Bộ đã phát ngôn : Phải thi. Thi để kiểm tra, đánh giá việc dạy và học của thầy và trò. Một phát biểu công tâm, nhưng lạ. Lạ bởi người ta tốn tiền, tốn chất xám để chọn người tài; chứ không ai đổ tiền ra để chỉ kiểm tra việc dạy và học - một việc mà nếu nghiêm túc, công tâm có thể làm được trong giảng dạy, ở các kì thi học kì.
      Không biết có ai thấy lạ như tôi không?
                                                            HD, 14-6-2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét