Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

262. "YÊN DÂN" TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI

    1. Trong bài thơ “Xin đến với người”, cảm xúc mãnh liệt trước đời và thơ Nguyễn Trãi, Tạ Hữu Yên thành kính tưởng niệm:
                                 Văn người ấm áp ngọn cờ
                         Toả soi đến tận bây giờ. Mai sau.
                                 Đời riêng đâu hết nỗi đau,
                         Nhưng nhân nghĩa thấm từng câu từng dòng.
   Như lời t Tạ Hưu Yên, thơ văn Nguyễn Trãi luôn thấm toả hơi ấm của tinh thần nhân nghĩa từ bây giờ cho đến mai sau. Nhân nghĩa cao cả nhất là ngọn lửa yêu thương luôn rực cháy trong trái tim Ức Trai, đó là cứu dân cưu nước, để thiên hạ được sống trong bầu khí thái bình, an lạc.
    2. Trong lịch sử tư tưởng và văn học thời trung đại, yêu nước là phải trung với vua. “Trung quân ái quốc” vừa là một tưởng, vừa là một đạo lí sống mà các bậc quân tử, người đọc sách thánh hiền. Không phải ngẫu nhiên, khi động viên tướng sĩ chống Tống, Lý Thường Kiệt đã dõng dạc hạ bút:
                                     Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
      Nhưng với Nguyễn Trãi, yêu nước phải là thương dân. Tư tưởng của ông là tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mang màu sắc dân chủ và  vượt lên thời đại. So với các nhà nho và các nhà thơ cùng thời, tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi tiến bộ hơn. Tư tưởng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi đã được đúc kết từ những cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc ta.
      Trong quá trình chống Tống, kháng chiến đánh đuổi giặc Nguyên – Mông, nhân dân là một lực lượng hổ trợ tích cực và quan trọng. Những hội nghị ở Bình Than, Diên Hồng là sức mạnh đồng lòng, đồng sức cứu nước cứu dân. Khi nhà Hồ kháng Minh, Lê Lợi khởi nghĩa, trải qua hai mươi năm gian khổ cứu nước, quân đội không còn vai trò lịch sử nữa. Chính nhân dân đã tự động ứng nghĩa, đánh giặc. Và khi quân nhà nước dần dần được xây dựng lại cũng phải dựa vào sức mạnh của quần chúng. Là một người học sâu hiểu rộng, trải nghiệm nhiều, tâm và chí luôn gắn liền với sự sống còn, sự tự do của dân tộc; Nguyễn Trãi đã thức nhận sâu sắc vai trò nhân dân trong quá trình giữ nước và giữa nước. Tư tưởng ấy đã trở thành máu thịt tâm hồn ông và làm nên cốt tuỷ, linh hồn văn chương của chính ông.
      Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” kết tinh lòng thương dân sâu sắc của ông. Ngòi bút ông vững vàng, lồng lộng hào khí Lam Sơn; nhưng cũng biết bao xót đau trước nỗi thống khổ của nhân dân dưới gót giày xâm lược của giặc Minh:
                                     Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
                                     Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
       Kể tội giặc thù, ông đứng về phía người dân bị đoạ đày, bị giết hại, bị khổ nhục mà lên tiếng bằng giọng văn căm hờn mà nức nở. Lời văn ông thống thiết cất lên từ đáy lòng đau đáu thương dân của ông:
                                  Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
                                  Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
        Và yêu nước, thương dân nên ông lên án nhà Hồ “chính sự phiền hà, để trong nước lòng dân oán hận”; và đấy là cái cớ để “Quân cuồng Minh thừa cơ gấy hoạ” cho dân, cho nước.
        Ở những tác phẩm thơ chữ Hán, tình thương dân của ông cũng nghi ngút, không khi nào vơi cạn, chẳng bao giờ nguội tt. Lúc về già, náu mình giữa chốn thôn dã, lòng ông vẫn nghĩ đến dân và lo cho dân. Tâm hồn ông mãi ôm mối “tiên ưu” (lo trước) canh cánh:
                                   Nuỵ ốc t thâm kham độ lão,
                                   Thương sinh tại niệm độc tiên ưu.
                                   (Nhà nhỏ nương thân qua tuổi già,
                                   Chỉ riêng lo trước nỗi lo dân)
     Trong “Bảo kính cảnh giới, số 57”, viết bằng chữ Nôm, ông thương dân nên chăm lo cho dân hết lòng, không hề để mất lòng dân:
                                   Đọc sách thời thông đòi nghĩa sách,
                                   Đam dân mựa nữa mất lòng dân.
      Nguyễn Trãi thương dân nên quan niệm để cứu nước phải dựa vào dân. Thời trung đại, từ lịch sử đến văn học, để cứu nước chỉ có anh hùng hào kiệt mới lập nên những kì tích đánh giặc cứu dân. Nguyễn Đình Chiểu trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ, mặc dầu đã dành tuyệt tác “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” để ca ngợi những nghĩa dân, những dân ấp, dân lân đã đứng lên đánh giặc, nhưng có lúc nhà thơ cũng đã trông chờ vào hào kiệt anh hùng cứu nước:
                                   Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
                                   Nỡ để dân đen mắc nạn này.
                                                                      (Chạy giặc)
       Nguyễn Trãi nhờ sự trải nghiệm lịch sử và từng lăn lộn trong thực tiễn cuộc kháng chiến chống giặc Minh, ông nhận thức rõ để cứu nước chỉ có thể dựa vào nhân dân. T tuệ và lòng yêu nước, tinh thần hăm hở cứu nước và sức mạnh đoàn kết sẽ là chiến luỹ vững chãi, là vũ khí hữu hiệu nhất. Thơ văn của ông đã biểu hiện quan niệm cứu nước là phải dựa vào dân ấy của ông.
        Trong “Bình Ngô đại cáo”, thần thái câu văn của ông vang ngân sảng khoái sức mạnh của cuộc kháng chiến toả ra từ sức mạnh đoàn kết của nhân dân:
            Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới,
            Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sống chén rượu ngọt ngào.
       Ở những tác phẩm khác, sức mạnh của nhân dân được nói đến là sức mạnh vô địch. Nguyễn Trãi từng nói: “Nêu hiệu gậy làm cờ, t tập khắp bốn phương manh lệ”, manh là dân cày cùng khổ; lệ là nhưng người đầy tớ bị sĩ nhục. Ở bài “Quan hải”, nhà thơ nêu lên sức mạnh của dân và cho đó là một chỗ dựa vững chắc của đất nước và của triều đại:
                                    Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ
                         (Làm lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước).
       Cũng với ý thức ấy, trong bài “Hậu tư huấn”, viết ra để dạy Thái tử, ông nói: “Mến người có nhân là dân, mà chở thuyền và lật thuyền cũng là dân”.
        Nguyễn Trãi, cứu nước để cứu dân, đem lại thái bình cho dân, cho mọi người. Khác với các nhà nho cùng thời, Nguyễn Trãi xem trong việc cứu dân; bởi cứu nước xét đến cùng là cứu dân. Nói đến đất nước là nói đến nhân dân. Nhưng dân cần có nước, bảo vệ đất nước là bảo vệ nhân dân. Mở đầu “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi đã nêu rõ mục đích của cuộc kháng chiến cứu nước chống giặc Minh.
                                   Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
                                   Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
        “Yên dân” là đem lại cho dân một cuộc sống thái bình, an cư lạc nghiệp. Tư tưởng, tình cảm và ý chí ấy như một cứu cánh, một mục đích cao cả thiêng liêng của nhà nước trong bản đại cáo thiên hạ của triều đại mới. Tư tưởng “cứu nước là cứu dân” còn lấp lánh trong những trang thơ khác của Nguyễn Trãi. Ông luôn nghĩ về nhân dân. Ông khẳng định rạch ròi, chí và tâm của ông đã ở trong nhân dân:
                                    Nhớ xưa ở Lam Sơn đọc binh thư,
                                    Đang lúc ấy chí đã ở trong nhân dân.
                                                                     (Thơ mừng về Lam Sơn).
      Ông chân thành với nhân dân, bởi ông là con người nhân nghĩa, Ông ý thức, mỗi con người sống trên đất nước này đều mang ơn dân, vì mỗi người đều hưởng thụ những giá trị vật chất tinh thần do nhân dân bao đời tạo dựng nên. Vì vậy, con người cần phải biết:
                                  Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày
                                                             (Gương báu trau mình).
    Suốt đời mong ước thiết tha “dân giàu đủ khắp đòi phương” (Cảnh ngày hè). Ông khao khát sẽ có những thuốc quý từ nhựa cây tùng hình thành trăm năm (hổ phách), một ngàn năm (phục linh) để cứu dân những căn bệnh hiểm nghèo:
                                  Hổ phách phục linh nhìn mấy biết,
                                  Dành còn để trợ dân này.
                                                                           (Tùng)
    Ông mơ ước triều đại mới sẽ đem đến thái bình cho dân:
                                  Thánh nhân dục dữ dân hưu tức,
                                  Văn trị chung tu t thái bình.
                                  (Lòng vua muốn để dân yên nghỉ,
                                  Văn trị nên xây dựng thái bình)
                                                          (Quan duyệt thuỷ trận)
     Trong “Lời tâu với vua Lê Thái Tông”, ông vì dân mà tha thiết mong vua: “Dám mong bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi dân, khiến trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận, oán sầu, đó tức là cái gốc của nhạc”. Và ông mơ tưởng:
                                  Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn
                                  Dường ấy là ta đã phỉ nguyền.
                                                                              (T thán)
      Ông khao khát có được khúc Nam Phong gảy lên cho đất nước thái bình nhân dân khắp thôn cùng xóm vắng đều sống no đủ:
                                     Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
                                     Dân giàu đủ khắp đòi phương.
                                                                         (Cảnh ngày hè)
      Nếu được như vậy, ông sẽ đem hương hoa lan mà ca ngợi thời thái bình thịnh trị:
                                  Muốn đem nồi nước hoa lan,
                                  Gội cho khắp cả trần gian sạch làu.
                                                                 (Đoan ngọ nhật)
     3. “Yên dân” đó là nội dung tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Tư tưởng trọng dân, thân dân, tình cảm yêu thương dân, ý chí vì dân là nội dung quán xuyến trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi. Trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, nhân dân có vai trò rất quan trọng:
                                   Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
                                   Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
      Tư tưởng nhân nghĩa vốn có nguồn gốc từ đạo Nho, nhưng với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa bao hàm thêm nội dung là đem lại đời sống thái bình cho dân, hạnh phúc cho dân. Vì dân chính là nước, đó là một tư tưởng tiến bộ, không bao giờ mai một, không hề cũ theo thời gian. Sau này, Nguyễn Khoa Điềm cũng đã nhận thức sâu sắc vai trò của nhân dân:
                                   Đất nước của nhân dân,
                                   Đất nước của ca dao thần thoại.
                                                          (Đoạn trích Đất nước)
      4. Vai trò nhân dân là một nội dung quan trọng của tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Tư tưởng ấy mang màu sắc dân chủ độc đáo so với thời đại của ông. Chính điểm tích cực, tiến bộ trong tư tưởng ấy đã khẳng định: sự nghiệp và văn chương của Nguyễn Trãi sống mãi cùng nhân dân và đất nước Việt Nam, làm cho ông trở thành danh nhân văn hoá thế giới.
      Ngày nay, đọc lại Nguyễn Trãi, người đọc vẫn cảm nhận tư tưởng cuả ông vẫn không hề cũ với thời gian. Tư tưởng của ông là bài học lớn, muốn "Yên dân" thì phải "đức trị" hay "văn trị" đó là gốc của nhạc vậy.

                  Hoàng Dục
                  _______________________


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét