Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

181. KĨ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP THƠ

A. Phần mở đầu.
  I. Một số khái niệm.
    1. Phân tích (Analusis-Hi Lạp) là phân tách một sự vật hiện tượng ra thành nhiều yếu tố rồi xem xét đánh giá cái hay cái đẹp, cái bản chất của sự vật hiện tượng đó.
    2. Tổng hợp (Synthetis) là tổ hợp yếu tố của một sự vật hiện tượng thành một hệ thống, là sự nghiên cứu sự vật hiện tượng trong sự thống nhất của nó.
   3. Tư duy là sự phân giải những đối tượng của ý thức thành những yếu tố của nó, cũng như trong việc thống nhất liên hệ của chúng với nhau thành một thể thống nhất (không có phân tích thì không có tổng hợp).
   4. Phân tích và tổng hợp là những phương tiện nhận thức một sự vật hiện tượng. Ta không thể biết cụ thể nếu không phân giải nó ra thành những yếu tố của nó; nếu không phân tích nó. Tuy nhiên, thao tác phân tích bản thân nó không cho ta hiểu biết toàn bộ sự vật hiện tượng. Nó phải dược bổ sung bằng thao tác tổng hợp, nhờ các kết quả của sự phân tích - tổng hợp nên có thể nhìn bao quát được sự vật hiện tượng trong chirng thể của nó.
  II. Phân tích và tổng hợp thơ.
   1. Phân tích – tổng hợp một bài thơ là phân giải những yếu tố nghệ thuật hay nội dung tư tưởng của nó; từ kết quả của sự phân tích mà tổng hợp lại để hiểu bài thơ trong chỉnh thể của nó.
   2. Các yếu tố nghệ thuật của bài thơ nằm trong hệ thống nghệ thuật bao gồm: từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu, các biện pháp tu từ, giọng điệu trữ tình (các yếu tố hữu hình). Những yếu tố nghệ thuật này sẽ làm nổi bật ý thơ, chủ đề tư tưởng của bài thơ đoạn thơ.
   3. Chỉnh thể là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của bài thơ; là liên hệ phài thơ với tác giả, hoàn cảnh sáng tác, cuộc sống,... (Những tham số nghệ thuật).
   4. Tóm lại, đoạn thơ hay bài thơ là một công trinh nghệ thuật giàu giá trị thẩm mĩ. Để khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật cần có sự phân tích và tổng hợp bằng tư duy lô-gic và cảm xúc thẩm mĩ nhạy bén.
B. Phân tích thơ.
  I. Ngôn ngữ thơ.
   1. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ được chọn lọc, rất tinh tế và hàm súc. Ngôn ngữ thơ là hồn của tâm hồn, là một thứ ngôn ngữ đục mờ, nhưng “ngôn ngữ thơ làm bật lên được một tâm trạng” (Rimbaud). Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ trong suốt nhưng lóng lánh  bảy sắc cầu vồng.
   2. Phân tích thơ là phân tích ngôn ngữ thi ca. Vấn đề là không phải từ ngữ nào cũng là đối tượng của sự phân tích. Người phân tích cần có sự thụ cảm sắc nhạy đển nắm lấy từ ngữ chứa đựng linh hồn của bài thơ, đoạn thơ. Thông thường, phân tích ngôn ngữ thơ, người ta chú ý đến những từ ngữ gọi là nhãn tự còn gọi là từ thần hay con mắt thơ và cấu trúc ngữ pháp của chuỗi ngôn ngữ trong câu thơ dòng thơ.
   3. Phân tích nhãn tự.
      a.                     Nghe càng đắm ngắm càng say,
                           Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.
                                                     (Nguyễn Du - Truyện Kiều)
      b.  Phiên âm: 
                    Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

                    Cô vân mạn mạn độ thiên không
                    Sơn thôn thiếu nữ bao ma túc
                    Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
            Dịch thơ:
                    Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

                    Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không.
                    Cô em xóm núi xay ngô tối,
                    Xay hết lò than đã rực hồng.
                                            (Hồ Chí Minh - Chiều tối)
   4. Chuỗi ngôn ngữ.
      a. Chuỗi ngôn ngữ thơ còn gọi là chuỗi ngữ lưu mà với chúng người nghệ sĩ sử dụng để xây dựng tác phẩm của mình.
         - Để xác định chuỗi ngữ lưu, cần phân biệt dòng thơ và câu thơ. Trong thực tiễn cấu trúc văn bản thơ, câu thơ và dòng thơ có sự phân biệt. Một dòng thơ có thể có nhiều câu thơ và một câu thơ có thể có nhiều dòng thơ. Dấu hiệu nhận biết một dòng thơ là hiện tượng sang dòng mới của văn bản thơ. Còn với câu thơ là cấu trúc ngữ pháp hoàn chỉnh mà mỗi dòng thơ là một ngữ đoạn hay một dòng thơ có một dấu chấm cho một ngữ đoạn.
            +           Trời cao xanh ngắt: - Ô kìa,
                         Hai con hạc trắng bay về bồng lai.
                                                                (Thế Lữ - Tiếng sáo Thiên Thai)
            +         Trong làn nắng ửng khói mơ tan
                       Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
                       Sột soạt gió trêu tà áo biếc
                       Trên giàn thiên li. Bóng xuân sang.
                                              (Hàn Mặc Tử - Mùa xuân chín)
        - Chuỗi ngữ lưu có hai dạng sau: phân lập và không phân lập.
    + Chuỗi ngữ lưu phân lập là khi ngữ lưu diễn ra, người nói cảm thấy có thể tự do tiếp tục nói, không bị hạn chế về độ dài. Đấy là chuỗi ngữ lưu có tính chất mở; lúc ấy nghĩa của ngữ lưu bằng tổng số nghĩa của các từ trong câu thơ.
    + Chuỗi ngữ lưu không phân lập là khi ngữ lưu diễn ra mà xuất hiện các tín hiệu sắp kết thúc gọi là chuỗi ngữ lưu có tính chất đóng; nghĩa chỉnh thể mới lớn hơn nghĩa của tổng các từ trong câu thơ.
    Ví dụ:                Qua đình ngã nón trông đình,
                      Đình bao nhiêu ngói, dạ thương mình bấy nhiêu.
                                                                           (Ca dao)
    Dòng sáu tiếng có nghĩa bằng tổng số các từ trong dòng thơ. Dòng này có thể tự do tiếp tục vì không báo trước sự xuất hiện của yếu tố ngôn ngữ khác. Sau qua có thể có rất nhiều khả năng kết hợp như: sông, cầu, đồng,...
    Dòng tám tiếng lại xuất hiện tín hiệu báo sắp kết thúc bằng cấu trúc Bao nhiêu... bấy nhiêu. Người đọc thấy trước là chuỗi ngữ lưu này sắp dừng. Cấu trúc bao nhiêu ... bấy nhiêu là cấu trúc hô ứng xác lập tương quan giữa ngói và ngói và tình cảm (dạ thương). Với chuỗi ngữ không phân lập này, tình thương và ngói bị trừu tượng hoá, nghĩa của chúng bị nhoè đi, ý nhiều hơn lời.
     b. Dãy thuần Việt, Hán - Việt, láy nghĩa, láy âm.
        - Các yếu tố thuần Việt tạo ấn tượng nét về nghĩa, không vang về âm hưởng và tự do về hoạt động.
        - Các yếu tố Hán-Việt tạo thành một lớp từ song song với các yếu tố thuần Việt tương ứng. Yếu tố Hán-Việt gây ấn tượng nhoè về nghĩa, vang về âm và hạn chế về hoạt động.
    Ví dụ:
                    Tạo hoá gây chi cuộc hí trường,
                    Đến nay thấm thoát mấy tinh sương.
                    Lối xua xe ngựa hồn thu thảo,
                    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
                                     (Bà Huyện Thanh Quan - Thăng Long thành hoài cổ)
    Nguyễn Phan Cảnh đã thử đổi các từ Hán-Việt cuối các dòng thơ thành các từ thuần Việt:
                    Tạo hoá gây chi cuộc trò chơi,
                    Đến nay thấm thoát mấy sớm mai.
                    Lối xưa xe ngựa hồn như cỏ,
                    Nền cũ lâu đài bóng sớm mai.
   Ở đoạn thơ này, hệ hình thuần Việt đã làm mất đi không khí trang trọng, cổ kính của thơ.
         - Các yếu tố láy nghĩa cho ấn tượng nhoè về nghĩa, vang về âm và hạn chế về hoạt động.
         - Các yêu tố láy âm cũng cho ấn tượng nhoè về nghĩa, vang về âm và hạn chế hoạt động như các yếu tố láy nghĩa; nhưng ấn tượng âm khó xác định hơn ấn tượng nghĩa.
    Ví dụ:
                              Nao nao dòng nước uốn quanh,
                       Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
                                                          (Nguyễn Du – Truyện Kiều)
                      Hay:
                              Buồng không lặng ngắt như tờ,
                        Dấu xe ngựa đã lờ mờ rêu xanh.
                                                          (Nguyễn Du – Truyện Kiều)
                      Hoặc:
                                Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,
                                Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
                                                            (Bằng Việt – Bếp lửa)
    Tóm lại, có thể sơ đồ hoá dãy thuần Việt, Hán-Việt, láy âm, láy nghĩa như sau:
         + Lạnh -> hàn -> lạnh ngắt -> lạnh lẽo, lạnh lùng.
         + Xanh -> thanh -> xanh ngắt, xanh rì -> xanh xanh.
             Nét                                                              nhoè
    Không vang <- Kh. Việt – h.Việt – l.nghĩa – l. âm -> vang
         Tự do                                                              hạn chế
      _______                                          _________                                
  Ngôn ngữ                                                                ngôn ngữ
   đời sống                                                                 nghệ thuật

  II. Hình ảnh thơ.
     1. Dặc trưng ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ hình ảnh. Phân tích thơ cũng là phân tích hình ảnh thơ. “Hình ảnh là thực trạng của nội tâm được cụ thể hoá bằng những vật ngoại giới hoặc là tính cách, nội hàm ý tình được thấy qua những vật cụ thể” (Goeth).
     2. Những ví dụ:
       a)                    Hỡi cô tát nước bên đàng,
                       Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
                                                                  (Ca dao)
       b)                    Hoành sáo giang san kháp kỉ thu,
                              Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
                                                    (Phạm Ngũ Lão –Thuật hoài)
            dịch thơ:
                               Ngang giáo non sông trải mấy thu,
                               Ba quân khí mạnh nuốt sao ngưu.

      c)                     Giang thuỷ đình tàm tàn nhật ảnh,
                              Thái nghi huyết chiến vụ tằng can.
                                              (Trần Minh Tông - Bạch Đằng giang)
              dịch thơ:  
                               Đỏ rực ráng chiều in đáy nước,
                               Ngỡ rằng máu giặc hãy còn đây.
           
       d)                    Không ai có thể ngủ yên trong đời chật
                               Buổi thuỷ triều vẫy gọi những vầng trăng
                               Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt
                               Gỗ trăm cây đều muốn hoá nên trầm
                               Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
                               Mỗi con sông đầu muốn hoá Bạch Đằng.
                                                          (Chế Lan Viên - Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?)
   III. Nhạc thơ.
     1. Người xưa từng nói: “Thi trung hựu nhạc” và Voltaire cũng nói: “Thơ  là nhạc của tâm hồn”. Thơ hay là thơ đầy nhạc tính. Bởi thơ là tiếng lòng của nhà thơ ngân rung lên, và tiếng nói “tâm hồn của nhà thơ là khúc hoà âm của tiếng lòng mọi người thu hút được người đọc như thần Orphe thu hút được cây, đá và sóng” (Shakespeare).
     2. Nói đến nhạc thơ là nói đến âm thanh ngôn ngữ.             

                                    Âm thanh ngôn ngữ

        Thuộc tính âm thanh                           Đơn vị âm thanh


Cao độ    trường độ      cường độ             Nguyên âm     phụ âm
 
            - Các thuộc tính âm thanh được lưu giữ, truyền đạt trong khi ttoor chức các quá trình thơ ca làm nên tiết tấu của thơ.
            - Các đơn vị âm thanh được lưu giữ truyền đạt trong khi tổ chức các quá trình thể loại làm nên vần thơ.
     3. Hai cách khai thác nhạc tính chủ yếu của thơ.
       a. Vần thơ.
         - Vần là những tiếng cùng một khuôn âm (vần chính) hay có khuôn âm tương tự (vần thông). Vần có chức năng lặp lại ngữ âm để tăng thêm sự nhịp nhàng cho câu thơ và làm cho mạch thơ gắn kết chặt chẽ với nhau.
        - Trong thơ cổ có hai cách gieo vần: yêu vận (vần lưng) và cước vận (vần chân). Trong thơ hiện đại  (thơ Mới đến nay) có các loại: vần chéo, vần liền, vần ôm và vần tự do.
        - Vần thường thể hiện qua hệ thống nguyên âm và phụ âm:
    + Nguyên âm:

       bổng            trầm    
      khép          i           ư           u      hẹp-tối
          ê           ơ / â           ô    
       mở          e          a / ă           o      rộng-sáng

          + Phụ âm cuối.

       vang       m            n          nh         ng
       tắc       p            t          ch         c

    Ví dụ:             Nam Đình nghe động trống chầu đại doanh.
                                                              (Nguyễn Du – Truyện Kiều)
                Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
                Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người.
                                                  (Xuân Diệu – Nguyệt cầm)
                Chị ấy năm nay còn gánh thóc
                Dọc bờ sông trắng nắng chang chang.
                                (Hàn Mặc Tử - Mùa xuân chín)
                Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
                Đường bạch dương sương trắng nắng tràn
                Anh đi nghe tiếng người xưa vọng
                Một giọng thơ ngâm một giọng đàn.
                                (Tố Hữu – Em ơi-Ba Lan)
       b.  Tiết tấu.
          - Nhịp điệu thơ do tiết tấu và vần tạo thành. Nhịp điệu là sự láy lại một cách đều đặn và nhịp nhàng những tiết tấu của câu thơ mà sự sắp xếp những tiết tấu đó lại do quy luật thanh điệu chi phối.
          - Thanh điệu.

        bằng       trắc
     cao         ngang       ngã, sắc
     trường độ        
     thấp        huyền     hỏi, nặng
     trường độ        
    - Ví dụ:
                Ô hay, buồn vương cây ngô đồng
                Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông.
                                          (Bích Khê – Tì bà)
                Rửa chân hai buổi cầu ao
                Em vội cúi đầu khoả sóng
                Đôi bóng người rung, khóm bèo chao động
                Ánh mắt thẹn thùng lặn xuống đáy sâu.
                                (Nguyễn Bao – Hoa chanh)
                      Ngả bàn tay, nhớ bàn tay,
                Hương thơm thuở ấy, thoáng bay trở về.
                      Nói nhiều cũng chỉ mình nghe,
                Nhớ nhau mình lại vuốt ve tay mình.
                                (Nguyễn Duy – Ca dao vọng về)
   IV. Giọng điệu thơ.
      1. Khái niệm: Trong mĩ học phương Đông giọng điệu (tình điệu thẩm mĩ) được gọi là “hơi văn”, “khí văn”, “điệu văn”. Khí – tình – điệu trở thành những yếu tố cốt lõi làm nên giọng điệu. Hiện đại, với lí luận văn học, giọng điệu được hiểu như lập trường, thái độ, tình cảm, đạo đức của người nghệ sĩ ngôn từ đối với các hiện tượng được miêu tả trong lời văn nghệ thuật và khả năng huy động các biện pháp nghệ thuật làm nổi bật giọng điệu (giọng điệu một phạm trù thi pháp).
    M. B. Khravchencô: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của một thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó” (Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học).  
      2. Giọng điệu thơ trữ tình là màu sắc xúc cảm, là giai điệu tâm hồn, là thái độ, tình cảm và tư tưởng của nhà thơ trước con người và cuộc đời. Giọng điệu trữ tình là giọng đơn, giọng của cái tôi trữ tình (có khi là tác giả). Cho dù là thơ trữ tình nhập vai đi nữa thì giọng của nhân vật trữ tình và của cái tôi trữ tình luôn thống nhất, thậm chí đồng nhất; bởi thơ là tiếng nói “độc bạch”, là bản “tự thuật tâm trạng” của nhà thơ; và đọc thơ là nghe trộm tiếng lòng của tác giả.
      3. Giọng điệu biểu hiện qua các yếu tố hình thức sau.
         a. Thể loại: Mỗi thể loại hàm chứa trong nó những sức mạnh biểu cảm riêng. Cho nên, tuỳ theo cá tính sáng tạo, tư tưởng nghệ thuật, mỗi nhà thơ sẽ “quen”, “ưa dùng”  một thể loại để bộc lộ ấn tượng và cảm xúc của mình. Thế Lữ với “tâm hồn rộng mở” luôn tìm kiếm mình trong thể thơ tám chữ. Nguyễn Bính lại ưa dùng lục bát, thể loại dễ dàng thể hiện cái chân quê, tình quê và hồn quê của ông. Nguyễn Quang Thiều - nhà thơ đương đại - trong “Sự mất ngủ của lửa” lại chọn thể thơ tự do bàng bạc chất văn xuôi để thể hiện sự tung phá, trẻ trung; một trạng thái suy tư, một trạng thái “mất ngủ” của một trái tim đầy “lửa”.
         b. Giọng điệu thơ trữ tình còn được xây dựng thông qua nhịp điệu và khả năng hài hoà các thủ pháp nghệ thuật: hình ảnh, gieo vần, dùng từ,... (vì thế, không nên nhầm giọng điệu với nhịp điệu. Nhịp điệu là xương cốt vận hành của giọng điệu; nó tiết chế giọng điệu thể hiện một cách trung thực lập trường, thái độ, cảm xúc của nhà thơ. Nhịp điệu nhanh gấp của Vôi vàng cho thấy cái mê đắm, rạo rực của hồn thơ Xuân Diệu. Nhịp thơ chậm rãi của Huy Cận thể hiện tấm hồn “khắc khoải không gian”, hồn buồn ảo não, “mang mang thiên cổ sầu” của ông). Cách xưng hô cũng là một khía cạnh bộc lộ giọng điệu. Thơ Tố Hữu là tiếng nói ngọt của tình thương mến nhờ sử dụng hệ thống từ xưng hô, hô gọi như: Huế ơi, Hương Giang ơi, Anh chị em ơi, Bầm ơi, Bác ơi,...
         c. Giọng điệu biểu hiện qua kết cấu nghệ thuật.  Mỗi tác phẩm thơ đều có kết cấu khác nhau. Kết cấu là sự vận động của tứ thơ. Nhìn chung, kết cấu luôn theo lo-gich của trí tuệ; nhưng vẫn mang  nét riêng của phương pháp sáng tác (kiểu sáng tác). Chẳng hạn tứ thơ nhảy vọt của Hàn Mặc Tử, tứ thơ thu hẹp dần hình tượng trong thơ Quang Dũng (Tây tiến),...
         d. Giọng điệu bao giờ cũng in đậm dấu ấn cá tính nghệ sĩ.  Nguyễn Đức Đạt: “Văn thâm hậu thì con người của nó trầm mà tĩnh; văn ôn nhu thì con người của nó ôn mà hoà; văn cao khiết thì con người của nó đạm mà giản; văn hùng hồn thì con người của nó cường mà nhanh; văn uyên sâu thì con người của nó thuần tuý mà đúng đắn” (Từ trong di sản).
    Hoài Thanh: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên... và thiết tha rạo rực, đắm say như Xuân Diệu” (Thi nhân Việt Nam).
        e. Những ví dụ.
            -       Tôi  mang cơn mơ nham nhở của màu xanh
                    Suốt tuổi thơ không hay cỏ từng bị ngày săn đuổi
                    Những con dế bật càng, xa mãi
                    Mưa giêng hai goá bụa lúc sang hè.
                                          (Nguyễn Quang Thiều - Sắc màu lập thể)    
            -             Chăn trâu đốt lửa trên đồng
                    Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều.
                          Mải mê đuổi một con diều,
                    Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
                                                 (Đồng Đức Bốn - Chăn trâu đốt lửa)    
             -             Chia cho em một đời thơ
                       Một lênh đênh
                              một dại khờ
                                một tôi
                         Chỉ còn cỏ mọc bên trời
                                          Một bông hoa nhỏ
                                                             lặng
                                                                        rơi
                                                                                  mưa
                                                                                             dầm...    
                                            (Nguyễn Trọng Tạo - Không đề)
C. Tổng hợp thơ.
   1. Tổng hợp nội dung tư tưởng.
   2. Tổng hợp hình thưc nghệ thuật
   3. Nâng cao.
                    
                                                                                                       HD-2001     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét