Lý Bạch và Đỗ Phủ là hai
bậc Thi Tiên và Thi Thánh trong nền thơ Đường – Tống. Thuở tuổi xế chiều,
Đỗ Phủ đến thăm Lý Bạch và hỏi, ông còn có việc gì đáng tiếc không ? Bậc
Thi Tiên một đời phiêu lãng, không bao giờ để cho quyền quý, danh lợi trói
buộc, giữ chân mình trả lời : Tôi cầu tiên hỏi đạo, luyện đơn chưa thành, nghĩ
đến Cát Hồng tiên nhân đời Tấn, người viết ra Bão Phúc tử, tự đáy lòng tôi hỗ
thẹn với ông ấy.
Nghe
xong Đỗ Phủ sững người. Một bậc tiên thơ mà thấy thẹn với Cát Hồng –
người luyện linh đơn trường sinh bất lão. Cái thẹn đó xuất phát từ quan
niệm nào ? Bậc thánh thơ băn khoăn, bèn viết tặng Lý Bạch một bài tuyệt
cú :
Thu lai tương cố thượng phiêu bồng,
Vị tựu đan sa quý Cát Hồng.
Thống ảm cuồng ca không độ nhật,
Phi dương bạt hộ vị thùy hùng ?
Dịch thơ :
Thu về ngắm đám cỏ bông,
Đan sa chưa luyện thẹn cùng Cát ông.
Qua ngày uống rựou hát ngông,
Nghênh ngang dữ tợn tranh hùng với ai ?
(Trần Trọng San dịch)
Lý
Bạch cả đời bôn ba, về già vẫn phiêu bạt, “thu về” là ông đã ở vào thời
gian mùa thu đời người, nhưng họ Lý không để ý đến. Đây chính là cuộc
đời nhà thơ. “Thống ẩm cuồng ca không độ nhật – Phi dương bạt hộ vị thùy
hùng ?”. Ba chữ “vị thùy hùng” là một câu hỏi hay. Ai có thể cùng tranh
hùng. Trên đời này, Lý Bạch không vì quân chủ, không vì sử xanh, không
vì công danh, ông không cần để lại một phong hiệu, ông chỉ vì cái tâm
của mình. Bởi vậy, ông là một anh hùng trong trời đất không có gì ngáng
trở được. Đây là quan niệm anh hùng của Lý Hạ : “Thế thượng anh hùng bản
vô chủ”. Trên đời này, anh hùng vốn không có chủ. Anh hùng đích thực là
làm chủ trái tim mình. Một quan niệm độc đáo.
Trích “Trang Tử tâm đắc” của Yu Dan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét