Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

278. VĂN CHƯƠNG THẾ LỮ


I. Tiểu sử và sự nghiệp văn chương:
     1. Tiểu sử (1907-1989):
    - Tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, sinh ngày 6-10-1907, quê Phù Đổng, Tiên Du, Bắc Ninh trong một gia đình công chức nhỏ.
    - 1932 tham gia “Tự Lực văn đòan”, một cây bút chủ lực với nhiều bút danh: Lê Ta, Lê Tây,...
    - 1937, họat động sân khấu, từng làm diễn viên, đạo diễn trong các nhóm kịch: Tinh Hoa, Ban
kịch Thế Lữ, Ban kịch Anh Vũ,...
    - Tham gia kháng chiến, 1957 giữ chức chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.
    - 6-1989, mất tại thành phố Sài Gòn.
     2. Sự nghiệp văn chương:
    a. Thơ: Mấy vần thơ (1936), Mấy vần thơ tập mới (1940).
    a. Văn xuôi: Vàng và máu (1934), Bên đường thiên lôi (Truyện ngắn) (1936), Lê Phong phóng viên (1937), Trại Bồ Tùng Linh (1941), Gói thuốc lá (1941), Gió trăng (1941).
II. Thơ Thế Lữ:
     1. Thơ Thế Lữ là nơi hẹn hò của hai nguồn thi cảm: Nẻo về qua khứ và nẻo tới tương lai và thực tế.
       Hoài Thanh: “Thế Lữ như vừng sao đột hiện ánh sáng chói khắp trời thơ Việt Nam. Ông lặng lẽ, điềm nhiên bước những bước vững chắc, mà trong khỏanh khắc hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ”.
       Thế Lữ trong thơ buồn vẩn vơ, muốn sống đời ẩn sĩ “Trăm năm theo dõi đám mây trôi”, hoặc nuối tiếc tiên cảnh:
                           “Bồng Lai muôn thuở vườn xuân thắm
                            Sán lạn u huyền trong khói sương”
                            “Lung linh vàng dội cung quỳnh
                        Nhịp nhàng biến hiện những mình tiên nga”
  
     Hoặc đắm chìm vào giấc mộng chinh phu: Bên sông đưa khách, Giây phút chạnh lòng.
        Tuy vậy, Thế Lữ vẫn nặng lòng trần, say vẻ đẹp của cảnh sắc trần gian từ “cảnh vĩ đại sóng nghiêng trời, thác ngàn đổ” đến “nét mong manh thấp thóang cánh hoa bay”. Và giữa vườn trần ấy, thi nhân say đắm tình thiếu nữ:
                    “Trên vầng trán ngây thơ trong sáng
                      Vẩn vơ qua một áng hương buồn”
                    “Đôi mắt cô em như say như đắm
                      Như buồn in hình ảnh giấc mơ xa”
                    “Tiếng hát trong như suối ngọc tuyền
                      Êm như hơi gió thỏang cung tiên
                      Cao như thông vút, buồn như liễu
                      Nước lặng, mây ngừng, ta đứng yên”

        Đến đây có thể khẳng định rằng: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Thế Lữ là con người bộ hành phiêu lãng:
                    Tôi là người bộ hành phiêu lãng
                    Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi

        Quan niệm này thể hiện rõ nhất qua sự định nghĩa cái tôi của ông trong thơ:
                    Tôi chỉ là một khách tình si
                    Ham vẻ đẹp của muôn hình muôn thể

                                             (Cây đàn muôn điệu)
                    Tôi chỉ là người mơ ước thôi
                    Là người mơ ước hão: than ôi!

                                             (Bên sông đưa khách)
                    Ta là một khách chinh phu
                                             (Tiếng gọi bên sông)
                    Thế Lữ là một chàng kì khôi
                                             (Tự trào)
    - Thế Lữ đem vào thơ những đề tài mới mẻ. ông ca tụng nhan sắc thiếu nữ (Nhan sắc, Hồ Xuân, Bông hoa rừng, Mộng ảnh,...), vẻ đẹp thiên nhiên (Tiếng trúc tuyệt vời, Trước cảnh cao rộng), thú tự do nơi núi rừng, nếp sống phóng đãng của nghệ sĩ (Nhớ rừng, Con người vơ vẩn, Người phóng đãng).
        + Ông ca tụng tình duyên của mình với nàng thơ:
                    Ngày xưa còn nhỏ đi săn bướm
                    Bướm sợ bay tìm trốn dưới hoa
                    Ta thấy hoa cười mê mải ngắm
                    Thế là từ đấy biết nàng thơ.

                                              (Ngày xưa còn nhỏ)
         + Lớn lên giữa núi rừng thi sĩ:
                    Yêu sống trong đời giản dị bình thường
                    Cùng với nàng thơ tháng năm ca hát

                                                                  (Trả lời)
         + Thành thị hóa, xa nàng thơ, Thế Lữ kêu gọi:
                    Nàng thơ ôi nàng thơ ta buồn lắm                    Nắng gay gắt trên khóm sen không thắm
                    Ly Tao ôi, nương tử của lòng ta
                    Nỡ lòng nào sơ lãng mối tình thơ.

                                                                  (Giục hồn thơ)
         + Thế Lữ nuôi giấc mộng huyền ảo: mơ bồng lai có Kim Đồng thổi sáo, Ngọc Nữ uốn mình, hạc trắng bay (Tiếng sáo thiên thai). Ông mơ tiên nga tắm ở Lạc Hồ (Hoa thủy tiên), mơ cuộc đời thái bình thuở Giáng Kiều xuống cùng Tú Uyên (Duyên Bích Câu).
         + Thế Lữ tự cho mình là một nghệ sĩ cao cả.    Ông tôn thờ cái đẹp, một ý niệm linh thiêng hiện hình thành nàng Mỹ thuật:
                    Em thấy chàng yêu mới nhớ ra
                    Tên em là Đẹp, bạn là em
                    Bao nhiêu cảnh tượng muôn hình sắc
                    Ánh sáng non sông mây cỏ hoa
  
                                                               (Lời than thở của nàng Mĩ thuật)
         + Với ông thi sĩ là người có cây đàn muôn điệu, có bút muôn màu luôn đi tìm cảnh đời gợi cảm gẩy nên những khúc điệu mê li, vẽ nên bức họa muôn màu (Cây đàn muôn điệu). Thi sĩ giúp thế nhân “nẩy nở tơ lòng”. Thi sĩ như nhạc công làm nguôi ngoai khuây khỏa người đời:
                    Thôi hãy đẻ giọng buồn thương ta thán
                    Cho chúng tôi là một bọn nhạc công
                    Trăm ngàn năm nẩy mãi sợi tơ lòng
                    Ca những phút sầu vui tình thiên hạ
                    Chán nản ư? Các anh đừng than thở
                    Cứ im đi rồi bảo cho tôi hay
                    Lựa giọng buồn tôi sẽ vặn trăm dây
                    Và gọi gió gọi thông lên tiếng họa
                    Nỗi buồn sẽ theo mây mờ mịt tỏa.
 
                                                               (Lựa tiếng đàn)
     2. Hình thức thơ:
       a. Thể thơ: Phần lớn là bảy chữ trường thiên, phân khổ bốn câu vàn chéo. Thơ tám chữ, vần liên tiếp đắp đổi bằng trắc (Nhớ rừng), bốn bài lục bát (Mấy vần thơ), một bài song thất lục bát.
        b. Giọng điệu:
         - Khi thì ẻo lả:
                    Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi
                    Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng

         - Giọng rộng rãi, chững chạc trong hình thức ngôn từ bị xô đẩy, bị dằng vặt bởi sức mạnh phi thường: Hổ, Nhớ rừng.   
         - Giọng uyển chuyển mà linh họat gây ấn tượng biến hóa:
                    Tiếng địch thổi đâu đây
                    Cớ sao nghe réo rắt?
                    Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt
                    Mây bay... gió quyến .... mây bay
                    Tiếng vi vút như khuyên van như dìu dặt
                    Như hắt hiu cùng hơi gió heo may.

                                                                     (Tiếng trúc tuyệt vời)
         - Dù có sự biến điệu như thế nhưng thơ ông thường có sự minh bạch, luận lí. Từ cách đặt câu, dùng từ,... đều rõ ràng. Thơ ông do đó mà đẹp chải chuốt, sáng sủa. Thế Lữ tỉnh táo ngay cả trong giấc mơ tiên:
                    Một áng hương qua một tiếng thơ dài
                    Của điệu tiên ca trong trẻo tuyệt vời
                    Se sẽ nổi - bức rèm châu biến
                    Từ khỏang tối một nàng tien kiều diễm
                    Nhẹ bước ra tươi như ánh bình minh
                    Đôi mắt đen đắm đuối long lanh.

                                                                     (Hoa thủy tiên)
III. Truyện của Thế Lữ:
     1. Những truyện kinh dị:
       a. Vàng và máu: Kinh dị nhưng đề cao óc khoa học. Truyện quái đản rùng rợn nhưng không thần bí hoang đường. Truyện hấp dẫn mà giản dị có tính kịch. Giọng văn gọn thanh thóat.
       b. Một đêm trăng: Chuyện kể về một chuyến đi chơi gặp ma nữ báo thù.. Truyện kinh dị nhưng đã nhường cho sự thật: Tâm hồn người con gái Thổ bí ẩn lạnh lùng huyền bí “trông con mắt long lanh của người con gái với nét mặt đanh thép kia, tôi tưởng như thấy khí chất của núi rừng, cái tâm hồn Thổ Mán hiện ra”. Truyện hướng nội , miêu tả phân tích tâm lí tế nhị.
        “Nước suối xanh đặc như rêu xẫm đang lừ lừ đi vào một cái hốc dưới mấy cụm cây lá xòe ra và phủ xuống như cánh tàn. Mưa đã tạnh...”
        - Bên đường thiên lôi: Gồm các truyện:
          + Vì tình: Anh chàng si thiếu nữ trên xe lửa, xách hộ va li, bị khám mới biết va li thuốc phiện lạu.
          + Cái đầu lâu: Cái sọ của người sinh viên y khoa dùng để học tập, ban đêm biết nghiến răng xoay hàm. Hóa ra là con mèo chui vào trong.
          + Ông phán nghiện.
          + Câu chuyện tàu thủy.
       c. Những truyện lãng mạn núi rừng:
       Tập Gió trăng ngàn gồm tám truyện ngắn. Tất cả dựng lại mối tình của chàng trai người kinh với cô gái sơn cước trong khung cảnh lãng mạn của ràng núi thượng du.
        - Truyện cô Bụt: Họa sĩ lên vẽ tranh mời các cô bụt làm mẫu. Họa sĩ yêu một cô trong các cô gái ấy, nhưng không thố lộ được đành dồn vào nét vẽ đa tình nghệ sĩ để miêu tả tiên nga nhân từ kia lên mặt giấy.
         - Hoa bên suối, Cô Thơ: Ái tình mặn mà, các cô Thổ chủ động như các cô gái Liêu Trai của Bồ Tùng Linh.
         - Trăng ngàn: Tuấn thầy kí người Kinh giỏi tiếng Thổ, giả người Thổ để được yêu cô Thay. Cô Thay biết Tuấn giả người Thổ nên từ chối tình yêu.
    Nhìn chung, tập truyện  có tính chất tự truyện nếu không cũng là những ấn tượng tuổi thơ của nhà văn. Truyện có khuynh hướng phân thân, tự quan sát. Truyện tái hiện bức tranh sơn cước đẹp, thi vị và bức tranh phong tục tập quán của người miền núi cụ thể sinh động.
                                                                                                HD-12-2004

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét