Nhớ ngày xưa học ở Huế, trong một buổi ngồi cà phê Tổng hội
sinh viên, một anh bạn cao hứng ra câu đố và đưa điều kiện, nếu
ai giải được thì khỏi trả tiền chầu cà phê thuốc lá hôm đó.
Anh ta đọc câu ca dao :
Thương nhau cởi áo cho nhau
Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay.
rồi hỏi : “Đó là con gì ?” . Trong khi mọi người vắt trán tìm câu trả lời, anh bạn Nguyễn Đức Cẩm
Thương nhau cởi áo cho nhau
Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay.
rồi hỏi : “Đó là con gì ?” . Trong khi mọi người vắt trán tìm câu trả lời, anh bạn Nguyễn Đức Cẩm
của tôi đã ngẫu hứng mà ca
rằng :
Áo bay răng được mà bay
Nút cài năm hột cầm day không sờn.
Giọng ngâm cười cợt của Cẩm vừa dứt, anh bạn kia hỏi dồn : “Thơ với thẩn! Mi nói con chi mới được chớ ?” . “Thì “con lừa mẹ” chớ con chi nữa!”. Mọi người lăn ra cười. Chuyện câu đố trong lúc cà phê cà phiếm đã chuyển đề tài lúc nào không biết. Đề tài đó là “lừa” trong cuộc sống.
Thế là chúng tôi cứ xoáy sâu vào đề tài ấy. Có anh thì cho rằng "lừa" thì đời nào chẳng có, Lừa trong văn học lừa ngoài đời, đa dạng và phong phú lắm. “Các bạn thấy đó, trong truyện cười đã có ông bố lừa con mình. Ông ta muốn ngủ với vợ mà thằng con cứ ngồi ì ra đấy, bèn đưa cái dĩa và hai hào bắt nó đi mua dầu”… “Còn ngoài đời. Nói đâu xa. Thằng Mừng năm nào ghi danh cũng giả đò mượn viết rồi cuỗm luôn…” Anh khác góp chuyện : “Mà lừa cũng nhiều kiểu lắm. Ngày hôm kia, thằng T, học luật, thấy một cô gái mảnh khảnh ra vẻ con gái nhà lành, đi theo tán. Ai ngờ cô ta mời hắn xuống đò chơi. Hắn thất kinh, giò vắt lên cổ chạy mất!”.
Câu chuyện của chúng tôi về đề tài “lừa” kéo dài tưởng như vô tận. Nhưng đáng tiếc vô cùng, thời gian đã mang chúng ra khỏi trí nhớ của tôi, nếu không tôi ghi ra đây e cũng non non được vài chục trang. Nhưng nghĩ cho cùng, quên cũng có điều kì diệu của sự quên. Thời gian nghĩ cho cạn lí cũng có tình lắm lắm. Thời gian luôn sợ trí óc con người sẽ chật chội, sợ tri thức cuộc sống cứ nêm chặt thì óc nào mà chịu được, nên đã tìm cách sắp xếp hay xóa đi những điều cũ kĩ, không đáng nhớ, nhằm giúp con người nhớ những điều mới. Cho nên cũng chẳng tiếc làm gì.
Tôi quên từ lâu đề tài “lừa” của thời sinh viên để nhớ chuyện “lừa” mà tôi đã từng trải nghiệm trong cuộc sộng hiện tại. Hiện nay, cứ mỗi lần ngó vào một tờ báo bất kì nào đó, y như rằng thế nào cũng có chuyện “lừa” đập vào mắt tôi. Cho nên, tôi còn trí óc nào mà nhớ chuyện xưa. Cứ đọc những tin “lừa” trên báo hàng ngày tôi cũng đã choáng váng rồi. Thậm chí, nói theo người Bắc, những “quả lừa” đó còn khiến tôi nặng lòng nữa. Tôi rơi vào “vùng xoáy” của suy nghĩ vẩn vơ. Tôi thấy lừa có nhiều kiểu lắm, nào là lừa tình, lừa tiền, lừa xe, lừa đất, lừa tri thức, lừa đạo đức,… Nhưng làm thế nào kẻ lừa đảo bày ra “ma trận”, giăng “thiên la địa võng” để bẩy “nạn nhân” đây. Hẳn kẻ lừa đảo phải rất rành tâm lí của đối tượng mới có “niềm tin chiến thắng”, mới chộp gọn con mồi. Và tất nhiên, xét về phương diện “người bị lừa”, mới thấy ở họ có những “tính cách” đáng bị lừa. Đó là sự thiếu hiểu biết về đối tượng, nhẹ dạ cả tin, dễ xiêu lòng trước những lời đường mật của kẻ lừa đảo. Đó là sự háo danh, thiếu óc phán đoán, thích bề nổi, thích hình thức, thậm chí có óc cá nhân, ích kỉ và hám lợi nữa. Điều đáng nói ở đây là : đối tượng bị phỉnh phờ cũng đa dạng lắm. Không chỉ một đứa trẻ bị lừa, mà người lớn cũng “lậm” vào trò lừa. Không chỉ phụ nữ bị gạt, mà đàn ông cũng “mắc vào mồi câu ảo”. Không những cá nhân bị bưng bít sự thật, ngay cả một cộng đồng cũng bị “che mắt” để tin vào một điều không thật.
Xin đừng cho tôi bi quan hóa cái nhìn con người và cuộc đời. Tất cả đã được báo chí đăng tải rất thật. Nếu chịu kho lắng nghe một chút sẽ thấy tôi không ngoa ngắt tẹo nào cả. Chẳng nói đâu xa, chỉ nhìn lại chuyện “Bầu chọn vịnh Hạ Long” là một trong 7 kì quan thế giới cũng rõ.
Áo bay răng được mà bay
Nút cài năm hột cầm day không sờn.
Giọng ngâm cười cợt của Cẩm vừa dứt, anh bạn kia hỏi dồn : “Thơ với thẩn! Mi nói con chi mới được chớ ?” . “Thì “con lừa mẹ” chớ con chi nữa!”. Mọi người lăn ra cười. Chuyện câu đố trong lúc cà phê cà phiếm đã chuyển đề tài lúc nào không biết. Đề tài đó là “lừa” trong cuộc sống.
Thế là chúng tôi cứ xoáy sâu vào đề tài ấy. Có anh thì cho rằng "lừa" thì đời nào chẳng có, Lừa trong văn học lừa ngoài đời, đa dạng và phong phú lắm. “Các bạn thấy đó, trong truyện cười đã có ông bố lừa con mình. Ông ta muốn ngủ với vợ mà thằng con cứ ngồi ì ra đấy, bèn đưa cái dĩa và hai hào bắt nó đi mua dầu”… “Còn ngoài đời. Nói đâu xa. Thằng Mừng năm nào ghi danh cũng giả đò mượn viết rồi cuỗm luôn…” Anh khác góp chuyện : “Mà lừa cũng nhiều kiểu lắm. Ngày hôm kia, thằng T, học luật, thấy một cô gái mảnh khảnh ra vẻ con gái nhà lành, đi theo tán. Ai ngờ cô ta mời hắn xuống đò chơi. Hắn thất kinh, giò vắt lên cổ chạy mất!”.
Câu chuyện của chúng tôi về đề tài “lừa” kéo dài tưởng như vô tận. Nhưng đáng tiếc vô cùng, thời gian đã mang chúng ra khỏi trí nhớ của tôi, nếu không tôi ghi ra đây e cũng non non được vài chục trang. Nhưng nghĩ cho cùng, quên cũng có điều kì diệu của sự quên. Thời gian nghĩ cho cạn lí cũng có tình lắm lắm. Thời gian luôn sợ trí óc con người sẽ chật chội, sợ tri thức cuộc sống cứ nêm chặt thì óc nào mà chịu được, nên đã tìm cách sắp xếp hay xóa đi những điều cũ kĩ, không đáng nhớ, nhằm giúp con người nhớ những điều mới. Cho nên cũng chẳng tiếc làm gì.
Tôi quên từ lâu đề tài “lừa” của thời sinh viên để nhớ chuyện “lừa” mà tôi đã từng trải nghiệm trong cuộc sộng hiện tại. Hiện nay, cứ mỗi lần ngó vào một tờ báo bất kì nào đó, y như rằng thế nào cũng có chuyện “lừa” đập vào mắt tôi. Cho nên, tôi còn trí óc nào mà nhớ chuyện xưa. Cứ đọc những tin “lừa” trên báo hàng ngày tôi cũng đã choáng váng rồi. Thậm chí, nói theo người Bắc, những “quả lừa” đó còn khiến tôi nặng lòng nữa. Tôi rơi vào “vùng xoáy” của suy nghĩ vẩn vơ. Tôi thấy lừa có nhiều kiểu lắm, nào là lừa tình, lừa tiền, lừa xe, lừa đất, lừa tri thức, lừa đạo đức,… Nhưng làm thế nào kẻ lừa đảo bày ra “ma trận”, giăng “thiên la địa võng” để bẩy “nạn nhân” đây. Hẳn kẻ lừa đảo phải rất rành tâm lí của đối tượng mới có “niềm tin chiến thắng”, mới chộp gọn con mồi. Và tất nhiên, xét về phương diện “người bị lừa”, mới thấy ở họ có những “tính cách” đáng bị lừa. Đó là sự thiếu hiểu biết về đối tượng, nhẹ dạ cả tin, dễ xiêu lòng trước những lời đường mật của kẻ lừa đảo. Đó là sự háo danh, thiếu óc phán đoán, thích bề nổi, thích hình thức, thậm chí có óc cá nhân, ích kỉ và hám lợi nữa. Điều đáng nói ở đây là : đối tượng bị phỉnh phờ cũng đa dạng lắm. Không chỉ một đứa trẻ bị lừa, mà người lớn cũng “lậm” vào trò lừa. Không chỉ phụ nữ bị gạt, mà đàn ông cũng “mắc vào mồi câu ảo”. Không những cá nhân bị bưng bít sự thật, ngay cả một cộng đồng cũng bị “che mắt” để tin vào một điều không thật.
Xin đừng cho tôi bi quan hóa cái nhìn con người và cuộc đời. Tất cả đã được báo chí đăng tải rất thật. Nếu chịu kho lắng nghe một chút sẽ thấy tôi không ngoa ngắt tẹo nào cả. Chẳng nói đâu xa, chỉ nhìn lại chuyện “Bầu chọn vịnh Hạ Long” là một trong 7 kì quan thế giới cũng rõ.
Để Hạ Long trở thành kì quan thế giới, cả nước mở chiến dịch bầu chọn, bầu chọn cho Hạ Long là yêu nước. Bộ VH-TT-DL phát động, chỉ đạo, Bộ GD & ĐT “sức” công văn cho các Sở, trường học, thậm chí chúa đảo Tuần Châu Đào Hồng Tuyển còn cho nghỉ việc những công nhân viên chức nào không nhắn đủ 100 tin nhắn bình chọn… Thật là rầm rộ. Nhưng hỡi ôi, đó chỉ là trò lừa của công ty kinh doanh tư nhân “News 7 wonders” của ông chủ Weber, người Thụy Sĩ. Đây là một công ty không dính dáng gì đến UNESCO và không được cơ quan này hợp tác. Vậy mà “Hôm nay ( 3/4/2012), báo Tiền Phong đưa tin: ông Hà Quang Long , Giám đốc Sở TT-VH-DL Quảng Ninh cho biết : “Sau khi Tổ chức New 7 Wonder trao giấy chứng nhận, ngày 27-4, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức đón bằng công nhận kỳ quan thế giới Hạ Long với quy mô lớn tại sân vận động Mỹ Đình.” .
Qua câu chuyện trên, mới thấy “chuyện lừa” cũng rất ngoạn mục. Kẻ lừa đảo quả là đã rất hiểu tâm lí tự tôn dân tộc, nên đã đánh vào điểm nhạy cảm ấy để kích thích niềm tự hào dân tộc nhắm chiếm đoạt 50% số tiền của hàng triệu tin nhắn, và 50% còn lại không biết đi đâu!
Đến đây mới thấy “”lừa” thật đa dạng, thổi đủ kiểu, đủ đối tượng, trong đó đáng nói nhất "lừa văn hóa" một cách rất "văn hóa". Thử hỏi như thế có "cười ra nước mắt" không chứ ?
HD. 9-4-2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét