Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

157. NHÀ VĂN VÀ QUÁ TRINH SÁNG TẠO

I. VAI TRÒ CỦA NHÀ VĂN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HỌC
  1. Đặc trưng của hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
   1.1. Sáng tạo nghệ thuật thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần, mang tính cá thể hoá cao độ.
       - Khác với văn học dân gian, văn học thành văn (văn học viết)

có tính cá thể hoá cao độ. So với các ngành khoa học khác, nhà văn vừa là công nhân, vừa là kĩ sư, vừa là kiến trúc sư, vừa là tổng công trình sư.
       - Nhà văn muốn sáng tác tác phẩm phải tự mình quan sát thế giới hiện thực, phải chọn lựa đề tài, phải nghiền ngẫm những vấn đề của đời sống, và khi ý đồ sáng tạo đã chín muồi, cảm hứng đã lên men, nhà văn sáng tác và sửa chữa, hoàn thiện tác phẩm.
       - Nhà văn là người duy nhất chịu trách nhiệm hoàn toàn trước công chúng và độc giả về tác phẩm của mình.
       - Mỗi nhà văn là một thế giới, không ai thay thế họ, không có hiện tượng nhà văn này thay thế nhà văn kia.
     1.2. Lao động nghệ thuật là lao động sáng tạo.
       - Quy luật của văn học: sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, không sáng tạo không có văn học.
       - Mỗi nhà văn luôn đem đến một cái nhìn mới một thế giới theo lí tưởng thẩm mĩ và theo quan niệm nghệ thuật của mình.
       - Tác phẩm văn học không sản xuất theo khuôn mẫu như sản phẩm công nghiệp. Nghệ thuật sáng tạo theo cái khuôn riêng của nhà văn nhằm dâng tặng cho đời những tác phẩm mới mẻ độc đáo cả về nội dung lẫn hinh thức. “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” (Nam Cao - Đời thừa)
  2. Đặc trưng lao động nghệ thuật quy định vai trò của nhà văn đối với đời sống VH.
    2.1. Nhà văn là người khởi đầu mọi hoạt động văn chương.
       - Không có tác phẩm văn chương không có đời sống văn học. Mỗi tác phẩm văn chương tồn tại dưới một hình thức thể loại nhất định mà thể loại là nhân vật trung tâm của văn học.
       - Tác phẩm văn chương là khởi nguyên của sự thưởng thức, tiếp nhận, nghiên cứu phê bình văn học nên nhà văn có vai trò quan trọng đối với đời sống văn học.
    2.2. Nhà văn là người góp phần tạo ra sự đa dạng, phong phú cho một nền văn học.
        Mỗi nhà văn có cái tạng riêng, có cá tính sáng tạo riêng của họ, không nhà văn nào giống nhà văn nào. Mỗi nhà văn bằng tài năng và cá tính sáng tạo của mình đều có thể trực tiếp đóng góp cho sự phong phú, đa dạng của một nền văn học.
     2.3. Nhà văn là người góp phần tạo ra những tiến bộ trong nghệ thuật.
        Do nhà văn là chủ thể sáng tạo nghệ thuật, tác phẩm văn chương bao giờ cũng in đậm dấu ấn cá nhân, cá tính và phong cách của nhà văn nên sự xuất hiện những nghệ sĩ lớn bao giờ cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn học, thậm chí đưa nền văn học của những dân tộc rẽ sang một bước ngoặc lớn.
II. NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN CÓ CỦA NHÀ VĂN.
  1. Đặc trưng tư duy nghệ thuật.   
     Khác với nhà khoa học tư duy lô gich,  nhà văn tư duy bằng hình tượng nghệ thuật.
  2. Những phẩm chất riêng biệt.
    1.1. Tư duy hình tượng đòi hỏi nhà văn phải có năng khiếu. Nhà văn ngẫm nghĩ những vấn đề hiện thực thông qua một thế giới hình tượng gồm những cảnh vật, nhân vật cụ thể, sống động, tồn tại trong mối quan hệ xã hội phong phú, đa dạng.
     1.2.  Tư duy bằng hình tượng nên đòi hỏi nhà văn phải có tình cảm mãnh liệt. Nhà văn phải sống hết mình với cuộc đời, biết xúc động và nhạy cảm trước một niềm vui và nỗi đau của con người; đồng thời phải biết làm cho những tình cảm ấy lây sang người đọc băng những phương tiện nghệ thuật.
     1.3. Nhà văn phải có cái nhìn nghệ thuật riêng, phải có con mắt tinh đời để khám phá, chọn lọc nắm bắt cái thền, cái hồn của đời sống và hiện tượng. Chính vì vậy, nhiều khi những ấn tượng trực tiếp cảm tính của nhà văn cũng giúp nghệ sĩ sáng tạo nên những hình tượng kì vĩvượt ra ngoài cái lô-gich bình thường không thể lí giải được.
     1.4. Nhà văn phải có trí tưởng tượng phong phú để “nhập thấn”, “hoá thân vào người khác cùng toàn bộ thế giới đối tượng của mình. Bởi đối tượng văn học là con người, mà thế giới tâm hồn con người rất phong phú, đầy bí ẩn, diễn biến cực kì tinh vi.
     1.5. Nhà văn phải biết sử dụng thuần thục chất liệu ngôn từ và các phương tiện nghệ thuật khác. Nhà văn lớn là một bậc thầy về sử dụng ngôn từ.
     1.6. Nhà văn phải là người từng trải, lịch lãm, có vôn văn hoá rộng rãi.
     1.7. Nhà văn phải có tư tưởng, quan điểm nghệ thuật sâu sắc, có cá tính và cách nhìn độc đáo trước những vấn đề của đời sống.
III. QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO.
  1. Ý đồ sáng tác. Sáng tác đòi hỏi cảm hứng nhưng cơ bản vẫn là: Tác phẩm văn học là cả một quá trình thai nghén lâu dài của nhà văn.
  2. Thiết kế sơ đồ của tác phẩm. bản phác thảo tác phẩm  là công đoạn quan trọng
  3. Viết tác phẩm. Đây là gia đoạn nhà văn vật lộn với từng con chữ, từng cách diễn đạt, từng chi tiết nghệ thuật.
  4. Sửa chữa. “Tài nghệ vĩ đại nhất của nhà văn là ở chỗ biết xoá bỏ” (Đôxtôiepxki).
IV. KẾT LUẬN:
     Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình lao động hết sức công phu, khó khắ và phức tạp, đòi hỏi nghệ sĩ phải có tài năng và tâm huyết, có bản lĩnh nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trước cuộc đời.

                                         HD- 2001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét