Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013
508. BÀI THƠ DỊCH ĐẶC SẮC
Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013
Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013
Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013
505. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT
![]() |
Một góc chốn quê |
Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013
504. TRONG MẮT HỌC TRÒ 40
GẶP LẠI THẦY
Các cô giáo cũ về dự kỉ niệm 50 THPT Hoàng Hoa Thám |
Một năm học Văn với thầy Hoàng Dục thật nhiều kỷ niệm. Năm đó, lần đầu tiên sau năm 1975, học sinh được học về Thạch Lam với “Hai đứa trẻ”, Nguyễn Tuân với “Chữ người tử tù”, Nguyễn Bính với “Tương tư”, Xuân Diệu với “Đây mùa thu tới”, “Thơ duyên”, Hàn Mặc Tử với “Đây thôn Vĩ Dạ”, Vũ Trọng Phụng với “Số Đỏ”, Nam Cao với “Đôi mắt”, Quang Dũng với “Tây Tiến”, Vũ Cao với “Núi đôi”, Nguyễn Mỹ với “Cuộc chia ly màu đỏ”, Xuân Quỳnh với “Sóng”... Dù là ít ỏi nhưng thầy Hoàng Dục đã tận dụng thời gian để nói thêm về những tác giả, những tác phẩm mà chúng tôi không được học trong chương trình. Chẳng hạn, thầy vẫn nói về cảm giác ngày khai trường của một tác giả nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Học về Thế Lữ với “Nhớ rừng” thì thầy cố gắng giới thiệu thêm về hoạt động của ông cùng với Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo...
Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013
503. TRONG MẮT HỌC TRÒ 40
GẶP LẠI THẦY
(Tiếp theo)
![]() |
Với các em 12/5, 12/10 trong Kỉ niệm 20 năm ra trường |
Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013
502. TRONG MẮT HỌC TRÒ 40
50 thành lập trường THPT Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng |
Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013
501. LẶNG VÀ LẠNH
![]() |
Bìa và trang 8 sách Đồng dao |
Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013
500. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT
![]() |
Một phân khúc đường hoa Đà Nẵng, Tết Quý Tỵ |
Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013
Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013
498. DIỄN VĂN CỦA TỔNG THỐNG A. B. LINCOLN
Bài diễn văn Gettysburg huyền thoại
của Abraham
Lincoln
ngày 19.11.1863
Nguyễn
Xuân Xanh
Abraham Lincoln
(1809 – 1865)
(1809 – 1865)
Dưới đây là
bài diễn văn nổi tiếng, có lẽ nổi tiếng
nhất của Tổng Thống Mỹ Abraham Lincoln, mà ông
đã đọc trong buổi lễ khánh thành
Nghĩa trang quốc gia Gettysburg ngày 19.11.1863, tức 144
năm trước đây. Trong cuộc nội chiến Nam Bắc
(1861–1865),
trận chiến xung quanh thành phố Gettysburg thuộc bang
Pennsilvania vào tháng 7 năm đó có lẽ
là đẫm máu nhất và được xem như khúc
quanh cho cuộc chiến.
Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013
Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013
495. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013
494. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT
26. Vào tiết giảng văn “Ca dao tình nghĩa”, thầy đọc rất diễn cảm. Giọng đọc thơ của thầy làm mủi lòng bao cô cậu học trò của trường nội trú vùng cao Tây Nguyên.
Nhìn ánh mắt rưng rưng của học trò, thầy càng hứng thú hơn, say sưa “trình tấu” bài giảng. Một số học trò cúi mặt, những giọt nước mắt long lanh khóe mắt. Một số em bụm miệng, hình như là cố giấu tiếng khóc?
Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013
Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013
492. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT
19. T ngừng giảng, đưa mắt về cuối lớp. Nhiều cánh tay đưa lên. Những thắc mắc của học sinh về bài giảng “Trách lỗi ngày hẹn, trách lỗi nơi hẹn”, trích Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, anh lần lượt trả lời một cách thỏa đáng.
Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013
491. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT
Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013
490. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT
Tượng nhà bác học Lê Quý Đôn ở trường chuyên LQĐ |
Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013
489. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT
Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013
488. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT
487. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT
3. Mỗi độ hè về, thầy N từ làng Kim Long hay Kim Giao ở Quảng Trị lại vào làng Kế mở lớp dạy tư. Thầy có một cái bướu trên lưng, thuộc kiểu người có tật có tài. Học với thầy, trò nào cũng tấn tới.
Năm nay, thầy lại vào. Đám học trò làng Kế lục tục ôm vở viết tìm đến, trong đó có thằng cu T. Cu T là quý tử “hủ mắm treo đầu giàn” của nhà bà T, một gia đình neo đơn, mẹ góa con côi.
Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013
486. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT
Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013
485. THOÁNG NGHĨ VỀ GIA ĐÌNH
Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013
484. VUI BUỒN TẠI TA
Một bà cụ gặp một thiền sư, thiền sư hỏi thăm bà sống thế nào. Bà cụ buồn rầu bảo: Tui có hai thằng rể, thằng bán dù thằng bán giày. Mùa mưa chẳng bán được giày, mùa nắng không bán được dù. Thiền sư bèn ôn tồn: Tại sao bà không nói: mùa mưa bán được dù, mùa nắng bán được giày, thế có vui không. Bà lão gật gù, nhìn thiền sư và cười rất hồn nhiên.
Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013
483. ĐỜI XƯA CHUYỆN
Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013
482. HẠT NHÂN NGƯỜI
Bình mình trên sông Hàn, Đà Nẵng |
Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013
Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013
480. NỀN GIÁO DỤC MIỀN NAM 1954-1975
Đăng lại từ blog nguyentrongtao vào ngày 17/10/2013
NGUYỄN THANH LIÊM
Học Thế Nào xin trích một
phần tài liệu của GSTS Nguyễn Thanh Liêm về giáo dục ở miền nam sau 1954. (GSTS
Nguyễn Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởng Petrus Ký – Sài Gòn, Chánh Thanh Tra
trưởng ban soạn đề thi của Bộ Giáo Dục trong những năm 1965-67, Thứ Trưởng Bô
Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975).
479. TÌNH THÂM GIA TỘC
Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013
478. VỀ QUÊ CHẠP MỘ
Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013
Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013
476. TRƯỜNG CHẤT LƯỢNG CAO
Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013
Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013
474. BẮT VẦN CÙNG BẠN
Ghé thăm blog của Cao Thông, thấy bạn "Tuổi già lẩn thẩn" ca thơ, cầm lòng không đậu, chắp vần "Cao tuổi nhởn nhơ" thơ thẩn cùng bạn gọi là vui hòa điệu sống. Mong bạn hỉ hả mà đại xá cho.
Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013
473. IM LẶNG VÀ NÓI DỐI
Đội tuyển văn Olympic tại Bình Quới, 2009 |
Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013
472. NÔM NA THƠ THẨN
Ngồi cà phê với Cao Thông ở bên đường, về, tự dưng loáy hoáy mấy câu tứ tuyệt lục bát. Nghĩ cũng nôm na thơ thẩn thế thôi, nhưng phải ghi lên đây để nhớ.
Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013
471. VĂN HÓA TRUNG THU
Vào blog bạn mình đọc được bài “Niềm vui chú Cuội”:
May sao cơn bão không vào ,
Đêm rằm lại có trăng sao sáng ngời .
Tiếc thay Cuội đã già rồi ,
Chẳng còn hứng thú để chơi rước đèn .
Tóc không còn mấy sợi đen ,
Cây đa cũng đã nhiều phen gãy cành .
Chỉ còn vài chiếc lá xanh .
Thôi thì cũng ráng để dành ...mùa sau .
Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013
470. NGƯỜI KẾ MÔN LÀM THƠ
![]() |
Trên phá Tam Giang |
Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013
469. TẢN MẠN VỀ XƯNG HÔ TRONG NHÀ TRƯỜNG
Buổi sáng đưa đứa cháu đi học, ngang qua một trường mẫu giáo, nghe vang vang tiếng hát : “Cô là mẹ và cháu là con – Trường của cháu đây là trường mầm non”. Nghe lời bài hát qua giọng ca non nớt làm nhớ lại một bài viết của mình đã đánh mất : “Xưng hô trong nhà trường”, dành tặng cho các em chuyên văn. Và gần đây, được đọc bài viết của Nguyễn Thị Từ Huy về vấn đề này, mình có cảm giác gặp người đồng điệu, nên mượn bài này vừa ghi lại những gì đã viết ngày xưa vừa chia sẻ với tác giả cách xưng hô giữa thầy và trò.
468. HÌNH NHƯ LÀ CHẤT ĐÔNG GIANG
Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013
467. SINH NHẬT LẦN THỨ 50 CỦA THPT HOÀNG HOA THÁM
50 năm THPT Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng |
Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013
466. CLB TRẺ KẾ MÔN-ĐÀ NẴNG TRÒN MỘT TUỔI
Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013
465. NHÂN KHAI GIẢNG, BẠN VÀ TÔI CÙNG ƯỚC

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013
464. VIP... THU TRUNG BÁNH VIP

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013
463. MỘT NỀN GIÁO DỤC BẤT KHẢ
"Một nền giáo dục bất khả" là bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, giảng dạy ở Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP. HCM. Mạn phép Tiến sĩ được đăng lại bởi đây là một bài viết thú vị đáng đọc và suy ngẫm.

Tuy nhiên, từ góc nhìn chủ quan của người viết bài này, dù là “đổi mới” hay “cải cách”, muốn gọi kiểu nào thì tùy, hay chỉ ngắn gọn là “giáo dục”, ở thời điểm hiện tại, đều là bất khả. Nếu cố tình tách giáo dục như một hiện tượng riêng biệt để sửa chữa, đắp vá, thêm thắt các chi tiết, thì không thể có cải cách, không thể có đổi mới, thậm chí không có cả giáo dục.
Tại sao bất khả?
Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013
462. SĂM SOI MIỀN TÂY TÌM CÁI LẠ
Mỗi lần đọc Nguyễn Ngọc Tư là một lần dậy lên cảm giác thích thú như được nếm hương vị chè thốt nốt; như ăn so đũa, bông bí, bông điên điển… luộc với nước mắm kho quẹt. Chuyện chỉ là những hiện tượng đời thường ở miền Tây, xẩy ra vào nhiều thời điểm, cứ quanh quất như khói đốt đồng, nhưng kể theo kiểu Nguyễn Ngọc Tư nên rất ý vị. Thưởng thức “Miền Tây không có gì lạ” của nữ văn sĩ này là gặp lại cảm giác ấy nên gấp sách vẫn còn dư âm.
Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013
461. NHÌN NGƯỜI TA GIÁO DỤC
Ngó “người” rèn nhân cách, ngẫm
lại mình!
THÁNG TÁM 22, 2013
Ở nhiều nước châu Á, dạy lễ nghĩa cho trẻ rất
được chú trọng vì họ quan niệm trước khi dạy trẻ thành “tài”, hãy dạy trẻ có
“đức”…
Kim Anh- Bích Lan- Minh Hòa
Ngó “người” dạy đạo đức cho trẻ…
Chúng tôi có may mắn đã được đến Nhật Bản, được đi tham quan
nhiều nơi ở đất nước Mặt Trời mọc. Dù đã tìm hiểu trước khi đến đây, nhưng
chúng tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng về vẻ đẹp thanh bình, trong lành của nước
bạn. Đường sá lúc nào cũng sạch sẽ, hiếm thấy nơi nào có rác trên đường. Mọi
người đi đường, lên xe buýt, tàu điện ngầm… đều theo trật tự, không bao giờ có
sự chen lấn, xô đẩy.
Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013
460. QUÁ GIANG NỖI NHỚ
Một buổi chiều tháng sáu hanh hao, khép mình trong phòng đọc sách, thế rồi anh Mai Xuân Anh đến chơi và tặng tập thơ “Vầng trăng mẹ” của nhiều tác giả, bìa Dạ Tịnh, phụ bản: Phan Ngọc Minh và Nguyên Giao, Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành vào tháng 12 năm 2012. Cầm tập thơ mà lòng bâng khuâng theo vẻ đẹp giản dị của trang bìa. Một vầng trăng tròn, hình ảnh cách điệu trái tim bằng nét bút lông treo ở góc cao trên nền trắng tinh khiết. Giản dị thế thôi nhưng là giản dị của cái đẹp, và đó là cái đẹp của tấm lòng, cái đẹp của cõi tĩnh lặng vĩnh hằng. Trong lòng tôi, hình ảnh mẹ lại hiện về như sương khói mang mang.
Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013
459. CHỦ NHẬT NHÂN VĂN

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013
458. NGƯỢC BẮC MIỀN TRUNG
Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013
457. NGƯỢC BẮC MIỀN TRUNG
4. Bên bờ suối Nước Moọc.
Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013
Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013
455. NGƯỢC BẮC MIỀN TRUNG
Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013
454. NGƯỢC BẮC MIỀN TRUNG
2. Mưa đêm Đồng Hới
Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013
453. NGƯỢC BẮC MIỀN TRUNG
1. Khoảnh khắc Đá Nhảy.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)