Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

275. CẢM NHẬN "THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI" CỦA VŨ BẰNG


     1. "Thương nhớ mười hai" được Vũ Bằng sáng tác từ năm 1960, tiếp tục viết năm 1965hòan thành năm 1971 (Nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng, Sài Gòn, 1972. Sau này Nxb Văn học in lại năm 1993Nxb bản VHTT tái bản năm 2000).
     2. Cấu trúc: Tác phẩm gồm phần tự ngôn13 chương: Chương I: Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt; chương II: Tháng Hai, tương tư
hoa đào; chương II: Tháng Ba, rét nàng Bân; chương IV: Tháng Tư, mơ đi tắm suối Mường; chương V: Tháng Năm, nhớ nhót, mận, rượu nếplá mòng; chương VI: Tháng Sáu, thèm nhãn Hưng Yên; chương VII: Tháng Bảy, ngày rằm xá tội vong nhân; chương VIII: Tháng Tám, ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu; chương IX: Tháng Chín, gạo mới chim ngói; chương X: Tháng Mười, nhớ gió bấc mưa phùn; chương XI: Tháng Mười một, thương về  những ngày nhể bọng con rận rồng; chương XII: Tháng Chạp, nhớ ôi chợ Tếtchương XIII: Tết, hỡi cô mặc cái yếm xanh.
     3. Trong "Tự ngôn", Vũ Bằng viết: “Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông Đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ Bản, cá anh vũ Việt Trì, na Láng, bưởi Vạn Phúc, cam Bố Hạ, đào Sa Pa, mà nhớ xuống” (Thương nhớ mười hai, Nxb VHTT, Hà Nội, 2000, tr. 12).
   : “...Trong mười hai tháng của mười hai cuộc đổi thay tiết trời, mười hai sự rung động uyển chuyển của năm tháng, của chim muông, của sắc đẹp, của hoa lá, của thương yêu, tình tứ, tôi cảm ơn sự bất công đã cho tôi nhìn rõ lòng tôi yêu thương Hà Nội đến chừng nào, Hà Nội ạ!” (Sđd, tr. 14). “Mỗi tháng lại có những cái đẹp não nùng riêng, những nối nhớ nhung riêng” (Sđd, tr. 15).
     Quê hương đất nước là linh hồn của những trang viết hay nhất trong "Thương nhớ mười hai". Cả tập tùy bút phập phồng nhịp đập của trái tim yêu thương, tràn thấm những cảm xúctình cảm đẹp mà nhà văn dành cho quê hương, con người đất Việt. Đó là tình gia đình truyền thống, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, những phong tục thiêng liêng ngày Tết, những thói quen sinh họat, những thú vui ẩm thực giản dị mà phong lưu đầy tính nghệ thuật của người Việt,...
    Như vậy, "Thương nhớ mười hai" là nỗi nhớ niềm thương ngút ngàn của cái tôi tác giả. Nhân vật tôi là một con người ham chơi, hiếu động, sành sỏi ẩm thực, nhưng chân thành tinh tế, tài hoarất có duyên. Nhân vật tôi ấy yêu tha thiết quê hương đất nước mình. “Ấy, đất nước này chỉ đẹp giản dị thế thôi. Ai muốn nói thế nào thì nói chứ dân nước chúng tôi vẫn nhận là đẹp nhất thế giới, đáng yêu nhất trần hòan. Đố ai chê được! Đố ai cướp được”.nhân vật tôi ấy cũng cất lên những lời  mơ thương lấp lánh vẻ đẹp nhân văn: “Ước gì mình có phép làm cho vợ được gặp chồng, anh được gặp em, tình nhân được gặp tình nhân, ở đời không còn bao giờ có sự chia cây rụng lá, tan cửa nát nhà, sinh li tử biệt...
    "Thương nhớ mười hai" cũng là một tập bút kí nên có gtrị tư liệu rất đáng quý về hoa cỏ thảo mộcphong tục cổ truyền của đất Việtnhững thú chơi thanh lịch của con người Hà Nội.
    Hòang Như Mai: “Cuốn sách vẫn bày tỏ rất rõ tâm sự của một người con miền Bắc nhớ da diết quê hương ở bên kia “giới tuyến”. Chính tấm lòng ấy đã cùng với ngòi bút tài hoa của Vũ Bằng làm nên giá trị văn chương của tác phẩm này. Nó hấp dẫn chúng ta từng dòng từng trang...” ( Lời nói đầu, Sđd, tr. 6)

                                                                                                                           Hoàng Dục - 2004

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét