Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

280. KẾ MÔN VÀ TÔI

       
Bờ sông Ô Lâu, làng Kế Mô
Ngày xưa, khi còn cắp sách đến trường, có một lần tôi tự hỏi : “Văn hóa là gì ?”. Và sau đó tình cờ tôi đọc được câu trả lời gọn băng : “Văn hóa là những gì còn lại sau khi đã quên hết”. Câu trả lời đã cho tôi cái nhìn văn hóa thời gian. Một cái nhìn đầy chiêm nghiệm.
       Năm tháng rồi sẽ cuốn trôi tất cả những gì không thuộc về văn hóa truyền thống của một vùng đất, của một đất nước trong dòng chảy vô tình của nó. Nhưng văn hóa cũng không còn nếu không
có bao lớp người tạo dựng và những thế hệ tiếp nối, giữ gìn và phát huy văn hóa thì tất cả cũng vô tình khuất lấp mãi mãi sau mù khơi thời gian. 
      Tôi là một kẻ cứ mang những nghsuy như vậy đi g̃a cuộc đời mà chưa bao g̀ hành động vnhững ý nghđó. Có lẽ do tôi quá sách vở, tôi chlà con người lthuyết mà không phải là con người hành động. Hoặc cũng có thể cuộc sống chưa hề độ lượng với i, đã đày ải i trong vòng chật chội của cơm áo, của “nghgần hơn nghxa” để được an thân đi về trên nẻo đường bnh yên của rng tôi. Cho nên, bây g̀ “rủ áo phong hầu” mới nhận ra mnh chưa hề sống đúng ngha của cụm từ “sống là mnh” như Hoài Thanh nói trong “Thi nhân Ṿt Nam”. 
      Sỡ d, tôi buồn rầu mà thố lộ như thế bởi trong tôi hôm nay có rất nh̀u ldo, và một trong những ldo đó là tôi chưa làm được gcho làng quê Kế Môn yêu dấu của tôi. Thời gian tôi gắn bó với quê hương không nh̀u và không dài, nhưng nơi đó là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi, i tổ tn tôi bao đời dựng ngḥp, xây dựng và phát tr̉n văn hóa Kế Môn. Dù thế, Kế Môn vẫn là m̀n kức không hề phôi pha theo năm tháng trong tôi. Cho nên, dù xa quê, tôi luôn đau đáu hướng về quê nhà. Quê hương từ kức, từ ǹm yêu thương, từ ǹm tự hào đã chuyển hóa thành không gian nghệ thuật trong những truyện ngắn, trong những bài thơ của tôi. Ngay từ những truyện ngắn “Giọt nắng cuối cùng”, “Sa mù”, “Ngủ vùi trong lá” v́t thời trung học, đã có khuôn mặt của quê tôi. Và rồi những nhân vật trong truyện ngắn như “Sư phụ”, “ChĐoài”, “Hùng Lừa”, “Đ̀u hoang tưởng của lão Ngọ”, “Người đàn bà có số sát phu”,… luôn mang trong mnh họ  mùi đất, mùi cây trái của làng tôi, Họ nghsuy, nói năng bằng từ ngữ, giọng đ̣u quê tôi. Họ cũng nói “răng mô tê rứa”, dùng những  từ “xuốt” thay từ “quét”, từ “cươi” thay từ “sân”, “cái trốt” thay cho “cái đầu”,… Nhưng đ̀u đó chưa b́n tôi thành con người hành động, tch cực gn g̃, đóng góp cho sự tồn tại và phát tr̉n của văn hóa làng tôi. 
      Nhớ ngày xưa, thời đại học Huế mà cười ra nước mắt. Người Quảng Nam thbảo tôi, mi sống và học tập ở Đà Nẵng vậy về phe bọn tao, ơ… nhưng mà mi nói giọng mắm ruốc, không được… Còn dân Thừa Thn thgật gù : Mi gốc Kế Môn, nói giọng Huế bọn tao cho mi nhập hội, ơ (lại ơ)… mà mi ở Đà Nẵng, cái giọng mi lai rồi, răng mà cho mi vào hội,  không được mô… Tôi giả đò buồn rầu hỏi lớ ngớ : Vậy tôi b́t làm sao đây ? Có bạn nhanh ṃng : “Thmi lên đèo Hải Vân mà ở”. Chuyện vui thôi. i chẳng hề lên “Đệ nhất hùng quan” để ở, để bầu bạn với trăng sao. Trong tôi, Đà Nẵng mãi là ǹm yêu thương th́t tha. Bởi đây là vùng đất đã cưu mang tôi, đùm bọc tôi, che chở tôi thuở còn tuổi nhỏ phải sớm xa nhà. Và nơi đây tôi được sống g̃a tnh cảm yêu thương của thầy cô và bằng hữu trung học Phan Châu Trinh và bạn văn của một thời tập tành cầm bút. Chnh tnh cảm đó đã giúp tôi vững tin mà bước vào đời. Đà Nẵng là quê hương thứ hai của tôi. Đà Nẵng là một nửa tnh cách và tâm hồn tôi. Cái nửa này hài hòa với nửa kia, nửa Đà Nẵng tương giao với nửa Kế Môn tạo nên cái “tôi” của tôi chứ không là của ai khác. Cho nên, tôi mãi gắn bó máu tht với Đà Nẵng, những vẫn nhớ về “quê hương khuất bóng hoàng hôn” là thế.
     Ngày nay, đã có rất nh̀u tấm lòng Kế Môn vmột Kế Môn phát tr̉n ngày càng văn minh, văn hóa hơn. Tôi nhớ, có lẽ không chnh xác lắm, những con người quê tôi nặng tnh nặng ngha quê hương. Đó là gia đnh ông Nguyễn Thanh Côn đã bê tông hóa con đường ngang của làng. Đó là anh Hồ Huệ đã xây dựng một thư ṿn để con dân trong làng nâng cao ḱn thức, văn hóa; hay đã xây dựng bia T́n strong rú. Đó là Giáo sư T́n sHồ Tá Quốc thành lập học bổng Hồ Tá Bang hỗ trợ cho các cháu cùng quê học tập. Đó là anh Đặng Minh H̀n đã lập nên website “Làng Kế Môn” vừa để thông tin, giao lưu, vừa ghi lại những truyền thống quý báu của làng. Trang web là một sân chơi nhưng cũng là mảnh đất để con người Kế Môn trang trải nỗi lòng, tnh yêu và ǹm tự hào về quê hương của mnh qua cuộc thi v́t về làng. Đáng quý và đáng trân trọng hơn nữa, trang web đã vận động, trao học bổng cho các em trường T̉u học Đ̀n Môn. Học bổng có thể chưa nh̀u, nhưng gói ghém trọn vẹn những tấm lòng của những người con xa xứ. Và b́t bao nhu dân làng tha hương khác đã đóng góp dựng xây nhà thờ tộc, nhà thờ Tổ nghề Kim Hoàn, đường sá,… Nhưng trong đó chẳng hề có tôi.
      Có những lúc vẩn vơ, ngồi săm soi lại mình, tôi nguệch ngoạc vẽ lại tuổi thơ mình bằng nét bút chấm vào nghiên mực kí ức về quê hương.
                                   Tôi sinh ra trên đất Kế Môn
                                   nhưng chẳng được ăn cháo nghiền
                                                                       hạt gạo quê nhà
                                   lại ăn gạo đồng xa
                                   đất Cầu Hai khi vừa nửa tuổi
                                   Tôi lớn lên bên cạnh đường tàu
                                   tuổi thơ hồn nhiên ngắm người xuôi ngược
                                   đâu biết mình cũng sẽ ngược xuôi
                                   khi ba tôi nằm xuống bởi viên đạn không tên
                                   viên đạn bay ra từ nòng súng tối mù
                                  
Rồi tôi lại về quê
                                   lúc ấy tôi vừa lên tám.
                                   ngày ngày tôi theo mẹ ra đồng
                                   tưởng phận mình vỡ ra trong mặt nước
                                                                                ruộng sâu
                                   Tưởng đời mình cũng mặn, nồng
                                             như giọt mồ hôi rơi vào ruộng cạn.
                                   Có lúc tôi rong chơi
                                   ra bãi bồi, lên rú
                                   lũ bạn chăn trâu làm tôi quên sách vở
                                   chỉ nghĩ đến cánh chim trời
                                   nhẹ nhàng đôi cánh vỗ
                                   thả những âm tròn làm mát rượi hồn tôi
                                   Rồi lại chia tay với làng quê
                                   để từ đó tôi âm thầm thương nhớ
                                   phía khuất đèo lưu giữ tuổi thơ tôi
                                   pha đất nghèo thương lắm Kế Môn ơi.

     Nhưng xét cho cùng tôi vẫn chưa làm được gcho Kế Môn của tôi. Cho nên nh̀u khi i tự vỗ về. B́t làm sao được. Rồi tự an ủi chnh mnh bằng những lời sáo rỗng, mnh chcó một tấc lòng hoài nhớ quê nhà thôi. Hay mnh không làm gđể quê hương phải xấu hổ thế cũng là yêu quê rồi. Và tôi nhận ra rằng, tự huyễn hoặc mnh, đôi khi đó cũng là một nét tâm lgiúp con người bám vào cuộc đời để sống, một cuộc sống tưởng rằng bnh yên.
                HD, 17 - 4 - 2012  
 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét