Nhận tập thơ "BÓNG HOA ĐÀM" và lòng tự nhủ, phải viết một bài gọi là nhớ cái duyên
giữa mình với Đỗ Trọng Khôi và Đỗ Thị Bích Hà. Nhưng chưa có
điều kiện để thực hiện. Trong mùa Phật đản này, Phật lịch
2556, mình có ý sẽ giới thiệu một bài thơ trong tập thơ, nhưng cái anh
Yahoo lại trở chứng, đành cầm tay mình mà xin lỗi mình. Sáng
nay, chủ nhật được nghỉ nên lên Bờ
lờ viết bài đăng thử thứ
hai (bài một ĐÀNH VẬY CŨNG VẦY xem ra cũng chập chờn mộng mị
mỏi mòn mộng mơ rồi!). Bài thứ nghiệm thứ hai này mình giới
thiệu tập thơ "BÓNG HOA ĐÀM" của cố thi sĩ Trúc Diệp. Bài
viết có tên "NHÓ MỘT TẤC LÒNG".
Tập thơ "BÓNG HOA ĐÀM" đã được xuất bản năm 1961, năm 2011 do các con của thi sĩ tái bản nhằm "Thành kính Cúng dường Tam Bảo để tưởng nhớ Thân phụ".
Hai trong những người con của cố thi sĩ là Đỗ Trọng Khôi và
Đỗ Thị Bích Hà. Đây là hai con người hình như có duyên với
mình - duyên giữa đời và duyên trong Đạo pháp. Với Đỗ Trọng
Khôi, khi mình vừa rời trường cấp III Krông Búk, thì anh về
nhận nhiệm sở. Năm 1978, mình chuyển lên cấp III Ama Trang Lơng,
thì năm 1980 anh lại được điều động về trường. Từ đó, cùng sống, sinh hoạt, giảng dạy cho đến khi mình chia tay với Đắc Lắc để về xuôi. Và từ đó
đến nay, mình và Khôi vẫn giữ liên lạc, vẫn tròn trịa tình
cảm như xưa. Còn với Đỗ Thị Bích Hà,em của Khôi lại cùng dạy
với mình ở trường chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng. Bích Hà ra
trường được bổ nhiệm về dạy tiếng Anh tại trường cấp III Núi
Thành sau đó mới chuyển về trường chuyên. Cũng cần nói thêm,
chồng của Hà là anh Nguyễn Văn Anh chuyên viên Sở GD&ĐT Đà
Nẵng - đã mất - cũng là người thân quen với mình. Đó là đời.
Còn đối với Đạo, Khôi và Hà đều là Phật tử nòi. Ngày xưa
ở Buôn Ma Thuột, Khôi và mình hay lên chùa Sắc tứ KHẢI ĐOAN lễ
Phật và đàm đạo. Mình đã được Thầy Trụ trì tặng bức tượng
Đức Bổn sư, hiện nay mình đang thờ ở nhà. Còn Bích Hà dù
không nói chuyện đạo với nhau, nhưng hình như Đạo đã thấm qua
cách ứng xử của Hà đối với mình. Và khi mình rời bục giảng,
tháng 9 năm 2011, Hà đã tặng mình tập thơ "BÓNG HOA ĐÀM" như
là một kỉ niệm, cũng là một tấc lòng nhớ về nhau và cũng
có thể đó là lời thầm nhắc mãi mãi sống chân thật và nhân
ái như những gì Đức Phật đã dạy.
Trở lại với tập thơ. Trong lần tái bản này, tập thơ được Hòa thượng Thích Trung Hậu đề tựa. "Ba
mươi bảy bài thơ trong Thi phẩm Bóng Hoa Đàm gồm những bài
ngợi ca Đức Phật, lòng yêu đạo, yêu thiên nhiên, thể hiện tinh
lạc quan, niềm hi vọng về một thành tựu viên mãn, lòng hiếu
thảo, thái độ thong dong của một thiền gia và triết lí vô
thường cùng với nỗ lực đi vào, sống với, trở thành một thực
tại". Năm 1961, khi tập thơ ra mắt bạn đọc, nhà văn Tam Ích
đã viết lời giới thiệu bằng hình thức thư gửi cho thầy Mãn
Giác :
"Kính thầy Mãn Giác !
Nhiều người hiểu lầm rằng thơ của những người mặc áo Cà-sa nơi Phật đường thường hướng về một chiều : ... Đạo. Nói một cách khác : Thơ ấy chỉ có một chiều, người đọc ít thấy rung động - trừ một vài mẫu rung động siêu hình chỉ có ở những bản chất tinh vi. Có kẻ chưa đọc đã có sẵn thành kiến rồi. Tôi nghĩ khác. Tôi chưa từng thấy một sự tranh đấu nào mãnh liệt - mãnh liệt một cách kín đáo - bằng sự đấu tranh với bản thân mình để đi đến bến giác (tôn giáo nào cũng có một bến giác). Người vô thần thường để cảm quan của họ tự do phát triển và thường thể hiện sự phóng túng ấy trong thi ca. Thơ của họ như họa : Thị giác của nhân sinh nhìn vào để tìm một mẫu tương ứng và một trình độ đồng hóa nào đó giữa thi nhân và người thưởng thức thơ. Trái lại, người có đạo làm khác : Tiếng nói của họ trong thi ca là kết quả của sự thắng lợi của mình đối với mình. Người làm thơ và người thưởng thức thơ không thấy hình ảnh của xung đột, của tranh đấu : Họ chứng kiến kết quả trong lòng dạ người tu hành..."
Nhiều người hiểu lầm rằng thơ của những người mặc áo Cà-sa nơi Phật đường thường hướng về một chiều : ... Đạo. Nói một cách khác : Thơ ấy chỉ có một chiều, người đọc ít thấy rung động - trừ một vài mẫu rung động siêu hình chỉ có ở những bản chất tinh vi. Có kẻ chưa đọc đã có sẵn thành kiến rồi. Tôi nghĩ khác. Tôi chưa từng thấy một sự tranh đấu nào mãnh liệt - mãnh liệt một cách kín đáo - bằng sự đấu tranh với bản thân mình để đi đến bến giác (tôn giáo nào cũng có một bến giác). Người vô thần thường để cảm quan của họ tự do phát triển và thường thể hiện sự phóng túng ấy trong thi ca. Thơ của họ như họa : Thị giác của nhân sinh nhìn vào để tìm một mẫu tương ứng và một trình độ đồng hóa nào đó giữa thi nhân và người thưởng thức thơ. Trái lại, người có đạo làm khác : Tiếng nói của họ trong thi ca là kết quả của sự thắng lợi của mình đối với mình. Người làm thơ và người thưởng thức thơ không thấy hình ảnh của xung đột, của tranh đấu : Họ chứng kiến kết quả trong lòng dạ người tu hành..."
Lời giới thiệu của nhà văn Tam Ích đã nêu bật được cái nguyên lí của người thơ Phật tử. Đó là thơ hướng nội, thơ chuyên chở cái tâm đạo của người cầm bút. Thơ là sự thể hiện trọn vẹn cái vô ngã trong giây phút thực tồn. Thơ là cả một quá trình xô đổ cái tôi ú ớ bám vào bến mê mà tưởng rằng đó là bến giác, cho nên sống chiều theo tham-sân-si, càng ngày càng tạo nghiệp dày hơn.
Còn Thầy Huyền Không đã thấu cảm sâu sắc tâm đạo của thi sĩ Trúc Diệp kí thác trong những vần thơ :
"Đức Phật chỉ giáng sinh trong nhân loại có một lần, cũng như Hoa Đàm nở giữa vườn vũ trụ chỉ một kiếp. Nhưng, cái Hoa
ấy nó không riêng cho một không gian nào, không hạn cuộc trong
một thời gian ngắn ngủi. Hoa ấy là hoa của mười phương. Hoa nở
ra vì lòng thương nhân loại, nên với gió bụi của thời gian không
thể nào tàn phá được hình thể của Đóa Hoa; với sự rộng rãi
của không gian, không thể nào xao nhãng được hương sắc. Nó ở
trong đời mà không bụi đời vương vấn, vì Hoa ấy là hiện thân
của Đức Phật. Với niềm tin tưởng vô biên, với lòng thành kính
tuyệt đối, thi sĩ Trúc Diệp đã ca ngợi Đóa Hoa Vĩ Đại :
"Hoa, không riêng mà chung cả mười phương
Đã nở với lòng thương đầy nhân loại
Hoa không rụng, thời gian không thể há
Hoa miên trường rắc mãi nét xinh tươi
Khi xuân sang cũng rải cánh ra phơi
Song vẫn giữ sạch đời không vướng bụi
(Thi phẩm Bóng Hoa Đàm).
Dưới mắt của thi sĩ Trúc Diệp, muôn vẻ đẹp của trời đất đã trở về, quy tụ nơi dung từ Đức Phật, nên mỗi khi nhìn qua hình ảnh của Ngài, lòng ngập ngừng rung cam và hân hoan :
"Muôn vẻ đẹp trở về nơi bản thể
Gần bóng Hoa chi kể nỗi hân hoan
Khói hương lên xao động dãy tràng phang
Lòng quy kính : Không lường dây rung cảm" .
Niềm rung cảm của Trúc Diệp rất tế nhị, sâu xa nên đã khéo truyền cảm và đưa chúng ta đến trước một hình ảnh vĩ đại, trước một cuộc sống bất diệt và trong sáng huy hoàng, đó là cuộc đời của Đức Phật.".
"Hoa, không riêng mà chung cả mười phương
Đã nở với lòng thương đầy nhân loại
Hoa không rụng, thời gian không thể há
Hoa miên trường rắc mãi nét xinh tươi
Khi xuân sang cũng rải cánh ra phơi
Song vẫn giữ sạch đời không vướng bụi
(Thi phẩm Bóng Hoa Đàm).
Dưới mắt của thi sĩ Trúc Diệp, muôn vẻ đẹp của trời đất đã trở về, quy tụ nơi dung từ Đức Phật, nên mỗi khi nhìn qua hình ảnh của Ngài, lòng ngập ngừng rung cam và hân hoan :
"Muôn vẻ đẹp trở về nơi bản thể
Gần bóng Hoa chi kể nỗi hân hoan
Khói hương lên xao động dãy tràng phang
Lòng quy kính : Không lường dây rung cảm" .
Niềm rung cảm của Trúc Diệp rất tế nhị, sâu xa nên đã khéo truyền cảm và đưa chúng ta đến trước một hình ảnh vĩ đại, trước một cuộc sống bất diệt và trong sáng huy hoàng, đó là cuộc đời của Đức Phật.".
Trên đây là một vài
lời giói thiệu tập thơ "Bóng Hoa Đàm" của thi sĩ Trúc Diệp mà
mình trích lại. Với những lời bình này, mình như "mượn hoa
dâng Phật", qua đây bày tỏ niềm tri âm đối với Đỗ Trọng Khôi và
Đỗ Thị Bích Hà, và qua đây cung kính tưởng nhớ thi sĩ Trúc
Diệp.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mùa Phật đản, Phật lịch 2556, tháng tư năm 2012.
Hoàng Dục - Pháp danh Nguyên Truyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét