Trịnh Công Sơn bảo rằng “một ngày như mọi ngày, em trả lại
tình tôi”, “ Một ngày như mọi ngày ta nhận lời tình cuối”,
“một ngày như mọi ngày…”. Có lẽ ca từ đó phù hợp với trạng
thái tâm lí của một người vừa trắng tay trong tình yêu. Và một
khi đường tình đã đứt, cửa tình đã khép, thì người mang nòi
tình bao giờ cũng rơi vào cô đơn nên nhìn đâu cũng không thấy
tín hiệu của cái mới. Và thế là từ tình yêu đã chuyển hóa
thành thân phận.
Còn
với chúng ta, những người bình thường, sống có vẻ như lặng lẽ
giữa đời thường thì lại khác. Một ngày qua đi, một ngày mới
đến, nhìn bên ngoài đó chỉ là sự tuần hoàn mang tính tuần tự
tiếp diễn của thời gian, và nếu nhìn từ góc độ, hành động
sống của ta, ta cũng có cảm giác lặp mòn đến phát ớn! “Ngày
qua ngày lại qua ngày” (Nguyễn Bính), ngày nào cũng thế cho
đến mút cuối của cuộc đời. Người lao động chân tay thì mãi
lẩn quẩn với kiếp “ngựa người - người ngựa” (chữ của Nguyễn
Công Hoan) trong thời gian một ngày. Người lao động trí óc lại
một ngày “sáng vác ô đi tối vác về” (Trần Tế Xương). Thế
nhưng, nhìn từ giác độ của các mối quan hệ giữa con người với
con người, con người với thiên nhiên, con người với nghề
nghiệp,… từ bình diện tâm lí thì một ngày không trải ra như
một mặt phẳng đơn điệu, bị thời gian làm bạc màu đi. Ngược
lại, một ngày như có từ tính hút ta vào từ trường của nó,
làm ta vui, thấy cuộc sống luôn mở ra những mời gọi hấp dẫn,
thấy cuộc sống đáng yêu rất đỗi.
Có lẽ, không cần đi tìm đâu xa cứ liệu để minh chứng cho cái lí này. Xin đưa cái tôi tầm thường của tôi ra làm dẫn chứng, dù chẳng sinh động là mấy.
Tôi bao giờ cũng bắt đầu một ngày mới từ lúc 4 giờ 30.
Chỉ có khác một điều, trước đây khi còn đến trường lên lớp, tôi dành thời gian từ 4 giờ 30 đến 6 giờ 30 cho việc chuẩn bị mọi thứ cần thiết về vật chất và tinh thần để có được sự thuận lợi mà sống hòa hợp với ngày mới. Sau đó đến trường và 7 giờ lên lớp. Nếu vô tâm tôi chẳng thấy gì cả, nhưng biết “để mắt” một chút tôi thấy các học sinh của tôi hôm nay có những điểm khác hơn ngày hôm qua; có em mắt sáng trưng, có em ánh nhìn hơi tối, có em lúng ta lúng túng, nhưng cũng có em tự tin đến lạ. Tự mỗi em hôm nay khác hôm qua và trong một lớp cũng không có em nào giống em nào vào thời điểm tôi đứng trên bục giảng cả. Chăm chú vào các em, tôi cũng thấy tôi, khoảnh khắc này khác thời điểm ngoài cửa lớp. Và lúc ấy tôi nhận ra rằng, một bài giảng tôi đã thuộc lòng, đã giảng tưởng như chai mòn cả cảm xúc, bây giờ đang dậy lên một hứng cảm mới. Thế là tôi bắt đầu bài giảng không phải từ một giáo án soạn sẵn mà bằng một kinh nghiệm kết hợp với tâm thế mà tôi có được từ tâm thế của các em trong thực tại. Tôi không trưng cái tôi của tôi trong bài giảng mà cùng các em tìm hiểu cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương. Tôi không giảng bài của tôi mà là đang trao đổi với các em bài học của chính các em. Nói một cách khác, bài giảng của tôi bắt nguồn từ các em, từ ánh mắt sáng trưng, từ ánh nhìn hơi tối, từ cái dáng vẻ lúng túng hay từ tự tin. Một ngày nghề nghiệp của tôi luôn như thế, nhưng chẳng hề “một ngày như mọi ngày” chút nào.
Còn khi tôi đã rời bục giảng, ngày của tôi bắt đầu bằng đi bộ thể dục. Ngày nào cũng bắt đầu từ 5 giờ kém đến 6 giờ 20. Ngày nào cũng từ nhà xuống đường Trần Quốc Toản, quẹo trái Bạch Đằng, đến tận giữa cảng và cầu Thuận Phước mới quay trở về. Sẽ nhàm chán biết bao nếu tôi cứ một đường thẳng mà đi, một hướng trước mặt mà nhìn. Lúc ấy, với tôi “một ngày sẽ như mọi ngày” và trên đường đi bộ tôi chỉ thấy “Quanh quẩn mãi cũng vài ba dáng điệu - Tới hay lui cũng chừng nấy mặt người” (Huy Cận). Nhưng nếu tôi “tò mò quan sát”, tôi sẽ thấy những gì chung quanh trên đường tôi qua vẫn luôn mới mẻ. Người phụ nữ ngày hôm kia gầy gò trong chiếc áo khoác, hôm nay trẻ trung, khỏe mạnh trong bộ cánh thể dục quần ngắn áo thun màu đỏ đậm ôm sát lấy thân thể. Ông lão ngày hôm qua không tự tin cho lắm, đứng dậy mà đầu gối vẫn cong, chỉ thả tay khỏi lan can một chút, bên cạnh anh con trai cứ nơm nớp đưa đôi tay ra thì hôm nay ông buông tay lâu hơn, mặt bớt căng thẳng hơn, chân ra vẻ thẳng thớm hơn. Quãng bờ sông giữa Phạm Phú Thứ và Trần Hưng Đạo, sáng hôm qua rất nhiều người chồm hổm bên những thau cá vừa đánh lưới ở sông lên trả giá kì kèo, hôm nay chỉ có một người bán cá với một người phụ nữ đứng tuổi. Người phụ nữ lên tiếng : - “Có cá chết không ?”. - “Không. Mới đánh được mà dì”, người bán cá đưa cái thau đến gần người phụ nữ hơn, cá đang chen chúc nhau lội trong nước cạn. - “Vậy thì tiền đây.”, người phụ nữ đưa tiền, bưng lấy thau cá ngắm nghía, rồi bước tới sát lan can và chậm rãi đổ tất cả số cá trong thau xuống sông, miệng lẩm nhẩm những điều gì không rõ. Khuôn mặt người phụ nữ như dãn ra, còn khuôn mặt người bán cá thì tươi tắn hẳn lên.
Và chẳng hạn như sáng thứ bảy, 14 - 4, tôi đang đi đến quá tòa Thị chính một đỗi, bỗng điện thoại reo. Lạ! Ai gọi mình giờ này, chẳng giống mọi ngày tí nào. Hóa ra N2. “N2 đây. Đang đi bộ hả, tới đâu rồi”. “Quá tòa Thị chính một chút, N2 ở đâu mà gọi mình đó”. “Đang ở trước nhà D đây. Định rủ đi uống cà phê… Mình chạy xuống chỗ ông bây giờ đó”. “Được, mình đợi”.
Có lẽ, không cần đi tìm đâu xa cứ liệu để minh chứng cho cái lí này. Xin đưa cái tôi tầm thường của tôi ra làm dẫn chứng, dù chẳng sinh động là mấy.
Tôi bao giờ cũng bắt đầu một ngày mới từ lúc 4 giờ 30.
Chỉ có khác một điều, trước đây khi còn đến trường lên lớp, tôi dành thời gian từ 4 giờ 30 đến 6 giờ 30 cho việc chuẩn bị mọi thứ cần thiết về vật chất và tinh thần để có được sự thuận lợi mà sống hòa hợp với ngày mới. Sau đó đến trường và 7 giờ lên lớp. Nếu vô tâm tôi chẳng thấy gì cả, nhưng biết “để mắt” một chút tôi thấy các học sinh của tôi hôm nay có những điểm khác hơn ngày hôm qua; có em mắt sáng trưng, có em ánh nhìn hơi tối, có em lúng ta lúng túng, nhưng cũng có em tự tin đến lạ. Tự mỗi em hôm nay khác hôm qua và trong một lớp cũng không có em nào giống em nào vào thời điểm tôi đứng trên bục giảng cả. Chăm chú vào các em, tôi cũng thấy tôi, khoảnh khắc này khác thời điểm ngoài cửa lớp. Và lúc ấy tôi nhận ra rằng, một bài giảng tôi đã thuộc lòng, đã giảng tưởng như chai mòn cả cảm xúc, bây giờ đang dậy lên một hứng cảm mới. Thế là tôi bắt đầu bài giảng không phải từ một giáo án soạn sẵn mà bằng một kinh nghiệm kết hợp với tâm thế mà tôi có được từ tâm thế của các em trong thực tại. Tôi không trưng cái tôi của tôi trong bài giảng mà cùng các em tìm hiểu cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương. Tôi không giảng bài của tôi mà là đang trao đổi với các em bài học của chính các em. Nói một cách khác, bài giảng của tôi bắt nguồn từ các em, từ ánh mắt sáng trưng, từ ánh nhìn hơi tối, từ cái dáng vẻ lúng túng hay từ tự tin. Một ngày nghề nghiệp của tôi luôn như thế, nhưng chẳng hề “một ngày như mọi ngày” chút nào.
Còn khi tôi đã rời bục giảng, ngày của tôi bắt đầu bằng đi bộ thể dục. Ngày nào cũng bắt đầu từ 5 giờ kém đến 6 giờ 20. Ngày nào cũng từ nhà xuống đường Trần Quốc Toản, quẹo trái Bạch Đằng, đến tận giữa cảng và cầu Thuận Phước mới quay trở về. Sẽ nhàm chán biết bao nếu tôi cứ một đường thẳng mà đi, một hướng trước mặt mà nhìn. Lúc ấy, với tôi “một ngày sẽ như mọi ngày” và trên đường đi bộ tôi chỉ thấy “Quanh quẩn mãi cũng vài ba dáng điệu - Tới hay lui cũng chừng nấy mặt người” (Huy Cận). Nhưng nếu tôi “tò mò quan sát”, tôi sẽ thấy những gì chung quanh trên đường tôi qua vẫn luôn mới mẻ. Người phụ nữ ngày hôm kia gầy gò trong chiếc áo khoác, hôm nay trẻ trung, khỏe mạnh trong bộ cánh thể dục quần ngắn áo thun màu đỏ đậm ôm sát lấy thân thể. Ông lão ngày hôm qua không tự tin cho lắm, đứng dậy mà đầu gối vẫn cong, chỉ thả tay khỏi lan can một chút, bên cạnh anh con trai cứ nơm nớp đưa đôi tay ra thì hôm nay ông buông tay lâu hơn, mặt bớt căng thẳng hơn, chân ra vẻ thẳng thớm hơn. Quãng bờ sông giữa Phạm Phú Thứ và Trần Hưng Đạo, sáng hôm qua rất nhiều người chồm hổm bên những thau cá vừa đánh lưới ở sông lên trả giá kì kèo, hôm nay chỉ có một người bán cá với một người phụ nữ đứng tuổi. Người phụ nữ lên tiếng : - “Có cá chết không ?”. - “Không. Mới đánh được mà dì”, người bán cá đưa cái thau đến gần người phụ nữ hơn, cá đang chen chúc nhau lội trong nước cạn. - “Vậy thì tiền đây.”, người phụ nữ đưa tiền, bưng lấy thau cá ngắm nghía, rồi bước tới sát lan can và chậm rãi đổ tất cả số cá trong thau xuống sông, miệng lẩm nhẩm những điều gì không rõ. Khuôn mặt người phụ nữ như dãn ra, còn khuôn mặt người bán cá thì tươi tắn hẳn lên.
Và chẳng hạn như sáng thứ bảy, 14 - 4, tôi đang đi đến quá tòa Thị chính một đỗi, bỗng điện thoại reo. Lạ! Ai gọi mình giờ này, chẳng giống mọi ngày tí nào. Hóa ra N2. “N2 đây. Đang đi bộ hả, tới đâu rồi”. “Quá tòa Thị chính một chút, N2 ở đâu mà gọi mình đó”. “Đang ở trước nhà D đây. Định rủ đi uống cà phê… Mình chạy xuống chỗ ông bây giờ đó”. “Được, mình đợi”.
Đứng đợi khá lâu, sốt ruột gọi N2. “Đến đâu rồi. Mình đang đứng trước tòa Thị chính đây”. “Đứng chờ ở đó nghe, gần tới rồi”. Để chủ động hơn, mình rảo chân ngược lên, thấy N2 đang dựng xe, chạy lên tam cấp chỗ cầu chữ T chụp ảnh. Để bạn chụp ảnh xong tôi mới gọi. Thế là hàn huyên. Trong khi trò chuyện, tôi bảo N2 khi nào về “bển”, chuyển dùm cuốn kỉ yếu 40 năm cho Cẩm. N2 gật đầu và vội vàng bấm điện thoại. “A lô, Trân (bã xã Cẩm) hả, có Cẩm đó không cho gặp chút”. “A lô, Cẩm hả… có khỏe không… đang ở Việt Nam… có người cần gặp nè”. Tôi bảo N2 chuyển máy cho bã xã tôi. Bà xã nói chuyện với Cẩm, còn tôi tâm tình cùng N2. Tôi lấy máy và gọi số Ân, hỏi đã ngồi cà phê chưa, tôi và N2 tới. Ân bảo khoảng 20 phút nữa. Cuộc thoại giữa “nhà tôi” và bạn tôi đã xong. Chụp với nhau vài tấm ảnh kỉ niệm buổi sáng bên sông Hàn đã. Xong, tôi bảo N2 chạy lên quán cà phê Ân thường ngồi ở góc Phạm Phú Thứ - Trần Phú. Hai vợ chồng sẽ đi bộ lên đó. Nhanh thôi. Nói nhanh nhưng cũng mất hơn 10 phút. Vừa đến đã thấy N2 vẫy, vợ chồng tôi vội vào. Hóa ra N2 lại gặp bạn cũ, Phúc (anh của Hoa, vợ cũ của Lê Hồng Mỹ, tứ 3). Vừa yên chỗ gọi cà phê thì Ân đến. Thế là giới thiệu, thế là trò chuyện thật vui vẻ và thắm tình. Khoảng hơn nửa tiếng gì đó, N2 phải đi với bạn, đành chia tay, tôi cũng “kiếu” để về chuẩn bị đi làm.
Đấy! Nếu tôi chỉ sống trong “ốc đảo”, tôi đóng hết mọi cánh cửa giao tiếp với cuộc đời và nếu tôi chẳng có mối quan hệ thầy trò, quan hệ bằng hữu, quan hệ có ý nghĩa con người nói chung, liệu tôi có thoát ra khỏi cái nhịp sống đơn điệu “mỗi ngày như mọi ngày” không ?
Tôi nghĩ, trong chúng ta có những lúc ta đắm mình trong cảm giác “mỗi ngày như mọi ngày”, nhưng cơ bản, trong dòng đời chảy trôi, “mọi ngày không như một ngày” và sẽ không bao giờ như một ngày.
Các bạn có nghĩ như tôi không ?
16 - 4 - 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét