Vào
trang web họ Lê của các làng Thanh Hương - Phù Nông - Ưu Điềm -
Kế Môn, gặp bài viết này, nên trích đăng ở đây.
THƯ VIỆN LÀNG KẾ MÔN
THƯ VIỆN LÀNG KẾ MÔN
BS HỒ ĐẮC DUY
Về Huế đi ra thị trấn Sịa qua đò Vĩnh Tu hay đò Ca Cút trên phá Tam Giang rồi đi hết làngThế Chí Tây là làng Kế Môn.
Làng Kế Môn là một làng nổi tiếng không những ở miền trung mà là cả
nước , ngôi làng có 3 di tích độc đáo đó là chùa Làng Kế Môn , Thư viện
và Tổ đỉnh Kim hoàn, vùng đất này là quê hương của nghề kim hoàn Việt
Nam, nơi sinh ra những người thợ kim hòan khéo tay với kỹ thuật điêu
luyện, ngón nghề gia truyền …Những người thợ kim hoản của làng Kế Môn và
các cửa hiệu của họ có mặt ở nhiều thành phố lớn như Saigòn Đà Lạt – Hà
Nội Huế , Nghề kim hoàn của họ phát triển không chỉ ở trong nuớc mà còn
khắp nơi trên thế giới như ở Hoa kỳ , họ có mặt từ Oakland – California
cho đến Portland – Origan , Houston – Texas… chỗ nào có cộng đồng người
Việt là có của hiệu của họ
Truyện kể về ông tổ nghề Kim Hoàn ở Huế , Vào cuối đời Chúa Nguyễn Phúc
Khoát, có ông Cao Đình Độ (1746 ) người làng Cẩm Tú, tỉnh Thanh Hóa,
sống bằng nghề bịt đồng thau như hàn khay đồng gãy, bịt chén kiễu bể …
nhờ đôi bàn tay khéo léo, óc thẫm mỹ . sáng trí , chăm chỉ , ông được
một người Tảu truyền nghề kim hoàn , cho sau trở thành một nghệ nhân đặc
biệt., ông mang vợ và con vào Thuận Hóa, lập nghiệp tại làng Kế Môn , (
thuộc xã Điền Môn – huyện Phong Điền –Tỉnh Thừa Thiên ) Nhờ biệt tài và
am hiểu nghệ thuật kim hòan , ông được vua Quang Trung trọng dụng cho
làm trong ngành ngân tượng, là nơi chuyên làm đồ trang sức cho hoàng
gia. Sau vua Gia Long lên ngôi ngành ngân tượng phát triễn nhiều hơn trở
thành một ngành nghệ thuật cao . Ông Cao Đình Độ và con trai của ông là
Cao Đình Hương (1773) có dịp thi thố tài năng Hiện tại những tác phẫm
kim hoàn vào đầu triều đại nhà Nguyễn đều mang dáng dấp nghệ thuật tài
hoa của gia đình ông.
Cả hai cha con được tôn vinh là đệ nhất và đệ nhị tổ sư nghề kim hoàn
tại Huế. Lăng mộ của hai ông được kiến trúc rất công phu, với những nét
hoa văn độc đáo.
Đến
nay, giòng họ của ông đã truyền được hơn 7 đời, , Mỗi năm vào ngày giỗ
tổ, các thợ kim hoàn khắp nơi thường tề tựu về tổ đình kim hoàn thăm
viếng và dâng hương
Dịp
giỗ tổ cũng là ngày bà con giòng họ họp mặt từ đó những công việc từ
thiện , những hoạt động văn hóa xã hội của cộng đồng làng Kế Môn được
đem ra bàn đến trong đó có việc thành lập Thư Viện làng Kế Môn .
Làng Kế Môn cũng còn nơi chôn rau cắt rốn của một nhân vật nỗi tiếng là
Bs Hồ Tá Khanh vào dầu thế kỷ 20 . Năm 1926 ông tham gia lễ truy điệu
ông Phan Châu Trinh, bị đuổi học, ông trốn sang Pháp sau học trường đại
học Y khoa Paris, tốt nghiệp y khoa bác sĩ , ông là thành viên trong
nhóm ông Phan văn Hùm
Năm 1942 ông cùng các bạn văn thành lập báo Văn Lang , năm 1945 được
ông Trần Trọng Kim mời tham gia nội các với chức vụ bộ trưởng bộ kinh tế
sau khi nội các của ông Trần Trọng Kim sụp đổ, viên cao ủy Pháp là
Bollaert thỉnh cầu ông giữ một chức vụ quan trọng trong chính phủ Nam Kỳ
nhưng ông từ chối
Trong một lần đi thăm các điểm để Tủ Sách Giải Trí Giáo Dục dành cho
thiếu nhi ở nông thôn ở vùng Phong Diền , Quãng Điến chúng tôi được cư
dân ở đây giới thiệu đến thăm thư viện làng Kế Môn
Dẫn vào làng Kế Môn là một con đường bê tông con đường này do một ngừoi
dân của làng hiến tặng , nó mang tên “Đường bê tông Nguyễn Thanh Côn “,
dài 2400 m, dọc đường, có đến mấy chục ghế đá kiểu công viên nằm cách
nhau vài trăm mét , Ở giữa làng , bên đường người ta đọc thấy một tấm
bảng màu xanh ghi : “Thư viện làng Kế Môn”
Thư viện làng Kế Môn là một ngôi nhà khang trang , thuộc xã Điền Môn,
huyện Phong Điền là thư viện làng duy nhất tại Thừa Thiên-Huế , được
thành lập năm 1999, do ông Hồ Huệ -một người thợ kim hoàn, khởi xướng và
bỏ tiền xây dựng nhằm giúp bà con xóm giềng trong làng và người dân địa
phương có cơ hội để đọc sách. Thư viện gốm có 2 nhà , ngôi nhà chính
dùng làm thư viện và ngôi nhà nhò cho gia đình người thủ thư ở , phía
trước là một khoảng sân , đến mùa gặt người ta phơi lúa ở đó
Bố trí trong thư viện là 2 kệ sách nhiều tầng , một tủ sách , một bàn
dài , một bàn tròn với các ghế dựa bằng gỗ dùng cho độc giả
Thư viện Kế Môn bao gồm nhiều chủng loại sách từ lịch sử, văn chương,
danh nhân, cho đến các loại các cẩm nang, sách nghiên cứu , sách học làm
người, sách truyện , truyện tranh thiếu nhi , tạp chí … và một bộ sưu
tập tem
Khi chúng tôi đến thăm là lúc thư viên mỡ cửa , người thủ thư là một phụ
nử trẻ đang bế một cháu bé trên tay , chị ta chỉ cho chúng tôi mấy chổ
để sách , rót nước mời chúng tôi rồi đi xuống nhà dưới
Tôi hỏi thăm , được biết chị chỉ là người coi sóc nhà cửa , xếp đặt
sách vở cho ngay ngắn . quet tước bui bặm… Chị chưa được huấn luyện về
một khóa học nghiệp vụ nào về thư viện
Chúng
tôi ngồi lại xem cách xếp sách trên kệ , tiêu đề các sách , chủng
loại…và hướng dẫn cho chi vài nét về căn bản về cách sắp xếp sách trên
kê , phân loại sách , truyện , tạp chí … Chị rất vui khi được chúng tôi
chỉ dẫn , chị là một phụ nữ thông minh chiu khó và hiếu khách
Chúng
tôi nói với chị là chúng tôi sẽ tìm cho chị một ngân sách nhỏ và gởi
chị lên thư viện huyên Quãng Điền trong vòng một tuần để học, ở đó chị
sẽ được huấn luyện cách điều hành một thư viên như chi đang phụ trách ,
Khi về lại Saigòn chúng tôi gởi tặng cho thư viện làng Kế Môn 100 cuốn
sách về văn học
Thư Viện làng Kế Môn là một thư viện mà ngẫu nhiên nó được hình thảnh
từ những tấm lòng của người dân ,thư viên làng Kế Môn có thể là khuôn
mẫu cho một ý tưởng phát triễn văn hóa , đưa hiễu biết , kiến thức về
vùng quê …. Cũng là một hình thức giải trí cho người dân ở nông thôn ,
một điều mà cư dân làng Kế Môn đã và đang làm được
Những làng nỗi tiếng về ngành nghề truyền thống và văn hóa trên khắp
đất nước như Bát Tràng , Quan Họ , Liễu Chàng …ở miền Bắc , Láng Bún ,
Hương Cần , Cầu Ngói Thanh Toàn ờ Huế , Cái Mơn , Giồng Trôm ,Thạnh Trị ở
miền Nam chắc cũng đang hình thành một kiểu văn hóa này
Ở nước ta , cho đến năm 2003 có đến 74% dân số sống ở vùng nông thôn.
Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến
toàn xã hội.
Về mặt tổ chức xã hội, làng xã ở nước ta là hai đối tượng quan trọng nhất
Ở nông thôn gia tộc đóng vai trò rất quan trọng. , gia tộc còn quan
trọng hơn cả gia đình . Mỗi gia tộc đều có trưởng họ còn gọi là tộc
trưởng , có nhà thờ họ có gia phả Ở nhiều làng, hầu hết dân cư ở làng đó
đều có quan hệ họ hàng với nhau. Cho nên tiếng nói của trửơng tộc nhất
là quyết định của Hội Đồng Trưởng Tộc của làng có ảnh hưởng rất lớn trên
sự phát triển nhất là về nếp sống văn hóa
Thư viện làng là một tổ chức rất phổ biến ở các nước đã phát triển , ở
đó họ có những chương trình kèm theo như nhóm đọc sách giới thiệu những
sách hay , lớp dạy nữ công gia chánh , cách nuôi dạy con cái , chiếu
phim , lớp dạy dưởng sinh , tài chi ….là nơi gặp mặt của các người lớn
tuổi
Đi
thăm thư viện làng Kế Môn mới thấy hết tâm lòng , ý thức của dân làng là
rất coi trọng cái chử , nhiều ngưới đã nói với tôi rằng trên đất nước
ta ít làng nào có được một thư viện như làng Kế Môn cho dù dưới con mắt
của một thủ thư chuyên nghiệp thì nó có vẽ nhếch nhác , thiếu khoa
học…nhưng về mặt ý thức phổ biến kiến thức cho cộng đổng thì họ dáng
được ghi công như những người khai phá tiên phong
Nếu trên đất nước ta , làng nào cũng có một thư viện hay một tủ sách
dành cho cộng đồng như thư viện làng Kế Môn thì việc nâng cao dân trí , ý
thúc về đạo đức , ý thúc về công dân …sẽ đi vào cuộc sống
Để xây dựng một thư viện như thư viên làng Kế môn quả thưc là không
phải là khó chỉ cần có tiếng nói của hội đồng trưởng tộc là có thể thành
lập được thư viện
Chúng tôi có thể tư vấn cho cho những nơi cần thực hiện chương trình
thư viên làng hay tủ sách giải trí giáo dục cho trẻ con ở nông thôn
__________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét