I. KHÁI NIỆM:
Một số quan niệm:
1) Chương Bính Lân: Viết lên tre, lụa gọi là văn, bàn đến phép tắc của nó thì là văn học (Trước ư trúc bạch chi vị văn, luận kì pháp thức vị chi văn học) (Dẫn theo Phạm Văn Diêu, Văn học Việt Nam, NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960, tr. 29)
2) Hồ Vân Dực: Văn học chỉ gồm có thi ca, từ phú, từ khúc, tiểu thuyết, tản văn, tuồng, du kí (chỉ những tác phẩm bao hàm ý vị nghệ thuật, chuyên tả tình cảm, tưởng tượng mới là văn học) (Tân trước Trung Quốc văn học sử, NXB Bắc Tân thư cục, tr. 5)
3) Hoa Bằng: Văn học là môn phô bày văn chương, tư tưởng, tinh thần, học thuật từ thượng thế đến hiện đại của dân tộc Việt Nam (Thử viết Việt Nam văn học sử, Tri Tân số 2, ngày 10-6-1941)
4) Lưu Hiệp: Con người có hoạt động tinh thần (tâm) thì lời nói xuất hiện; lời nói xuất hiện thì cái văn sáng lên. Đó đạo lí tự nhiên vậy. (Văn tâm điêu long, NXB Văn học, Hà Nội, 1999, tr. 126)
5) Đặng Thai Mai: Văn học có lẽ là một sự trạng lạ lùng hơn hết trong tất cả những công cuộc có ý thức của tinh thần loài người. Văn học có thể ví với một vùng biển lớn. Từ xưa đến nay, trong mấy chục thế kỉ, bao nhiêu sự thực cùng tình tứ, tư duy cùng mơ mộng, tưởng tượng và quan niệm mà các phạm trù khác của tư tưởng không biểu hiện ra được thì đều tuôn vào lòng biển văn học... Văn học bao hàm hết nghìn vạn hình tượng. Bờ cõi của văn học một mặt thì giáp với khoa học, một mặt gần gũi với âm nhạc; một mặt kề sát vào nghệ thuật điêu khắc, và có lúc lại muốn tiếp xúc với cả lĩnh vực tôn nghiêm của tôn giáo nữa (Văn học khái luận, NXB Liên Hiệp, 1950, tr 27).
6) Nguyễn Văn Xung: Văn học là danh từ văn học có một phạm vi ý nghĩa cực kì rộng rãi nó chỉ tất cả mọi sinh hoạt văn hoá diễn tả bằng ngôn từ; mọi công trình trứ tác dù là sáng tác hay nghiên cứu, phê bình về tất cả các ngành nghệ thuật hay học thuật tư tưởng, truyền khẩu hay thành văn (Văn học đại cương, NXB Sống Mới, Sài Gòn, 1971. tr. 10)
7) Lại Nguyên Ân: Văn học là nghệ thuật ngôn từ, một trong số các loại hình nghệ thuật như: kiến trúc, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, vũ đạo, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, hội hoạ,... Văn học là một trong số các hình thái chiếm lĩnh thế giới bằng nghệ thuật như một hoạt động sáng tạo thuộc lĩnh vực nghệ thuật (150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, tr. 391-392)
8) Từ điển Tiếng Việt: Nghệ thuật dùng ngôn ngữ và hình tượng để thể hiện đời sống và xã hội con người. (Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, 1996, tr. 1062)
9) Từ điển thuật ngữ văn học: “Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ. Khái niệm văn học bao gồm cả văn học dân gian, được sáng tác và lưu truyền bằng miệng từ đời này qua đời khác, và văn học viết, được sáng tác và lưu truyền dưới hình thức văn bản viết” (Lê Bá Hán và Trần Đình Sử chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 341).
II. VĂN HỌC LÀ MỘT MÔN NGHỆ THUẬT:
1) Văn học nhận thức, phản ánh đời sống con người
1.1. Mục đích của văn học: Mục đích quan trọng bậc nhất của văn học nghệ thuật là phản ánh, nhận thức khám phá hiện thực đời sống con người theo quy luật của cái đẹp, nhằm thoả mãn cho con người tình cảm thẩm mĩ vô cùng phong phú, đa dạng.
1.2. Đối tượng của văn học: Hiện thực khách quan muôn màu muôn vẻ, trong đó con người là đối tượng nhận thức trung tâm.
- Nhà văn nào cũng hướng toàn bộ ngòi bút của mình vào sự tìm hiểu, khám phá và miêu tả con người. Cho nên, không phải ngẫu nhiên, tên tuổi các nhà văn thường gắn liền với những nhân vật – con đẻ tinh thần của họ.
- Văn học có thể không trực tiếp miêu tả con người, chỉ miêu tả chim muông cầm thú, cây cỏ, những đồ vật do con người tạo ra; nhưng những đối tượng ấy được miêu tả trong mối quan hệ với con người, nên con người vẫn nằm ở vị trí trung tâm trong bức tranh đời sống văn học.
+ Một tiểu thuyết, truyện ngắn hay một áng thơ tái hiện trước mắt ta một bức tranh phong cảnh thiên nhiên, nhưng đằng sau bức tranh đó là cái nhìn và ánh mắt, tư tưởng và tình cảm hay quan niệm nhân sinh của con người.
Côn Sơn có suối nước trong,
Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm.
Côn Sơn có đá tần vần,
Mưa tuôn đá sạch ta nằm ta chơi.
Côn Sơn thông tốt ngất trời,
Ngả nghiêng dưới bóng ta thời tự do.
Côn Sơn trúc mọc đầy gò,
Lá xanh bóng rợp tha hồ tiêu dao.
(Nguyễn Trãi - Côn Sơn ca, Nguyễn Trọng Thuật dịch)
Thuyền ta lái gió với buồm trăng,
Lướt giữa mây cao với biển bằng.
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
(Huy Cận - Đoàn thuyền đánh cá)
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
(Xuân Quỳnh - Thuyền và biển)
“Thời tiết cuối xuân sang hè, rừng lim trổ hoa xám bỗng nổi cơn giông. Gió ngàn bị quấn trong kẹt thung lũng đâm ra cuồng và cứ vật mãi vào hàng rào nứa tép của đất tập trung. Gió xoay quanh căng chúng tôi đủ bốn hướng tám mặt. Mỗi lần gió đổi chiều, lướt qua những đầu nứa vát chéo nhọn, cái hàng rào lại rung lên như cây phong cầm đồ sộ bị hiếp bởi một tay nhạc công cuồng bạo. Có những thanh âm gùn ghè gầm thét, có rất nhiều cung bực của than thở. Tôi không tách được tiếng rỉ rền nào là riêng của hàng rào nứa và tiếng oán tiếc thở dài nào là riêng của gió rừng biến động...”
(Nguyễn Tuân - Chùa Đàn)
“Chưa bao giờ cô Tơ thấy roc cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn nghào liễm kết cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết được ra. Nó là một nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống than thở của một cảnh ngộ vô tri âm. Nó là cái tấm tức sinh lí của một sự giao hoan lưng chừng. Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cữ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tuỷ. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành. Nó là cái lê thê của nấm vô danh hưu hưu ngọn vàng so le. Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống âm thanh. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím. Nó là một chuyện vướng vít nửa vời.”
(Nguyễn Tuân - Chùa Đàn)
“Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động trước là gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: “Cây hoàng lan!”, mùi hương thơm thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thương hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi một ngày bà cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Cây bây giờ đã lớn.”
(Thạch Lam - Dưới bóng hoàng lan)
+ Cỏ cây trong thơ Nguyễn Trãi nhiều khi cũng rất đa tình (Cây chuối). Trăng trong thơ Hồ Xuân Hương biết hẹn hò, chờ đợi (Hỏi trăng) và đá trong thơ bà cũng biết yêu nhau (Đá ông chồng, bà chồng).
+ Loài vật đồ vật trong văn học cũng là những câu chuyện về con người. Con dế mèn trong Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài là câu chuyện con người khao khát khẳng định mình và được sống trong một thế giới của sự bình đẳng, yêu thương. Ngôi nhà “dài như một tiếng chiêng ngân”, nồi đồng, chiêng vàng, chiêng bạc trong sử thi Đăm Săn biểu tượng cho sự hùng mạnh và giàu có của con người. Roi sắt, ngựa sắt của Thánh Gióng; cây cung bằng vàng của Thạch Sanh nói lên sức mạnh và năng lực của các nhân vật ấy. Lối kiến trúc và bài trí nhà cửa phản thẩm mĩ của Nghị Quế trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố nói lên sự mỉa mai châm biếm của nhà văn đối với bản chất trọc phú của nhân vật này.
1.3. Các bộ môn khoa học khác cũng lấy con người làm đối tượng nghiên cứu như: sinh vật học, nhân chủng học, dân tộc học, đạo đức học, tâm lí học,... nhưng mỗi bộ môn chỉ nghiên cứu con người ở một phương diện nào đó. Còn văn học nhận thức con người một cách tổng hợp, toàn vẹn trong mọi quan hệ đời sống đa dạng, phức tạp và tập trung khám phá chiều sâu không cùng, còn đầy bí ẩn của con người.
2) Nhận thức và phản ánh đời sống trong văn học không tách rời việc thể hiện tư tưởng tình cảm, ước mơ và khát vọng của nhà văn đối với con người và cuộc sống.
2.1 Nhận thức và phản ánh đời sống trong khoa học mang tính khách quan. Trong công trình nghiên cứu của mình, nhà khoa học không thổ lộ niềm vui, nỗi buồn; những dằn vặt, trở trăn, đâu đớn ; hi vọng về những vấn đề thuộc về con người và cuộc sống. Nội dung của các định lí, quy luật khoa học bao giờ cũng chỉ là những chân lí khách quan của đời sống không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người nghiên cứu.
2.2. Ngược lại, trong tác phẩm văn học, đằng sau bức tranh hiện thực đời sống được miêu tả, tái hiện, bao giờ cũng chứa đựng cái khát vọng thiết tha muốn thể hiện một tư tưởng, một quan niệm riêng của người sáng tác về chân lí đời sống, về cái thiện, cái ác, cái đẹp, cái xấu trong các mối quan hệ giữa người và người hay giữa người với tự nhiên. Khát vọng này gắn liền với một cảm hứng tư tưởng mãnh liệt của nhà văn tạo nên khuynh hướng tư tưởng của tác phẩm văn học.
Có thể thấy điều này qua truyện cổ dân gian, qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan,...
3) Văn học nhận thức đời sống và thể hiện tư tưởng tình cảm bằng hình tượng nghệ thuật.
3.1 Một trong những đặc trưng quan trọng của văn học là phương thức nhận thức và biểu đạt nội dung bằng hình tượng. Nhà văn nhận thức đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng chức không bằng các khái niệm trừu tượng, các định lí, các công thức như trong khoa học. Hình tượng là cách tư duy, là hình thức mang tính nội dung của văn học nghệ thuật.
3.2. Thế nào là hình tượng nghệ thuật
3.1.1 Hình tượng là các đối tượng và các hiện tượng đời sống (con người, đồ vật, phong cảnh, sự kiện, biến cố, xung đột xã hội,...) được tái hiện một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật.
- Hình tượng cảnh lao động:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
(Ca dao)
- Hình tượng thiên nhiên:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
- Hình tượng nhân vật: cô Tấm (Tấm Cám), Thạch Sanh (Thạch Sanh), Thuý Kiều, Từ Hải (Truyện kiều của Nguyễn Du), Chị Dậu (Tắt đèn của Ngô Tất Tố), anh Pha (Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan). Trong thần thoại, cổ tích, nhân vật còn bao gồm cả thần linh, ma quảy và những con vật mang tâm tích người. Ngoài ra còn có hình tượng tập thể, đám đông, nhwhifnh tượng nhân dân, hình tượng Tổ quốc,...
Đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật là sự tái hiện cuộc sống bằng chi tiết nghệ thuật.
- Chi tiết nghệ thuật bao gồm: chi tiết nghề nghiệp, chi tiết tiểu sử, chi tiết ngoại hình, chi tiết nội tâm nhân vật. chi tiết môi trường, ngoại cảnh, nội thất, chi tiết xung đột, sự kiện,...
- Như vậy chi tiết là một bộ phận. một mẩu nhỏ của cuộc đời, những bộ phận tinh vi của sự sống. Trong tác phẩm văn học, nhà tổ chức các chi tiết nghệ thuật đó một cách đặc biệt nhằm tái hiện cuộc sống, làm cho con người và cảnh vật trong văn học trở nên có màu sắc, hình khối, âm thanh, hương vị, biết cựa quậy, vận động y như thật. Đến với văn học, ta như được sống lại, được chứng kiến cuộc sống và hình tượng của tác phẩm sẽ để lại những ấn tượng kho phai mờ về tính cách, số phận, ước mơ của nhân vật. Chị Dậu (Tắt đèn), Chí Phèo (Nam Cao),...
3.1.2. Tái hiện nghệ thuật không phải là sao chép nô lệ một hiện tượng có thật. Hình tượng nghệ thuật chỉ tái hiện những gì gây cho nghệ sĩ những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời, từng làm cho nghệ sĩ trăn trở, day dứt. Những ấn tượng ấy sẽ xuất hiện được nhờ trí tưởng tượng của nghệ sĩ. Bằng năng lực liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú và nhờ tài năng của mình, nhà văn nhào nặn lại các ấn tượng ấy, truyền cho chúng linh hồn và sức sống để chúng trở thành một hình tượng sinh động.
- Hình tượng Từ Hải:
Râu hùm hàm én mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông.
Giang hồ quen thói vẫy vùng,
Gươm đà nửa gánh, non sông một chèo.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
- Chân dung quan phủ:
“Cái râu mới lạ làm sao ? Nó đen như vệt hắt ín và cong như cái lưỡi liềm, nó nhọn như cái mũi dùi nung và bầu như dao trổ. Nó khum khum cắp lấy hai mép, giống như hai cánh dơi. Nó vắt vểu vễnh ra hai mang tai, gần như hai cái sừng củ ấu. Nó châu đầu dưới sống mũi như sắp chui vào cái mũi dọc dừa. Nó giúp cái mồm lèm bèm thêm dữ dội. Nếu không biết tri phủ xuất thân từ chức thông phán, người ta sẽ tưởng ngài được làm quan chỉ nhờ bộ râu. Và nếu không rõ là ông quan, người ta có thể lầm ngài với ông cai thầu xe hay cai thầu khoán.”
(Ngô Tất Tố - Tắt đèn)
3.1.3. Trong hình tượng nhà văn không chỉ thuật lại, kể lại, tả lại sự việc và con người mà còn cảm nhận, thâm nhập, phân tích suy đoán, phê phán, khẳng định. Những điều ấy làm thành tính khái quát độc đáo của văn học, hé mở cánh cửa cho ta đi vào bản chất của con người và cuộc đời được phản ánh trong tác phẩm. Một mặt, hình tượng là những hiện tượng, những cảnh đời, những con người cụ thể được tái hiện một cách sinh động trong tác phẩm. Mặt khác, hình tượng lại chứa đựng trong nó những nét bản chất nhất, quan trọng nhất của cuộc sống và con người. Một mặt hình tượng là bản thân cuộc sống; mặt khác, trong hình tượng lại có cả tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng của nghệ sĩ. Vì lẽ đó, sự khái quát hiện thực của văn học mang thuộc tính đặc biệt, chỉ trong nghệ thuật mới có: việc nhận thức bản chất và ý nghĩa cuộc sống được kết hợp với quan điểm, lí tưởng, khát vọng, tình cảm tác giả và được thể hiện qua cảnh vật, đường nét, màu sắc, nét mặt, cử chỉ, ngôn ngữ mà ta có thể cảm nhận một cách trực tiếp. Cho nên, cuộc sống và con người được miêu tả trong văn học vừa giống cái đã có, hiện có, lại vừa là cái thể có và cần có. Văn học không những giúp ta nhận ra cái thiện và cái ác; cái đúng và cái sai ở đời; mà còn khơi dậy ở trong ta những tình cảm thẫm mĩ phong phú, đa dạng. Đến với văn học ta vừa khám phá thế giới quanh ta, vừa có thể tự soi ngắm, tự tìm hiểu về bản thân mình.
3.1.4. Vậy: Hình tượng là những bức vẽ về cuộc đời và con người cụ thể được nhà văn sáng tạo qua liên tưởng, tưởng tượng để thể hiện tư tưởng tình cảm và khái hiện thực. Một khi, nhà văn sáng tạo ra hình tượng có những nét chung bản chất nhất và có nét riêng độc đáo, hình tượng đó là hình tượng điển hình.
III. VĂN HỌC LÀ NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ:
Văn học là một loại hình nghệ thuật trong phạm trù nghệ thuật. Nhưng bên cạnh những nét chung, mỗi chuyên ngành nghệ thuật đều có những đặc trưng của nó. Một trong những đặc trưng của văn học đó là ngôn từ văn hoc.
1) Văn học là nghệ thuật ngôn từ:
1.1. Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng của văn học:
- Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội. Ngôn ngữ góp phần trực tiếp vào việc giao lưu và phát triển xã hội. Ngôn ngữ có vị trí quan trọng trong sáng tác văn học.
- Gorki: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học”.
- Cao Bá Quát: “Sống ở đất này có thể bỏ được tiếng quốc ngữ không? Không bỏ được. Đọc sách quốc ngữ có thể bỏ được “Hoa tiên” và “Kim Vân Kiều” không? Không bỏ được. “Kim Vân Kiều” là tiếng nói hiểu đời. “Hoa Tiên” là tiếng nói răn đời vậy”.
- Các ý kiến trên đã khẳng định ngôn ngữ là công cụ thứ nhất của văn học. Đặc biệt, ý kiến của Cao Bá Quát đi sâu nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ dân tộc vai trò hàng đầu của ngôn ngữ văn học trong nền văn hoá nước nhà.
1.2. Nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ:
- Không có ngôn ngữ không có văn học. Không có âm thanh, đường nét, màu sắc thì không có âm nhạc và hội hoạ. Nhạc sĩ là nghệ sĩ của âm thanh. Hoạ sĩ là nghệ sĩ của màu sắc, đường nét. Nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ.
- Lao động nghệ thuật của nhà văn là lao động ngôn từ và lao đọng trong sự giày vò sáng tạo nghệ thuật là sự giày vò của từ ngữ. Giả Đảo: “Nhị cú tam niên đắc - Nhất ngâm song lệ lưu”, Đỗ Phủ: “Làm người thích câu văn đẹp - Đọc chẳng kinh người chẳng chịu thôi”, Mạnh Giao: “Yên ngâm nhất cá tự - Niếu đoạn số căn tu”. Tất cả họ đều đã từng hạnh phúc trong đau khổ mà thốt lên điều đó.
2) Đặc điểm của ngôn ngữ văn học:
2.1 Vấn đề khái niệm:
- Nhà nghệ sĩ, ngay từ ý đồ sáng tạo và tư duy hình tượng đã dựa vào khả năng, phẩm chất và thuộc tính của chất liệu. Cũng như vậy, nhà văn không thể tư duy nghệ thuật bên ngoài các khả năng, phẩm chất và thuộc tính của ngôn từ.
- Nhưng thế nào là ngôn từ?
Ngôn ngữ học hiện đại phân biệt nột cách rạch ròi và xác tín giữa ngôn ngữ và lời nói.
+ Ngôn ngữ (Tiếng) là tổng thể tất cả các đơn vị, phương tiện, các kết hợp mà lời nói sử dụng (ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, các phương thức tu từ).
+ Lời nói (phát ngôn nói và viết) là hình thức tồn tại thực tế của ngôn ngữ vốn phong phú, sinh động, đa dạng.
+ Hiểu như vậy thì ngôn từ là một kiểu lời nói có đặc trưng của nó. Ngôn từ là lời nói được sử dụng với tất cả phẩm chất thẩm mĩ và khả năng nghệ thuật của nó. Nói văn học là nghệ thuật ngôn từ, thực chất là nói văn học là nghệ thuật sử dụng câu văn, lời văn, bài văn vào mục đích nghệ thuật.
2.2. Ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ văn học:
- Ngôn ngữ đời sống là ngôn ngữ nhân dân, sử dụng trong đời sống hằng ngày, là công cụ giao tiếp, tạo thành văn bản trong quá trình phát và nhận thông tin.
- Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ của quần chúng đã được cách điệu hoá, nghệ thuật hoá qua bàn tay “phù thuỷ”, qua sự nắm bắt tinh tế và nhạy cảm các tác động và hiệu quả thẩm mĩ của ngôn từ của nghệ sĩ sáng tạo văn học.
+ Gorki: “Ngôn ngữ nhân dân là tiếng nói nguyên liệu, còn ngôn ngữ văn học là tiếng nói đã được bàn tay thợ nhào nặn”.
+ Chế Lan Viên: “Nhà văn như nhà khoa học tìm cho vật chất những tính năng mới. Than đá là chất đốt, giờ lại thành chất chế ra vải mặc, thuốc uống”. Như thế, ngôn ngữ nhân dân là “than đá”. Từ “than đá” ấy, nghệ sĩ sáng tạo đã phát kiến chế tác thành “vải mặc, thuốc uống”, đó là ngôn ngữ văn học.
- Một vài ví dụ:
+ Chữ “chia”, chữ “dài” quen thuộc trong ngôn ngữ quần chúng. Nhưng khi Nguyễn Du viết:
“Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”
Hay:
“Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
+ Cũng hai chữ ấy, với Cao Bá Nhạ lại có một thông tin ngữ nghĩa, hiệu quả thẩm mĩ mới trong một cấu trúc mới:
“Sầu dài chia nửa vào trong
Bước ra dúng dắng lại trong trở vào”
(Tự tình khúc)
Như vậy, qua những câu thơ trên chữ “chia”, chữ “dài” đã lãnh một nhiệm vụ mới, bày tỏ một khả năng mới. “Chia” và “dài” không chỉ có nghĩa hiển ngôn mà có cả nghĩa hàm ngôn, tính hình tượng và sắc thái biểu cảm.
2.3. Những đặc điểm cụ thể của ngôn ngữ văn học:
2.3.1. Tính hình tượng của ngôn ngữ văn học:
- Ngôn ngữ chia làm hai loại: Ngôn ngữ nhận thức và ngôn ngữ gợi hình gợi cảm. Ngôn ngữ gợi hình gợi cảm là ngôn ngữ hình tượng. Nhà văn phản ánh hiện thực và thế giới nội tâm bằng tư duy hình tượng và luận lí nên mượn ngôn ngữ hình tượng để xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Hình tượng không trừu tượng mà mang tính cảm tính cụ thể.
- Tính hình tượng là một đặc điểm quan trọng nhất của ngôn từ văn học. Tính hình tượng của ngôn từ văn học là khả năng của nó trong việc tái hiện đời sống, làm cho đời sống con người hiện lên y như thật. Khả năng ấy được thể hiện rất nhiều mặt ở ngôn từ. Nó thường được thể hiện ở các tloại từ “hình tượng”, như từ tượng hình, từ tượng thanh, từ miêu tả cảm giác, trạng thái. Chẳng hạn: vi vu, xào xạc, phất phơ, lưa thưa, khúc khuỷu, lởm chởm, chênh vênh, ngơ ngác,... Nó còn được thể hiện ở phương thức chuyển nghĩa của từ như ví von, nhân hoá,...
Một số ví dụ:
Ca dao:
- “Lắng tai nghe tiếng em đàn
Tiếng êm như nhiễu nhẹ nhàng như tơ”
- “Tình anh như nước dâng cao,
Tình em như dãi lụa đào tẩm hương.”
Kiều:
- “Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
- “Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”
- “Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”
Nguyễn Khuyến:
“Trời thu xanh ngắt mất tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”
(Thu vịnh)
Hàn Mặc Tử:
“Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây.”
(Mùa xuân chín)
Xuân Quỳnh:
“Chỉ có thuyền mới biết
Biển mênh mông dường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu”
(Thuyền và biển)
- Tính hình tượng của ngôn từ văn học chủ yếu thể hiện ở cái cách tái hiện đời sống của lời văn nghệ thuật. Ngôn từ có tính hình tượng là ngôn từ tái hiện được một trạng thái, truyền đạt được một động tác hoặc sự vận động của con người, cảnh vật và toàn bộ thế giới mà tác phẩm phản ánh và biểu hiện.
Một số ví dụ:
+ “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ ruợu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả, nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Tức thật! ờ ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí ruợu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nổi này ? A ha ! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo...”
(Nam Cao - Chí Phèo)
+ Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
(Nguyễn Khuyến - Thu điếu)
- Tính hình tượng gắn với tính đa nghĩa, tính hàm súc, tính chính xác và tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học. Hình ảnh tác động sâu sắc đến tình cảm người đọc, tạo ấn tượng sinh động về sự vật được phản ánh, qua đó thấy được tình cảm và thái độ của tác giả.
“Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”
(Tố Hữu - Mẹ Tơm)
- Một số ý kiến:
* M. Gorki: “Nhà văn không chỉ viết bằng ngoi bút mà còn vẽ bằng từ ngữ thể hiện một cách hoàn hảo những tư tưỏng của tác giả, xây dựng một bức tranh đậm đà, đắp nên những hình tượng sinh động, có sức thuyết phục đến nỗi người đọc trông thấy được những điều mà tác giả mô tả”.
*Abbé Duros: “Nhà thơ tìm hình ảnh để tả cái đẹp bằng từ ngữ thích hợp, khiến người ta khả giác được tư tưởng”.
* Goeth: “Hình ảnh là thực trạng của nội tâm được cụ thể hoá bằng những vật ngoại giới hoặc tính cách tư tưỏng được thấy qua những vật cụ thể”.
* L. Tolstoi: “Ngôn từ của tác phẩm văn chương khác lời nói thường ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết những ý tưởng, những tình cảm, những sự giải thích”.
* Nguyễn Khoa Điềm:
“Trên khối đá từ ngữ
Anh bắt đầu đục đẽo những chữ tượng thanh,
những chữ tượng hình
Tiếng lắng trầm nghĩ suy, tiếng bồng bềnh giấc ngủ”
(Trên khối đá từ ngữ)
2.3.2. Ngôn từ văn học mang tính tổ chức cao nhằm tạo nên hiệu quả nghệ thuật.
- Lời văn, lời thơ nghệ thuật của một tác phẩm bao giờ cũng có câu đầu, câu cuối được tổ chức (cấu trúc) theo một trình tự lớp lang hết sức chặt chẽ. Một bài thơ có thể được chia thành nhiều khổ nhiều đoạn. Một tác phẩm văn xuôi hoặc kịch thông thường được chia thành các chương, các hồi.
- Lời văn lời thơ là lời nói thường ngày - chất liệu thô mộc - được tổ chức nhằm đạt hiệu quả nghệ thuật. Như vậy, lời văn lời thơ là ngôn từ nghệ thuật được tổ chức bằng những phương thức, phương tiện đặc biệt nhằm khắc phục kiểu diễn đạt thông thường của lời nói tự nhiên.
+ Thơ trữ tình là thể loại văn học bộc lộ rõ nhất tính tổ chức nghệ thuật ngôn từ. Thơ trung đại Việt Nam, Thơ Đường Trung Quốc được tổ chức theo niêm luật chặt chẽ, nghiêm ngặt, Thơ hiện đại phá bỏ niêm luật tổ chức lời thơ một cách tư do phóng túng:
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn
Như hương thấm tận qua xương tuỷ
Âm điệu thần tiên thấm tận hồn.
Hãy tự buông cho khúc nhạc hường
Dẫn vào thế giới của Du dương
Ngừng hơi thở lại xem trong ấy
Hiển hiện hoa và phảng phất hương.
(Xuân Diệu - Huyền diệu)
Điệu ngả sang bài Mạnh Lệ Quân
Thu gồm xa vắng của muôn đời
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời...
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi...
(Xuân Diệu - Nhị hồ)
+ Lời văn trong tác phẩm truyện hoặc kịch có vẻ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày; nhưng nếu để ý sẽ thấy, trong tác phẩm truyện, lời trần thuật thường được tổ chức theo nguyên tác cá thể hoá và cụ thể hoá có định hướng đối tượng miêu tả. Trong kịch, các nhân vật đối đáp nhau theo kiểu của kịch. Lời nói có đầy đủ thành phần cơ bản của câu, nên rõ ràng dễ hiểu.
- Ngôn từ văn học mang đến cho người đọc những khoái cảm thẩm mĩ trước vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Bởi vì, ngôn từ văn học được tổ chức một cách đặc biệt là để cho mỗi từ, mỗi câu đều đóng vai trò khêu gợi một cái gì đó lớn hơn nó, tràn ra ngoài nó, nhằm tạo dựng một ý lớn ngoài lời, hình thành một chỉnh thể hình tượng mới mẻ. Ví dụ bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
2.3.3. Ngôn từ văn học có những chuẩn mực riêng, chịu sự quy định của tính hình tượng và tính tổ chức.
- Tính chính xác:
+ Tính chính xác là yêu cầu đầu tiên của việc sử dụng ngôn ngữ văn học. Muốn miêu tả một mảng hiện thực nào đó hay biểu hiện những cảm nghĩ của bản thân về một sự vật và hiện tượng nào đấy, nhà văn nói theo Maiacôpxki: “Phải từ hàng ngàn tấn quặng từ tinh luyện chọn ra một từ để câu thơ câu văn đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất” hay M. Gorki: “Ngôn ngữ của tác phẩm phải gẫy gọn, chính xác, từ ngữ phải được chọn lọc kĩ càng. Chính các tác giả cổ điển viết bằng ngôn ngữ như vậy đã kế tục nhau trau dồi nó từ thế kỉ này sang thế kỉ khác”.
+ Viết văn phải dùng từ chính xác mới tái hiện và tái tạo đúng sự vật hiện tượng, miêu tả đúng cảnh vật, khắc hoạ đúng hình dáng, cá tính, tâm lí nhân vật. Qua đó nghệ sĩ bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ và cả tài năng của mình nữa.
+ Hơn năm trăm năm trước, Nguyễn Trãi viết:
“Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén
Ngày vắng xem hoa bợ cây”
Khi phiên đọc sang chữ Nôm, chữ quốc ngữ, có người đọc “bợ” thành “bẻ”. Xuân Diệu đã tìm ra sự sai sót này. Ông cho rằng “bợ” mới đúng tâm hồn cốt cách phong thái của người ánh hùng- nghệ sĩ giàu lòng nhân ái, tâm hồn yêu thương cái đẹp như nước triều đông cuồn cuộn. Chữ “bợ” khiến hình tượng chủ thể trữ tình trong thơ hiện lên với vẻ đẹp của nhà hiền triết phương đông. Nhà hiền triết ấy, thích ẩn dật nơi thanh vắng, tìm thú thanh cao để tâm hồn tự tại, thanh tĩnh vĩnh hằng. Vì vậy đêm, Nguyễn Trãi làm bạn với trăng. Ông nghiêng chén để ánh trăng hoà vào ruợu và hớp nguyệt say với chất men nồng nàn mà cao nhã ấy. Và ánh sáng của vũ trụ đã nhập vào tâm hồn ông, nên ông sáng như sao Khuê. Ngày ông “bợ” hoa vì hoa là cái đẹp mong manh và yếu ớt. Ông yêu cuộc sống, nên trân trọng sự sống. Nếu đổi “bợ” thành “bẻ” vô tình đày ải thơ và Nguyễn Trãi giữa chốn trần tục một cách thô bạo. Và như thế chất thơ sẽ tiêu và hồn thơ sẽ tan.
+ Trong “Thề non nước”, Tản Đà trước đó viết:
“Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày”
Sau đó nhà thơ chữa lại:
“Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày”
Chữ “khô” thích hợp với khả năng diễn tả sâu hơn ý thơ tên. Nhà văn Pháp, Mauspassant đã viết: “Đối tượng mà anh muốn nói dù là cái gì cũng chỉ có một từ để biểu hiện nó”.
+ Âu Dương Tu kể lại rằng: Trần Tông Dị nhận được tập thơ Đỗ Phủ trong đó có bài “Tống Sai Lễ đô uý” có câu: “Thân khinh nhất điểu”, nhưng sau chữ “điểu” mất một chữ. Bạn bè Trần Tông Dị bình luận, họ thêm chữ “tật” (nhanh chóng), chữ “lạc” (rơi xuống), chữ “khơi” (bay lên), chữ “hạ” (xuống, dưới); nhưng sau khi xem nguyên tác thì là chữ “quá” (vút qua). “Thân khinh nhất điểu quá” (Xem nhẹ tính mạng như con chim vút qua). Mọi người lúc đó mới vỡ lẽ khen hay bởi chữ “quá” thể hiện tinh thần dũng cảm xông pha giữa chốn mũi tên hòn đạn của Sái Hi Công.
Đỗ Phủ dùng chữ chính xác, đã đạt đến tột cùng cái đẹp của nghệ thuật như Thẩm Đức Tiềm đã nói: “Người xưa không bỏ phép luyện chữ nhưng lấy cái hơn về ý, không lấy cái hơn về lời. Cho nên chữ bình dị mà thấy lạ, chữ thường mà thấy hiếm, chữ cũ mà thấy mới, chữ mộc mạc mà thấy màu sắc”.
Nhà văn luôn có trách nhiệm với ngòi bút của họ. Mỗi từ trong tác phẩm của họ “không có từ nào khác trong ngôn ngữ có thể thay thế nó được” (L. Tolstoi).
- Tính hàm súc và tính đa nghĩa:
+ Tsêkhôp: “Ngắn gọn là bà chị của thiên tài” . Lê Quý Đôn: “Ý hết mà lời dừng, ấy là cái lời rất mực trong thiên hạ; song lời dừng mà ý chưa hết được lại càng hay tuyệt”. Và sau này, nhà thơ Phạm Hổ cũng nói: “Tiêu chuẩn nghệ thuật đời nào cũng giống nhau: nói ít mà gợi được nhiều là tiêu chuẩn cao nhất”.
+ Như vậy ngôn từ trong tác phẩm văn chương phải cô đọng, phải “nén chặt” ý nén tối đa trong lời làm cho mỗi từ có sức nặng, có độ thừa và có nhiều lượng ngữ nghĩa.
+ Tính hàm súc và đa nghĩa do phương thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ nhờ vào các biện pháp tu từ. Ngô Lôi Pháp: “Thơ phải được ý ngoài lời. Trong thơ hàm súc vô cùng thế mới là tôn chỉ của người làm thơ”.
+ Một số ví dụ
“Gánh cực mà đổ lên non
Cong lưng mà chạy cực còn chạy theo”
(Ca dao)
“Tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gàu dài
Ai ngờ giếng cạn
Tiếc hoài sợi dây”
(Ca dao)
- Tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học:
- Tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học gắn liền với chức năng biểu hiện cảm xúc của văn học.Văn xuôi đặc biệt là thơ ca góp phần bộc lộ tình cảm của người viết và rộng ra là tình cảm của cuộc đời chung. Nghệ thuật nói bằng một thứ tiếng nói duy nhất đó là ngôn ngữ của chính thế giới bên trong, ngôn ngữ của cảm xúc và biểu cảm.
- Bản chất của nghệ sĩ rất giàu cảm xúc và hoạt động sáng tạo văn nghệ cũng là một phương thức vận dụng qui luật và đặc trưng của tình cảm. Raspuchin: “Nếu tôi viết là tôi đau ở đâu đấy trong người. Tôi cảm thấy một sự thiếu thốn nào đó”. Nguyễn Trãi: “Hảo bả tân thi ngã sầu”.
- Tính biểu cảm biểu hiện qua tác phẩm bằng hình tượng bao quát và ngay trong những từ ngữ cụ thể. Tính biểu cảm biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như gián tiếp, trực tiếp, có hình ảnh hoặc chỉ là ngôn ngữ thuần tuý. Tuy vậy, tính biểu cảm bộc lộ rõ nhất ấy là khi tác giả muốn nhấn mạnh cảm xúc nội tâm.
- Một vài ví dụ:
+ “Con sông bên lở bên bồi
Một con cá lội biết mấy người buông câu”
(Ca dao)
+ “Bốn bề ánh bạc biển pha lê
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê”
(Xuân Diệu - Nguyệt cầm)
+ “Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt
Như những tâm hồn không bao giờ tắt
Như miền Nam
Không đêm nào ngủ được
Như cả nước
Với miền Nam
Đêm nào cũng thức”
(Chính Hữu - Ngọn đèn đứng gác)
+ “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi dòng sông”
(Chế Lan Viên)
+ “Một giọng hát dân ca ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè e thẹn như khoé mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng.”
(Nguyễn Trung Thành - Đường chúng ta đi).
+ “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dai và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhng lần này tôi tự nhiên thấy lạ”.
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.”
(Thanh Tịnh - Tôi đi học).
3) Tính phi vật thể của hỡnh tượng ngôn từ và khả năng diễn tả đặc biệt phong phú của văn học nghệ thuật.
3.1. Các ngành nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc sử dụng chất liệu màu sắc, đường nét, mảng khối để sáng tạo; đây là những chất liệu có tính vật thể, có khả năng tác động trực tiếp vào các giác quan người xem như những vật trông thấy được.
3.2. Lời ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, gián tiếp gợi sự hình dung về hình tượng bằng khả năng liên tưởng tưởng tượng nên chất liệu ngôn từ và hình tượng ngôn từ có tính phi vật thể.
- Nhờ tính phi vật thể của ngôn từ và hình tượng ngôn từ mà văn học có khả năng khêu gợi trí tưởng tượng, óc liên tưởng, đánh thức dậy những kho ấn tượng đủ loại ở người đọc tích luỹ được nhờ kinh nghiệm sống và vốn văn hoá, nghệ thuật của họ mà hình tượng văn học gợi ra.
- Ngôn từ bản thân nó không có màu sắc, hương vị, hình khối; nhưng nó huy động mọi giác quan của người đọc vào việc quan sát và thể hiện hiện thực. Nó giúp ta cảm nhận những gì mong manh mơ hồ nhất thậm chí vô hình nữa.
Sương in mặt tuyết pha thân,
Sen vàng lãng đãng như gần như xa.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Không gian như có dây tơ,
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn...
(Xuân Diệu - Chiều)
- Lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học có khả năng phản ánh quá trình vận động không ngừng của đời sống trong mọi kích thước, chiều hướng của không gian và thời gian; khả năng miêu tả cụ thể, tỉ mĩ cả hoạt động lời nói và hoạt động tư duy của con người.
3.3. Tóm lại, văn học là một môn nghệ thuật có đặc điểm riêng biệt. Văn học nhận thức cuộc sống của con người trong mối liên hệ phong phú và đa dạng với thế giới hiện thực. Máu thịt và linh hồn của văn học là ở hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ.
IV. KẾT LUẬN:
1. Văn học là một hình thái ý thức xã hội và cũng là một hình thái nghệ thuật, là một môn nghệ thuật, nhưng văn học khác với các ngành nghệ thuật khác nhờ đặc trưng chất liệu sáng tạo tác phẩm. Ngôn ngữ văn học có tính hình tượng, tính tổ chức nghệ thuật và tính chuẩn mực.
2. Ngôn ngữ văn học tạo được tác dụng và hiệu quả thẩm mĩ cho văn bản văn chương. Tuy vậy, ngôn ngữ văn học chỉ có thể đẹp và phát huy những phẩm chất của chúng khi nhà văn thực sự tài năng, có năng lực làm chủ vốn ngôn ngữ và có cá tính sáng tạo độc đáo. Tsêkhôp: “Mỗi nhà văn phải có lối nói riêng của mình. Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn cả.” H.D. Balzac: “Nghệ sĩ càng lớn thế giới riêng của tác phẩm càng nổi bật.”
3. Văn học là gì ? Văn học là một bộ môn nghệ thuật, lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm, lấy hình tượng làm phương thức biểu đạt nội dung và lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng.
HD-2001
Một số quan niệm:
1) Chương Bính Lân: Viết lên tre, lụa gọi là văn, bàn đến phép tắc của nó thì là văn học (Trước ư trúc bạch chi vị văn, luận kì pháp thức vị chi văn học) (Dẫn theo Phạm Văn Diêu, Văn học Việt Nam, NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960, tr. 29)
2) Hồ Vân Dực: Văn học chỉ gồm có thi ca, từ phú, từ khúc, tiểu thuyết, tản văn, tuồng, du kí (chỉ những tác phẩm bao hàm ý vị nghệ thuật, chuyên tả tình cảm, tưởng tượng mới là văn học) (Tân trước Trung Quốc văn học sử, NXB Bắc Tân thư cục, tr. 5)
3) Hoa Bằng: Văn học là môn phô bày văn chương, tư tưởng, tinh thần, học thuật từ thượng thế đến hiện đại của dân tộc Việt Nam (Thử viết Việt Nam văn học sử, Tri Tân số 2, ngày 10-6-1941)
4) Lưu Hiệp: Con người có hoạt động tinh thần (tâm) thì lời nói xuất hiện; lời nói xuất hiện thì cái văn sáng lên. Đó đạo lí tự nhiên vậy. (Văn tâm điêu long, NXB Văn học, Hà Nội, 1999, tr. 126)
5) Đặng Thai Mai: Văn học có lẽ là một sự trạng lạ lùng hơn hết trong tất cả những công cuộc có ý thức của tinh thần loài người. Văn học có thể ví với một vùng biển lớn. Từ xưa đến nay, trong mấy chục thế kỉ, bao nhiêu sự thực cùng tình tứ, tư duy cùng mơ mộng, tưởng tượng và quan niệm mà các phạm trù khác của tư tưởng không biểu hiện ra được thì đều tuôn vào lòng biển văn học... Văn học bao hàm hết nghìn vạn hình tượng. Bờ cõi của văn học một mặt thì giáp với khoa học, một mặt gần gũi với âm nhạc; một mặt kề sát vào nghệ thuật điêu khắc, và có lúc lại muốn tiếp xúc với cả lĩnh vực tôn nghiêm của tôn giáo nữa (Văn học khái luận, NXB Liên Hiệp, 1950, tr 27).
6) Nguyễn Văn Xung: Văn học là danh từ văn học có một phạm vi ý nghĩa cực kì rộng rãi nó chỉ tất cả mọi sinh hoạt văn hoá diễn tả bằng ngôn từ; mọi công trình trứ tác dù là sáng tác hay nghiên cứu, phê bình về tất cả các ngành nghệ thuật hay học thuật tư tưởng, truyền khẩu hay thành văn (Văn học đại cương, NXB Sống Mới, Sài Gòn, 1971. tr. 10)
7) Lại Nguyên Ân: Văn học là nghệ thuật ngôn từ, một trong số các loại hình nghệ thuật như: kiến trúc, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, vũ đạo, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, hội hoạ,... Văn học là một trong số các hình thái chiếm lĩnh thế giới bằng nghệ thuật như một hoạt động sáng tạo thuộc lĩnh vực nghệ thuật (150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, tr. 391-392)
8) Từ điển Tiếng Việt: Nghệ thuật dùng ngôn ngữ và hình tượng để thể hiện đời sống và xã hội con người. (Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, 1996, tr. 1062)
9) Từ điển thuật ngữ văn học: “Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ. Khái niệm văn học bao gồm cả văn học dân gian, được sáng tác và lưu truyền bằng miệng từ đời này qua đời khác, và văn học viết, được sáng tác và lưu truyền dưới hình thức văn bản viết” (Lê Bá Hán và Trần Đình Sử chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 341).
II. VĂN HỌC LÀ MỘT MÔN NGHỆ THUẬT:
1) Văn học nhận thức, phản ánh đời sống con người
1.1. Mục đích của văn học: Mục đích quan trọng bậc nhất của văn học nghệ thuật là phản ánh, nhận thức khám phá hiện thực đời sống con người theo quy luật của cái đẹp, nhằm thoả mãn cho con người tình cảm thẩm mĩ vô cùng phong phú, đa dạng.
1.2. Đối tượng của văn học: Hiện thực khách quan muôn màu muôn vẻ, trong đó con người là đối tượng nhận thức trung tâm.
- Nhà văn nào cũng hướng toàn bộ ngòi bút của mình vào sự tìm hiểu, khám phá và miêu tả con người. Cho nên, không phải ngẫu nhiên, tên tuổi các nhà văn thường gắn liền với những nhân vật – con đẻ tinh thần của họ.
- Văn học có thể không trực tiếp miêu tả con người, chỉ miêu tả chim muông cầm thú, cây cỏ, những đồ vật do con người tạo ra; nhưng những đối tượng ấy được miêu tả trong mối quan hệ với con người, nên con người vẫn nằm ở vị trí trung tâm trong bức tranh đời sống văn học.
+ Một tiểu thuyết, truyện ngắn hay một áng thơ tái hiện trước mắt ta một bức tranh phong cảnh thiên nhiên, nhưng đằng sau bức tranh đó là cái nhìn và ánh mắt, tư tưởng và tình cảm hay quan niệm nhân sinh của con người.
Côn Sơn có suối nước trong,
Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm.
Côn Sơn có đá tần vần,
Mưa tuôn đá sạch ta nằm ta chơi.
Côn Sơn thông tốt ngất trời,
Ngả nghiêng dưới bóng ta thời tự do.
Côn Sơn trúc mọc đầy gò,
Lá xanh bóng rợp tha hồ tiêu dao.
(Nguyễn Trãi - Côn Sơn ca, Nguyễn Trọng Thuật dịch)
Thuyền ta lái gió với buồm trăng,
Lướt giữa mây cao với biển bằng.
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
(Huy Cận - Đoàn thuyền đánh cá)
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
(Xuân Quỳnh - Thuyền và biển)
“Thời tiết cuối xuân sang hè, rừng lim trổ hoa xám bỗng nổi cơn giông. Gió ngàn bị quấn trong kẹt thung lũng đâm ra cuồng và cứ vật mãi vào hàng rào nứa tép của đất tập trung. Gió xoay quanh căng chúng tôi đủ bốn hướng tám mặt. Mỗi lần gió đổi chiều, lướt qua những đầu nứa vát chéo nhọn, cái hàng rào lại rung lên như cây phong cầm đồ sộ bị hiếp bởi một tay nhạc công cuồng bạo. Có những thanh âm gùn ghè gầm thét, có rất nhiều cung bực của than thở. Tôi không tách được tiếng rỉ rền nào là riêng của hàng rào nứa và tiếng oán tiếc thở dài nào là riêng của gió rừng biến động...”
(Nguyễn Tuân - Chùa Đàn)
“Chưa bao giờ cô Tơ thấy roc cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn nghào liễm kết cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết được ra. Nó là một nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống than thở của một cảnh ngộ vô tri âm. Nó là cái tấm tức sinh lí của một sự giao hoan lưng chừng. Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cữ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tuỷ. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành. Nó là cái lê thê của nấm vô danh hưu hưu ngọn vàng so le. Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống âm thanh. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím. Nó là một chuyện vướng vít nửa vời.”
(Nguyễn Tuân - Chùa Đàn)
“Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động trước là gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: “Cây hoàng lan!”, mùi hương thơm thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thương hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi một ngày bà cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Cây bây giờ đã lớn.”
(Thạch Lam - Dưới bóng hoàng lan)
+ Cỏ cây trong thơ Nguyễn Trãi nhiều khi cũng rất đa tình (Cây chuối). Trăng trong thơ Hồ Xuân Hương biết hẹn hò, chờ đợi (Hỏi trăng) và đá trong thơ bà cũng biết yêu nhau (Đá ông chồng, bà chồng).
+ Loài vật đồ vật trong văn học cũng là những câu chuyện về con người. Con dế mèn trong Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài là câu chuyện con người khao khát khẳng định mình và được sống trong một thế giới của sự bình đẳng, yêu thương. Ngôi nhà “dài như một tiếng chiêng ngân”, nồi đồng, chiêng vàng, chiêng bạc trong sử thi Đăm Săn biểu tượng cho sự hùng mạnh và giàu có của con người. Roi sắt, ngựa sắt của Thánh Gióng; cây cung bằng vàng của Thạch Sanh nói lên sức mạnh và năng lực của các nhân vật ấy. Lối kiến trúc và bài trí nhà cửa phản thẩm mĩ của Nghị Quế trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố nói lên sự mỉa mai châm biếm của nhà văn đối với bản chất trọc phú của nhân vật này.
1.3. Các bộ môn khoa học khác cũng lấy con người làm đối tượng nghiên cứu như: sinh vật học, nhân chủng học, dân tộc học, đạo đức học, tâm lí học,... nhưng mỗi bộ môn chỉ nghiên cứu con người ở một phương diện nào đó. Còn văn học nhận thức con người một cách tổng hợp, toàn vẹn trong mọi quan hệ đời sống đa dạng, phức tạp và tập trung khám phá chiều sâu không cùng, còn đầy bí ẩn của con người.
2) Nhận thức và phản ánh đời sống trong văn học không tách rời việc thể hiện tư tưởng tình cảm, ước mơ và khát vọng của nhà văn đối với con người và cuộc sống.
2.1 Nhận thức và phản ánh đời sống trong khoa học mang tính khách quan. Trong công trình nghiên cứu của mình, nhà khoa học không thổ lộ niềm vui, nỗi buồn; những dằn vặt, trở trăn, đâu đớn ; hi vọng về những vấn đề thuộc về con người và cuộc sống. Nội dung của các định lí, quy luật khoa học bao giờ cũng chỉ là những chân lí khách quan của đời sống không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người nghiên cứu.
2.2. Ngược lại, trong tác phẩm văn học, đằng sau bức tranh hiện thực đời sống được miêu tả, tái hiện, bao giờ cũng chứa đựng cái khát vọng thiết tha muốn thể hiện một tư tưởng, một quan niệm riêng của người sáng tác về chân lí đời sống, về cái thiện, cái ác, cái đẹp, cái xấu trong các mối quan hệ giữa người và người hay giữa người với tự nhiên. Khát vọng này gắn liền với một cảm hứng tư tưởng mãnh liệt của nhà văn tạo nên khuynh hướng tư tưởng của tác phẩm văn học.
Có thể thấy điều này qua truyện cổ dân gian, qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan,...
3) Văn học nhận thức đời sống và thể hiện tư tưởng tình cảm bằng hình tượng nghệ thuật.
3.1 Một trong những đặc trưng quan trọng của văn học là phương thức nhận thức và biểu đạt nội dung bằng hình tượng. Nhà văn nhận thức đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng chức không bằng các khái niệm trừu tượng, các định lí, các công thức như trong khoa học. Hình tượng là cách tư duy, là hình thức mang tính nội dung của văn học nghệ thuật.
3.2. Thế nào là hình tượng nghệ thuật
3.1.1 Hình tượng là các đối tượng và các hiện tượng đời sống (con người, đồ vật, phong cảnh, sự kiện, biến cố, xung đột xã hội,...) được tái hiện một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật.
- Hình tượng cảnh lao động:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
(Ca dao)
- Hình tượng thiên nhiên:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
- Hình tượng nhân vật: cô Tấm (Tấm Cám), Thạch Sanh (Thạch Sanh), Thuý Kiều, Từ Hải (Truyện kiều của Nguyễn Du), Chị Dậu (Tắt đèn của Ngô Tất Tố), anh Pha (Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan). Trong thần thoại, cổ tích, nhân vật còn bao gồm cả thần linh, ma quảy và những con vật mang tâm tích người. Ngoài ra còn có hình tượng tập thể, đám đông, nhwhifnh tượng nhân dân, hình tượng Tổ quốc,...
Đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật là sự tái hiện cuộc sống bằng chi tiết nghệ thuật.
- Chi tiết nghệ thuật bao gồm: chi tiết nghề nghiệp, chi tiết tiểu sử, chi tiết ngoại hình, chi tiết nội tâm nhân vật. chi tiết môi trường, ngoại cảnh, nội thất, chi tiết xung đột, sự kiện,...
- Như vậy chi tiết là một bộ phận. một mẩu nhỏ của cuộc đời, những bộ phận tinh vi của sự sống. Trong tác phẩm văn học, nhà tổ chức các chi tiết nghệ thuật đó một cách đặc biệt nhằm tái hiện cuộc sống, làm cho con người và cảnh vật trong văn học trở nên có màu sắc, hình khối, âm thanh, hương vị, biết cựa quậy, vận động y như thật. Đến với văn học, ta như được sống lại, được chứng kiến cuộc sống và hình tượng của tác phẩm sẽ để lại những ấn tượng kho phai mờ về tính cách, số phận, ước mơ của nhân vật. Chị Dậu (Tắt đèn), Chí Phèo (Nam Cao),...
3.1.2. Tái hiện nghệ thuật không phải là sao chép nô lệ một hiện tượng có thật. Hình tượng nghệ thuật chỉ tái hiện những gì gây cho nghệ sĩ những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời, từng làm cho nghệ sĩ trăn trở, day dứt. Những ấn tượng ấy sẽ xuất hiện được nhờ trí tưởng tượng của nghệ sĩ. Bằng năng lực liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú và nhờ tài năng của mình, nhà văn nhào nặn lại các ấn tượng ấy, truyền cho chúng linh hồn và sức sống để chúng trở thành một hình tượng sinh động.
- Hình tượng Từ Hải:
Râu hùm hàm én mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông.
Giang hồ quen thói vẫy vùng,
Gươm đà nửa gánh, non sông một chèo.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
- Chân dung quan phủ:
“Cái râu mới lạ làm sao ? Nó đen như vệt hắt ín và cong như cái lưỡi liềm, nó nhọn như cái mũi dùi nung và bầu như dao trổ. Nó khum khum cắp lấy hai mép, giống như hai cánh dơi. Nó vắt vểu vễnh ra hai mang tai, gần như hai cái sừng củ ấu. Nó châu đầu dưới sống mũi như sắp chui vào cái mũi dọc dừa. Nó giúp cái mồm lèm bèm thêm dữ dội. Nếu không biết tri phủ xuất thân từ chức thông phán, người ta sẽ tưởng ngài được làm quan chỉ nhờ bộ râu. Và nếu không rõ là ông quan, người ta có thể lầm ngài với ông cai thầu xe hay cai thầu khoán.”
(Ngô Tất Tố - Tắt đèn)
3.1.3. Trong hình tượng nhà văn không chỉ thuật lại, kể lại, tả lại sự việc và con người mà còn cảm nhận, thâm nhập, phân tích suy đoán, phê phán, khẳng định. Những điều ấy làm thành tính khái quát độc đáo của văn học, hé mở cánh cửa cho ta đi vào bản chất của con người và cuộc đời được phản ánh trong tác phẩm. Một mặt, hình tượng là những hiện tượng, những cảnh đời, những con người cụ thể được tái hiện một cách sinh động trong tác phẩm. Mặt khác, hình tượng lại chứa đựng trong nó những nét bản chất nhất, quan trọng nhất của cuộc sống và con người. Một mặt hình tượng là bản thân cuộc sống; mặt khác, trong hình tượng lại có cả tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng của nghệ sĩ. Vì lẽ đó, sự khái quát hiện thực của văn học mang thuộc tính đặc biệt, chỉ trong nghệ thuật mới có: việc nhận thức bản chất và ý nghĩa cuộc sống được kết hợp với quan điểm, lí tưởng, khát vọng, tình cảm tác giả và được thể hiện qua cảnh vật, đường nét, màu sắc, nét mặt, cử chỉ, ngôn ngữ mà ta có thể cảm nhận một cách trực tiếp. Cho nên, cuộc sống và con người được miêu tả trong văn học vừa giống cái đã có, hiện có, lại vừa là cái thể có và cần có. Văn học không những giúp ta nhận ra cái thiện và cái ác; cái đúng và cái sai ở đời; mà còn khơi dậy ở trong ta những tình cảm thẫm mĩ phong phú, đa dạng. Đến với văn học ta vừa khám phá thế giới quanh ta, vừa có thể tự soi ngắm, tự tìm hiểu về bản thân mình.
3.1.4. Vậy: Hình tượng là những bức vẽ về cuộc đời và con người cụ thể được nhà văn sáng tạo qua liên tưởng, tưởng tượng để thể hiện tư tưởng tình cảm và khái hiện thực. Một khi, nhà văn sáng tạo ra hình tượng có những nét chung bản chất nhất và có nét riêng độc đáo, hình tượng đó là hình tượng điển hình.
III. VĂN HỌC LÀ NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ:
Văn học là một loại hình nghệ thuật trong phạm trù nghệ thuật. Nhưng bên cạnh những nét chung, mỗi chuyên ngành nghệ thuật đều có những đặc trưng của nó. Một trong những đặc trưng của văn học đó là ngôn từ văn hoc.
1) Văn học là nghệ thuật ngôn từ:
1.1. Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng của văn học:
- Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội. Ngôn ngữ góp phần trực tiếp vào việc giao lưu và phát triển xã hội. Ngôn ngữ có vị trí quan trọng trong sáng tác văn học.
- Gorki: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học”.
- Cao Bá Quát: “Sống ở đất này có thể bỏ được tiếng quốc ngữ không? Không bỏ được. Đọc sách quốc ngữ có thể bỏ được “Hoa tiên” và “Kim Vân Kiều” không? Không bỏ được. “Kim Vân Kiều” là tiếng nói hiểu đời. “Hoa Tiên” là tiếng nói răn đời vậy”.
- Các ý kiến trên đã khẳng định ngôn ngữ là công cụ thứ nhất của văn học. Đặc biệt, ý kiến của Cao Bá Quát đi sâu nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ dân tộc vai trò hàng đầu của ngôn ngữ văn học trong nền văn hoá nước nhà.
1.2. Nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ:
- Không có ngôn ngữ không có văn học. Không có âm thanh, đường nét, màu sắc thì không có âm nhạc và hội hoạ. Nhạc sĩ là nghệ sĩ của âm thanh. Hoạ sĩ là nghệ sĩ của màu sắc, đường nét. Nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ.
- Lao động nghệ thuật của nhà văn là lao động ngôn từ và lao đọng trong sự giày vò sáng tạo nghệ thuật là sự giày vò của từ ngữ. Giả Đảo: “Nhị cú tam niên đắc - Nhất ngâm song lệ lưu”, Đỗ Phủ: “Làm người thích câu văn đẹp - Đọc chẳng kinh người chẳng chịu thôi”, Mạnh Giao: “Yên ngâm nhất cá tự - Niếu đoạn số căn tu”. Tất cả họ đều đã từng hạnh phúc trong đau khổ mà thốt lên điều đó.
2) Đặc điểm của ngôn ngữ văn học:
2.1 Vấn đề khái niệm:
- Nhà nghệ sĩ, ngay từ ý đồ sáng tạo và tư duy hình tượng đã dựa vào khả năng, phẩm chất và thuộc tính của chất liệu. Cũng như vậy, nhà văn không thể tư duy nghệ thuật bên ngoài các khả năng, phẩm chất và thuộc tính của ngôn từ.
- Nhưng thế nào là ngôn từ?
Ngôn ngữ học hiện đại phân biệt nột cách rạch ròi và xác tín giữa ngôn ngữ và lời nói.
+ Ngôn ngữ (Tiếng) là tổng thể tất cả các đơn vị, phương tiện, các kết hợp mà lời nói sử dụng (ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, các phương thức tu từ).
+ Lời nói (phát ngôn nói và viết) là hình thức tồn tại thực tế của ngôn ngữ vốn phong phú, sinh động, đa dạng.
+ Hiểu như vậy thì ngôn từ là một kiểu lời nói có đặc trưng của nó. Ngôn từ là lời nói được sử dụng với tất cả phẩm chất thẩm mĩ và khả năng nghệ thuật của nó. Nói văn học là nghệ thuật ngôn từ, thực chất là nói văn học là nghệ thuật sử dụng câu văn, lời văn, bài văn vào mục đích nghệ thuật.
2.2. Ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ văn học:
- Ngôn ngữ đời sống là ngôn ngữ nhân dân, sử dụng trong đời sống hằng ngày, là công cụ giao tiếp, tạo thành văn bản trong quá trình phát và nhận thông tin.
- Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ của quần chúng đã được cách điệu hoá, nghệ thuật hoá qua bàn tay “phù thuỷ”, qua sự nắm bắt tinh tế và nhạy cảm các tác động và hiệu quả thẩm mĩ của ngôn từ của nghệ sĩ sáng tạo văn học.
+ Gorki: “Ngôn ngữ nhân dân là tiếng nói nguyên liệu, còn ngôn ngữ văn học là tiếng nói đã được bàn tay thợ nhào nặn”.
+ Chế Lan Viên: “Nhà văn như nhà khoa học tìm cho vật chất những tính năng mới. Than đá là chất đốt, giờ lại thành chất chế ra vải mặc, thuốc uống”. Như thế, ngôn ngữ nhân dân là “than đá”. Từ “than đá” ấy, nghệ sĩ sáng tạo đã phát kiến chế tác thành “vải mặc, thuốc uống”, đó là ngôn ngữ văn học.
- Một vài ví dụ:
+ Chữ “chia”, chữ “dài” quen thuộc trong ngôn ngữ quần chúng. Nhưng khi Nguyễn Du viết:
“Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”
Hay:
“Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
+ Cũng hai chữ ấy, với Cao Bá Nhạ lại có một thông tin ngữ nghĩa, hiệu quả thẩm mĩ mới trong một cấu trúc mới:
“Sầu dài chia nửa vào trong
Bước ra dúng dắng lại trong trở vào”
(Tự tình khúc)
Như vậy, qua những câu thơ trên chữ “chia”, chữ “dài” đã lãnh một nhiệm vụ mới, bày tỏ một khả năng mới. “Chia” và “dài” không chỉ có nghĩa hiển ngôn mà có cả nghĩa hàm ngôn, tính hình tượng và sắc thái biểu cảm.
2.3. Những đặc điểm cụ thể của ngôn ngữ văn học:
2.3.1. Tính hình tượng của ngôn ngữ văn học:
- Ngôn ngữ chia làm hai loại: Ngôn ngữ nhận thức và ngôn ngữ gợi hình gợi cảm. Ngôn ngữ gợi hình gợi cảm là ngôn ngữ hình tượng. Nhà văn phản ánh hiện thực và thế giới nội tâm bằng tư duy hình tượng và luận lí nên mượn ngôn ngữ hình tượng để xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Hình tượng không trừu tượng mà mang tính cảm tính cụ thể.
- Tính hình tượng là một đặc điểm quan trọng nhất của ngôn từ văn học. Tính hình tượng của ngôn từ văn học là khả năng của nó trong việc tái hiện đời sống, làm cho đời sống con người hiện lên y như thật. Khả năng ấy được thể hiện rất nhiều mặt ở ngôn từ. Nó thường được thể hiện ở các tloại từ “hình tượng”, như từ tượng hình, từ tượng thanh, từ miêu tả cảm giác, trạng thái. Chẳng hạn: vi vu, xào xạc, phất phơ, lưa thưa, khúc khuỷu, lởm chởm, chênh vênh, ngơ ngác,... Nó còn được thể hiện ở phương thức chuyển nghĩa của từ như ví von, nhân hoá,...
Một số ví dụ:
Ca dao:
- “Lắng tai nghe tiếng em đàn
Tiếng êm như nhiễu nhẹ nhàng như tơ”
- “Tình anh như nước dâng cao,
Tình em như dãi lụa đào tẩm hương.”
Kiều:
- “Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
- “Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”
- “Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”
Nguyễn Khuyến:
“Trời thu xanh ngắt mất tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”
(Thu vịnh)
Hàn Mặc Tử:
“Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây.”
(Mùa xuân chín)
Xuân Quỳnh:
“Chỉ có thuyền mới biết
Biển mênh mông dường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu”
(Thuyền và biển)
- Tính hình tượng của ngôn từ văn học chủ yếu thể hiện ở cái cách tái hiện đời sống của lời văn nghệ thuật. Ngôn từ có tính hình tượng là ngôn từ tái hiện được một trạng thái, truyền đạt được một động tác hoặc sự vận động của con người, cảnh vật và toàn bộ thế giới mà tác phẩm phản ánh và biểu hiện.
Một số ví dụ:
+ “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ ruợu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả, nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Tức thật! ờ ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí ruợu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nổi này ? A ha ! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo...”
(Nam Cao - Chí Phèo)
+ Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
(Nguyễn Khuyến - Thu điếu)
- Tính hình tượng gắn với tính đa nghĩa, tính hàm súc, tính chính xác và tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học. Hình ảnh tác động sâu sắc đến tình cảm người đọc, tạo ấn tượng sinh động về sự vật được phản ánh, qua đó thấy được tình cảm và thái độ của tác giả.
“Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”
(Tố Hữu - Mẹ Tơm)
- Một số ý kiến:
* M. Gorki: “Nhà văn không chỉ viết bằng ngoi bút mà còn vẽ bằng từ ngữ thể hiện một cách hoàn hảo những tư tưỏng của tác giả, xây dựng một bức tranh đậm đà, đắp nên những hình tượng sinh động, có sức thuyết phục đến nỗi người đọc trông thấy được những điều mà tác giả mô tả”.
*Abbé Duros: “Nhà thơ tìm hình ảnh để tả cái đẹp bằng từ ngữ thích hợp, khiến người ta khả giác được tư tưởng”.
* Goeth: “Hình ảnh là thực trạng của nội tâm được cụ thể hoá bằng những vật ngoại giới hoặc tính cách tư tưỏng được thấy qua những vật cụ thể”.
* L. Tolstoi: “Ngôn từ của tác phẩm văn chương khác lời nói thường ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết những ý tưởng, những tình cảm, những sự giải thích”.
* Nguyễn Khoa Điềm:
“Trên khối đá từ ngữ
Anh bắt đầu đục đẽo những chữ tượng thanh,
những chữ tượng hình
Tiếng lắng trầm nghĩ suy, tiếng bồng bềnh giấc ngủ”
(Trên khối đá từ ngữ)
2.3.2. Ngôn từ văn học mang tính tổ chức cao nhằm tạo nên hiệu quả nghệ thuật.
- Lời văn, lời thơ nghệ thuật của một tác phẩm bao giờ cũng có câu đầu, câu cuối được tổ chức (cấu trúc) theo một trình tự lớp lang hết sức chặt chẽ. Một bài thơ có thể được chia thành nhiều khổ nhiều đoạn. Một tác phẩm văn xuôi hoặc kịch thông thường được chia thành các chương, các hồi.
- Lời văn lời thơ là lời nói thường ngày - chất liệu thô mộc - được tổ chức nhằm đạt hiệu quả nghệ thuật. Như vậy, lời văn lời thơ là ngôn từ nghệ thuật được tổ chức bằng những phương thức, phương tiện đặc biệt nhằm khắc phục kiểu diễn đạt thông thường của lời nói tự nhiên.
+ Thơ trữ tình là thể loại văn học bộc lộ rõ nhất tính tổ chức nghệ thuật ngôn từ. Thơ trung đại Việt Nam, Thơ Đường Trung Quốc được tổ chức theo niêm luật chặt chẽ, nghiêm ngặt, Thơ hiện đại phá bỏ niêm luật tổ chức lời thơ một cách tư do phóng túng:
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn
Như hương thấm tận qua xương tuỷ
Âm điệu thần tiên thấm tận hồn.
Hãy tự buông cho khúc nhạc hường
Dẫn vào thế giới của Du dương
Ngừng hơi thở lại xem trong ấy
Hiển hiện hoa và phảng phất hương.
(Xuân Diệu - Huyền diệu)
Điệu ngả sang bài Mạnh Lệ Quân
Thu gồm xa vắng của muôn đời
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời...
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi...
(Xuân Diệu - Nhị hồ)
+ Lời văn trong tác phẩm truyện hoặc kịch có vẻ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày; nhưng nếu để ý sẽ thấy, trong tác phẩm truyện, lời trần thuật thường được tổ chức theo nguyên tác cá thể hoá và cụ thể hoá có định hướng đối tượng miêu tả. Trong kịch, các nhân vật đối đáp nhau theo kiểu của kịch. Lời nói có đầy đủ thành phần cơ bản của câu, nên rõ ràng dễ hiểu.
- Ngôn từ văn học mang đến cho người đọc những khoái cảm thẩm mĩ trước vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Bởi vì, ngôn từ văn học được tổ chức một cách đặc biệt là để cho mỗi từ, mỗi câu đều đóng vai trò khêu gợi một cái gì đó lớn hơn nó, tràn ra ngoài nó, nhằm tạo dựng một ý lớn ngoài lời, hình thành một chỉnh thể hình tượng mới mẻ. Ví dụ bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
2.3.3. Ngôn từ văn học có những chuẩn mực riêng, chịu sự quy định của tính hình tượng và tính tổ chức.
- Tính chính xác:
+ Tính chính xác là yêu cầu đầu tiên của việc sử dụng ngôn ngữ văn học. Muốn miêu tả một mảng hiện thực nào đó hay biểu hiện những cảm nghĩ của bản thân về một sự vật và hiện tượng nào đấy, nhà văn nói theo Maiacôpxki: “Phải từ hàng ngàn tấn quặng từ tinh luyện chọn ra một từ để câu thơ câu văn đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất” hay M. Gorki: “Ngôn ngữ của tác phẩm phải gẫy gọn, chính xác, từ ngữ phải được chọn lọc kĩ càng. Chính các tác giả cổ điển viết bằng ngôn ngữ như vậy đã kế tục nhau trau dồi nó từ thế kỉ này sang thế kỉ khác”.
+ Viết văn phải dùng từ chính xác mới tái hiện và tái tạo đúng sự vật hiện tượng, miêu tả đúng cảnh vật, khắc hoạ đúng hình dáng, cá tính, tâm lí nhân vật. Qua đó nghệ sĩ bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ và cả tài năng của mình nữa.
+ Hơn năm trăm năm trước, Nguyễn Trãi viết:
“Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén
Ngày vắng xem hoa bợ cây”
Khi phiên đọc sang chữ Nôm, chữ quốc ngữ, có người đọc “bợ” thành “bẻ”. Xuân Diệu đã tìm ra sự sai sót này. Ông cho rằng “bợ” mới đúng tâm hồn cốt cách phong thái của người ánh hùng- nghệ sĩ giàu lòng nhân ái, tâm hồn yêu thương cái đẹp như nước triều đông cuồn cuộn. Chữ “bợ” khiến hình tượng chủ thể trữ tình trong thơ hiện lên với vẻ đẹp của nhà hiền triết phương đông. Nhà hiền triết ấy, thích ẩn dật nơi thanh vắng, tìm thú thanh cao để tâm hồn tự tại, thanh tĩnh vĩnh hằng. Vì vậy đêm, Nguyễn Trãi làm bạn với trăng. Ông nghiêng chén để ánh trăng hoà vào ruợu và hớp nguyệt say với chất men nồng nàn mà cao nhã ấy. Và ánh sáng của vũ trụ đã nhập vào tâm hồn ông, nên ông sáng như sao Khuê. Ngày ông “bợ” hoa vì hoa là cái đẹp mong manh và yếu ớt. Ông yêu cuộc sống, nên trân trọng sự sống. Nếu đổi “bợ” thành “bẻ” vô tình đày ải thơ và Nguyễn Trãi giữa chốn trần tục một cách thô bạo. Và như thế chất thơ sẽ tiêu và hồn thơ sẽ tan.
+ Trong “Thề non nước”, Tản Đà trước đó viết:
“Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày”
Sau đó nhà thơ chữa lại:
“Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày”
Chữ “khô” thích hợp với khả năng diễn tả sâu hơn ý thơ tên. Nhà văn Pháp, Mauspassant đã viết: “Đối tượng mà anh muốn nói dù là cái gì cũng chỉ có một từ để biểu hiện nó”.
+ Âu Dương Tu kể lại rằng: Trần Tông Dị nhận được tập thơ Đỗ Phủ trong đó có bài “Tống Sai Lễ đô uý” có câu: “Thân khinh nhất điểu”, nhưng sau chữ “điểu” mất một chữ. Bạn bè Trần Tông Dị bình luận, họ thêm chữ “tật” (nhanh chóng), chữ “lạc” (rơi xuống), chữ “khơi” (bay lên), chữ “hạ” (xuống, dưới); nhưng sau khi xem nguyên tác thì là chữ “quá” (vút qua). “Thân khinh nhất điểu quá” (Xem nhẹ tính mạng như con chim vút qua). Mọi người lúc đó mới vỡ lẽ khen hay bởi chữ “quá” thể hiện tinh thần dũng cảm xông pha giữa chốn mũi tên hòn đạn của Sái Hi Công.
Đỗ Phủ dùng chữ chính xác, đã đạt đến tột cùng cái đẹp của nghệ thuật như Thẩm Đức Tiềm đã nói: “Người xưa không bỏ phép luyện chữ nhưng lấy cái hơn về ý, không lấy cái hơn về lời. Cho nên chữ bình dị mà thấy lạ, chữ thường mà thấy hiếm, chữ cũ mà thấy mới, chữ mộc mạc mà thấy màu sắc”.
Nhà văn luôn có trách nhiệm với ngòi bút của họ. Mỗi từ trong tác phẩm của họ “không có từ nào khác trong ngôn ngữ có thể thay thế nó được” (L. Tolstoi).
- Tính hàm súc và tính đa nghĩa:
+ Tsêkhôp: “Ngắn gọn là bà chị của thiên tài” . Lê Quý Đôn: “Ý hết mà lời dừng, ấy là cái lời rất mực trong thiên hạ; song lời dừng mà ý chưa hết được lại càng hay tuyệt”. Và sau này, nhà thơ Phạm Hổ cũng nói: “Tiêu chuẩn nghệ thuật đời nào cũng giống nhau: nói ít mà gợi được nhiều là tiêu chuẩn cao nhất”.
+ Như vậy ngôn từ trong tác phẩm văn chương phải cô đọng, phải “nén chặt” ý nén tối đa trong lời làm cho mỗi từ có sức nặng, có độ thừa và có nhiều lượng ngữ nghĩa.
+ Tính hàm súc và đa nghĩa do phương thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ nhờ vào các biện pháp tu từ. Ngô Lôi Pháp: “Thơ phải được ý ngoài lời. Trong thơ hàm súc vô cùng thế mới là tôn chỉ của người làm thơ”.
+ Một số ví dụ
“Gánh cực mà đổ lên non
Cong lưng mà chạy cực còn chạy theo”
(Ca dao)
“Tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gàu dài
Ai ngờ giếng cạn
Tiếc hoài sợi dây”
(Ca dao)
- Tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học:
- Tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học gắn liền với chức năng biểu hiện cảm xúc của văn học.Văn xuôi đặc biệt là thơ ca góp phần bộc lộ tình cảm của người viết và rộng ra là tình cảm của cuộc đời chung. Nghệ thuật nói bằng một thứ tiếng nói duy nhất đó là ngôn ngữ của chính thế giới bên trong, ngôn ngữ của cảm xúc và biểu cảm.
- Bản chất của nghệ sĩ rất giàu cảm xúc và hoạt động sáng tạo văn nghệ cũng là một phương thức vận dụng qui luật và đặc trưng của tình cảm. Raspuchin: “Nếu tôi viết là tôi đau ở đâu đấy trong người. Tôi cảm thấy một sự thiếu thốn nào đó”. Nguyễn Trãi: “Hảo bả tân thi ngã sầu”.
- Tính biểu cảm biểu hiện qua tác phẩm bằng hình tượng bao quát và ngay trong những từ ngữ cụ thể. Tính biểu cảm biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như gián tiếp, trực tiếp, có hình ảnh hoặc chỉ là ngôn ngữ thuần tuý. Tuy vậy, tính biểu cảm bộc lộ rõ nhất ấy là khi tác giả muốn nhấn mạnh cảm xúc nội tâm.
- Một vài ví dụ:
+ “Con sông bên lở bên bồi
Một con cá lội biết mấy người buông câu”
(Ca dao)
+ “Bốn bề ánh bạc biển pha lê
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê”
(Xuân Diệu - Nguyệt cầm)
+ “Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt
Như những tâm hồn không bao giờ tắt
Như miền Nam
Không đêm nào ngủ được
Như cả nước
Với miền Nam
Đêm nào cũng thức”
(Chính Hữu - Ngọn đèn đứng gác)
+ “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi dòng sông”
(Chế Lan Viên)
+ “Một giọng hát dân ca ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè e thẹn như khoé mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng.”
(Nguyễn Trung Thành - Đường chúng ta đi).
+ “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dai và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhng lần này tôi tự nhiên thấy lạ”.
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.”
(Thanh Tịnh - Tôi đi học).
3) Tính phi vật thể của hỡnh tượng ngôn từ và khả năng diễn tả đặc biệt phong phú của văn học nghệ thuật.
3.1. Các ngành nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc sử dụng chất liệu màu sắc, đường nét, mảng khối để sáng tạo; đây là những chất liệu có tính vật thể, có khả năng tác động trực tiếp vào các giác quan người xem như những vật trông thấy được.
3.2. Lời ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, gián tiếp gợi sự hình dung về hình tượng bằng khả năng liên tưởng tưởng tượng nên chất liệu ngôn từ và hình tượng ngôn từ có tính phi vật thể.
- Nhờ tính phi vật thể của ngôn từ và hình tượng ngôn từ mà văn học có khả năng khêu gợi trí tưởng tượng, óc liên tưởng, đánh thức dậy những kho ấn tượng đủ loại ở người đọc tích luỹ được nhờ kinh nghiệm sống và vốn văn hoá, nghệ thuật của họ mà hình tượng văn học gợi ra.
- Ngôn từ bản thân nó không có màu sắc, hương vị, hình khối; nhưng nó huy động mọi giác quan của người đọc vào việc quan sát và thể hiện hiện thực. Nó giúp ta cảm nhận những gì mong manh mơ hồ nhất thậm chí vô hình nữa.
Sương in mặt tuyết pha thân,
Sen vàng lãng đãng như gần như xa.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Không gian như có dây tơ,
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn...
(Xuân Diệu - Chiều)
- Lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học có khả năng phản ánh quá trình vận động không ngừng của đời sống trong mọi kích thước, chiều hướng của không gian và thời gian; khả năng miêu tả cụ thể, tỉ mĩ cả hoạt động lời nói và hoạt động tư duy của con người.
3.3. Tóm lại, văn học là một môn nghệ thuật có đặc điểm riêng biệt. Văn học nhận thức cuộc sống của con người trong mối liên hệ phong phú và đa dạng với thế giới hiện thực. Máu thịt và linh hồn của văn học là ở hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ.
IV. KẾT LUẬN:
1. Văn học là một hình thái ý thức xã hội và cũng là một hình thái nghệ thuật, là một môn nghệ thuật, nhưng văn học khác với các ngành nghệ thuật khác nhờ đặc trưng chất liệu sáng tạo tác phẩm. Ngôn ngữ văn học có tính hình tượng, tính tổ chức nghệ thuật và tính chuẩn mực.
2. Ngôn ngữ văn học tạo được tác dụng và hiệu quả thẩm mĩ cho văn bản văn chương. Tuy vậy, ngôn ngữ văn học chỉ có thể đẹp và phát huy những phẩm chất của chúng khi nhà văn thực sự tài năng, có năng lực làm chủ vốn ngôn ngữ và có cá tính sáng tạo độc đáo. Tsêkhôp: “Mỗi nhà văn phải có lối nói riêng của mình. Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn cả.” H.D. Balzac: “Nghệ sĩ càng lớn thế giới riêng của tác phẩm càng nổi bật.”
3. Văn học là gì ? Văn học là một bộ môn nghệ thuật, lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm, lấy hình tượng làm phương thức biểu đạt nội dung và lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng.
HD-2001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét