Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

306. THƠ XUÂN DIỆU

1. Xuân Diệu, cái tôi độc đáo tích cực trong thơ.
    Khác với Thế Lữ, lưu Trọng Lư, Huy Thông; cái tôi của Xuân Diệu trong thơ luôn đòi hỏi hưởng thụ những nhu cầu cuộc sống vật chất, cuộc sống tinh thần, những cảm giác, tình cảm phức tạp và mãnh liệt.
    Xuân Diệu là một cái tôi ham sống đến thiết tha cuồng nhiệt:
                Kẻ đựng trái tim trìu máu đất
                Hai tay chín móng bám vào đời
   

                             (Hư vô)
    Thế Lữ: “Lầu thơ ông dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”. Xuân Diệu ví mình như cây kim bé nhỏ luôn bị nam châm đời - vạn vật hút lấy. Ông rất sợ cô đơn, sợ chết, cho nên thơ ông đã bộc lộ nhu cầu đối thoại, giao cảm với đời.
                - Trời cao trêu nhử trái xanh êm
                  Biển đắng không nguôi nỗi khát thèm
                  Nên lúc môi ta kề miệng thắm
                  Trời ơi, ta muốn uống hồn em.
        

                        (Vô biên)
                - Thà một phút huy hòang rồi chợt tắt,
                  Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
                  Em vui đi, răng nở ánh trăng rằm
                  Anh hút nhụy của mõi giờ tình tự.
         

                       (Giục giã)
                - Ta muốn ôm
                  Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
                  Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
                  Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
                  Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều.
  

                              (Vội vàng)
    Cái tôi Xuân Diệu trong tình yêu không bao giờ rụt rè mà là một tình yêu trần tục, :đắm say và ầm ỉ”. Xuân Diệu là kẻ “uống tình yêu dập cả môi”, nhưng không thể nguôi nỗi khát thèm (triết lí hưởng thụ). Tình yêu trong thơ Xuân Diệu rất chân thành và táo bạo.
    Xuân Diệu ý thức sâu sắc bản ngã cũng là cảm nhận đầy đủ nỗi cô đơn của mình, sự vô nghĩa của tồn tại bản thân trong xã hội nửa thực dân phong kiến. Vì thế cái tôi của ông như một bản lề khép mở hai chặng đời của cái tôi mâu thuẫ của ông.
        Cái tôi kiêu căng                                Cái tôi hốt hỏang, sợ hãi
    Ta là một, là riêng, là thứ nhất       Hiu hắt nhỉ, bốn phương trời vò võ
    Không có chi bè bạn nổi cùng ta       Lạnh lùng chăng, sầu một đủnh cho von
  

           (Hi Mã Lạp Sơn)                                     (Hi Mã Lạp Sơn)
    Từ Thơ thơ (1940) đến Gửi hương cho gio (1945), cái tôi tình yêu trong thơ Xuân Diệu có sự vận động chuyển hóa; Từ yêu (hẹn hò, tương tư) đến mời yêu (khẩn cầu rao bán).
                - Mở miệng vàng, và hãy nói yêu tôi
                  Dẫu chỉ là trong một phút mà thôi
         

                       (Mời yêu)
                - Lòng anh là một cơn mưa lũ
                  Đã gặp lòng em là lá khoai
                  Mưa biếc tha hồ rơi giọt ngọc
                  Lá xanh không ướt đến da ngoài.
        

                        (Nước đổ lá khoai)
    Gửi hương cho gió buồn hơn Thơ thơ vì “Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người”. Cái tôi ấy nhận tội lỗi về mình để được yêu.
                Và hãy yêu tôi một giờ cũng đủ
                Một giấy cũng cam, một phút cũng đành
                Khổ tôi hát loài người xin chớ phụ
                Cô hãy dịu dàng chầm chậm thưa anh.
    

                            (Lời thơ vào tập gửi hương)
    Cái tôi cô đơn về tinh thần đã chuyển hóa thành cảm giác cô đơn có tính nhục thể trực tiếp.
                Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo
                Trời đầy trăng lạnh lẽo buốt xương da.
    

                            (Lời kĩ nữ)
    Cái tôi sợ cô độc nên tìm cách chạy trốn chính mình.
                Mái chèo đập mau, ta thóat ngoài ta!
                Chín con rồng! Nổi gió để buồm xa.
     

                           (Sầu)
    Trong Gửi hương cho gió, cái tôi trữ tình tỉnh táo hơn Thơ thơ. Cái tôi ấy có sự suy nghiệm, phân tích, cắt nghĩa lòng mình, cuộc đời.
                Từ ngàn xưa, người ta héo, than ôi
                Vì mang phải những sắc lòng tươi quá.
    

                            (Tặng thơ)
    Xuân Diệu vẫn hằng sống, ham sống, không trốn chạy.
                Nhưng nghĩ lại: sống vẫn hơn là chết
                Gần hay xa yêu mến ngọt ngào thay.
     2. Phương thức biểu hiện cái tôi trữ tình: Cái tôi tình yêu trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám 1945.
         a. Cái tôi trữ tình nhập thân vào đối tượng phản ánh.
    - Nhập thân vào hình tượng trữ tình: người kĩ nữ.
                Lòng kĩ nữ cũng sầu như biển lớn   
                Chớ để riêng em phải gặp lòng em
    

                            (Lời kĩ nữ)
             - Hay nhập vai, hóa thân vào người thiếu nữ trong sự gắn bó tình người.
                Mây vẩn từng không chim bay đi
                (...)
                Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì.
  

                              (Đây mùa thu tới)
          b. Cái tôi được biến hóa qua nhiều hình ảnh.
    - Qua đại từ nhân xưng: sự phân thân để hóa thân đầy biến họat.
                Tôi là con chim đến tà núi lạ
                Ngứa cổ hót chơi
                

                 (Lời thơ vào tập gửi hương)
    Đây là cái tôi nghệ sĩ ca hát tự do dâng tặng tiếng hát cho đời với muôn vàn sắc điệu nhưng không đòi hỏi đời trả công.
    - Cái tôi hóa thân thành “nai” đứng sầu bóng tối trong cái lưới thời gian và không gian.
                Tôi là con nai bị chiều đánh lưới
                Không biết đi đâu, đứng sầu bóng tối
   

                             (Khi chiều giăng lưới)   
    - Cái tôi con thuyền, cánh chim.
                Anh chỉ là con chim bơ vơ
                Lạnh lùng bay giữa gió, sương mưa.
  

                              (muộn màng)
    - Cái tôi chiếc đảo:
                Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề.
                                (Nguyệt cầm)
    - Cái tôi Hi Mã Lạp Sơn:
                Ta là một... nổi cùng ta.
                                (Hi Mã Lạp Sơn)
    - Cái tôi - cây kim bé nhỏ:
                Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
                Mà vạn vật là muôn đá nam châm
      

                          (Cảm xúc)
    - Cái tôi tình yêu trong thơ Xuân Diệu vừa vật chất vừa tinh thần, vừa trần tục vừa lí tưởng, vừa đắm say vừa ngờ vực, gần guic mà cách xa.
                Tôi đã yêu khi đã hết tuổi rồi
                Không xương vóc chỉ huyền hò bóng dáng
     

                           (Đa tình)
không tìm được hạnh phúc trong đời thực, cái tôi tình yêu trong thơ Xuân Diệu đi tìm hạnh phúc trong tưởng tượng.
                Kẻ đa tình không cần đủ thịt da
                Khi chết rồi thì tôi sẽ yêu ma.
           

                      (Đa tình)
         c. Sự đồng nhất cái tôi trữ tình với thiên nhiên.
    Thiên nhiên là một phương thức biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Diệu. Đay là sự đồng nhất vốn có của thơ ca dân gian.
                - Huyền diệu
                - Của ong bướm này đây tuần tháng mật
                  Này đây hoa của đồng nội xanh rì
                  Này đây lá của cành tơ phơ phất
                  Của yến anh này đây khúc tình si.
    

                            (Vội vàng)
                - Một tối bầu trời đắm sắc mây
                  Cây tìm nghiêng xuống cánh hoa gầy
                  Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ
                  Nghiêng xuống làm rêu, một tối đầy.
   

                             (Với bàn tay ấy)
       3. Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Xuân Diệu.
         a. Con người mộng tưởng. Đây là kiểu con người ngỡ, tưởng, tưởng tượng, mơ,... trong tình yêu, trong thiên nhiên và giữa cuộc đời.
                Ta chỉ sống để hoài hoài tưởng nhớ
    Xuân Diệu cảm nhận “đời cay đắng đang giơ vuốt”, giết chết tuổi xuân và hạnh phúc tình yêu, nên tìm cách thóat khỏi trần gian  bằng mộng tưởng hay thi vị hóa trần gian bằng mộng tưởng.
                Chỉ là gió, nhưng lòng tôi thả bướm
                Thân phất phơ cho hơi thở vừa hiền;
                Chỉ là trăng, nhưng tôi thấy thần tiên
                Như tuyệt diệu: bởi hồn tôi xanh quá.
   

                             (Chỉ ở lòng ta)
    Phổ biến nhất là mộng tưởng tình yêu:
                Một phút gặp thôi là muôn buổi nhớ
                Vài giây khơi trong mối vạn ngày theo
                Mộng bay chơi nhằm một buổi trời chiều
                Gặp tóc biếc, tưởng sắc ngày xưa nở.
  

                              (Yêu mến)
          b. Con người cô đơn lạc loài.
                - Khách không ở lòng em cô độc quá
                  Chớ để riêng em phải gặp lòng em.
  

                              (Lời kĩ nữ)
                - Tôi là...            sầu bóng tối
                          (Khi chiều giăng lưới)
                - Tôi run như lá tái như đông
                  Trán chảy mồ hôi, mắt lệ phồng
                  Năm đầy, tháng đời tôi đã đến
                  Trước bờ lạnh lẽo của hư không.
     

                           (Hư vô)
                - Dẫu tin tưởng: chung một đời một mộng
                  Em là em: anh vẫn cứ là anh
                  Có thể nào qua Vạn Lí Trường Thành
                  Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật.
  

                              (Xa cách)
         c. Con người sống nhiệt thành.
                - Thà một phút huy hòang rồi chợt tắt
                  Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
  

                              (Giục giã)
                - Sống tòan tâm, tòan trí, tòan hồn
                  Sống tòan thân, và thức nhọn giác quan
                  Sống, tất cả sống, chẳng bao giờ đủ
                  Chất chen kho mộng chắc với tình bền.
  

                               (Thanh niên)
    Sáng tạo nghệ thuật để dâng hiến làm đẹp cho đời:
                Thơ tôi đó gió lùa đem tỏa khắp
                Và hồn tôi mời mọc bạn chia nhau.
    

                        (Gửi hương cho gió)
      4. Không gian nghệ thuật trong Thơ thơ và Gửi hương cho gió:
         a. Không gian vườn:
    - Không gian vườn trừu tượng:
                Không muốn đi ở mãi dưới vườn trần
    - Không gian vườn tâm tưởng của chủ thể trữ tình:
                Trong vườn thơm ngát của hồn tôi
    - Không gian vườn thiên nhiên cụ thể:
                + Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá
                + Hơn một loài hoa đã rụng cành
                  Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
                + Tóc liễu buông xanh quá mĩ miều
                  Bên màu hoa mới, thắm như kêu.
                + Vàng tươi thược dược cánh hơi xòe
                  Ứng rạng phù dung nghiêng mặt hoa
  

   => Bút pháp tạo hình không gian thay đổi:
    -Từ không gian nhìn thấy  không gian cảm thấy nghe thấy.
    - Từ không gian đơn (vườn)  không gian kép (vườn - trăng).
    - Từ không gian hẹp thành không gian rộng:
                Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
                Tương tư nâng lòng lên chơi vơi

          b. Không gian con đường: (đông vui, vắng vẻ, thưa thớt)
    - Con đường: không gian vui vầy đám đông, tâm trạng đám đông:
                Một luồng ánh sáng xô qua mặt
                Thắm cả đường đi rực cả đời

    - Con được sở hữu hóa của cá thể thi nhân:
                Cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách
                Mà tình yêu như quán trọ bên đường.

    - Con đường tình yêu:
                Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
                Lả lả cành hoang nắng trở chiều

       c. Không gian cá nhân: nhà-căn phòng: Tương tư chiều, Xa cách. Không gian cá nhân trong thơ Xuân Diệu bao giờ cũng lạnh lẽo khác với không giam vũ trụ bao giờ cung ấm áp.
       d. Không gian dòng sông: Một không gian chở nặng tâm tư.
                - Buồn ỏ sông xanh nghe đã lại
                - Đã vắng người sang những chuyến đò
                - Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.
 

      e. Không gian nắng: Đây là không gian của một kiểu tương tư đậm nhạt của màu nắng: Nắng vàng, nắng rọi, nắng xôn xao, nắng dào, nắng chói, nắng xưa, nắng mới,... Nắng không được xây dựng theo chiều không gian thẳng đứng mà theo chiều ngang có sự lan tỏa nhẹ nhàng:
                - Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
                  Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu.
                - Hôm nay trời nhẹ lên cao
                  Tối buồn không hiểu vì sao tôi buồn
 

   Nhiều khỏang không gian nắng chuyển hóa thành không gian tâm hồn:
                - Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì
                - Nắng nhỏ cành vương vấn.   
       g. Không gian sương: không gian dung hòa giữa mưa và nắng, không gian chứa đựng những uẩn khúc tâm hồn thi nhân khó lí giải, nhưng chất chở cánh hồn lãng mạn của nhà thơ:
                - Nghe hát ân tình giữa gió sương
                - Non xa khởi sự nhạt sương mờ
                - Mênh mông ai lạc giữa vòm sương
                - Sương dẫu chưa buông lệ ảm trời.
                - Mắt buồn đâu đã khép trong sương.
 

      h. Không gian cái tôi - cái tôi là một phạm trù thời gian.
    - Đó là một không gian tương đối cụ thể: Núi xa, Hi Mã Lạp Sơn (Núi), Nguyệt cầm, Trăng (Chiếc đảo-hồn tôi).
    - Đó là không gian trừu tượng hơn là không gian khát vọng: Sầu, Mênh mông.
                                                      __________________________

2 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Cám ơn bạn rất nhiều. Mình viết cho mình là chủ yếu. Viết như là để thư giãn thôi mà. Nếu có sự đồng cảm thì cũng rất thú vị. Một lần nữa chúc bạn khỏe, cám ơn nhiều.

      Xóa