Tối hôm qua 8 giờ 30 vừa đỏ điện, mình vội vào mạng. Lướt một
vòng thấy im ắng, mình yên tâm ngồi viết bài. Viết gần xong,
không hiểu sao (mình chạm phím nào thì phải) toàn bộ phân bài
đã viết biến mất không để lại dấu vết gì. Thế là công toi.
Hôm nay để chắc ăn, đăng một bài của anh bạn gởi mình qua email.
Đùa vậy thôi,
thực ra mình cũng muốn có một thứ mục mới trên
blog. Đó là thư mục những bài ưa thích. Những bài nào thú vị
nếu được xin phép tác giả để đăng, còn không đành xin lỗi.
Mình tin tác giả cũng thông cảm và tha thứ thôi, vì ai trách
người thích và quý bài viết của mình.
GIẢI NGHI VỀ NHÂN QUẢ
TVĐĐ - 11/16/2009
Hôm nay là buổi đầu tiên gặp tất cả quí vị, trước hết tôi chúc mừng Tăng Ni cũng như Phật tử được khỏe mạnh an vui, luôn luôn tinh tấn tu hành để làm sáng tỏ Phật pháp nơi xứ người, giữ được nền tảng đạo đức cho người Việt của chúng ta. Kế đến tôi sẽ giảng một thời pháp. Sau thời giảng có những nghi vấn gì quí Phật tử hỏi, chúng tôi theo khả năng của mình, trong phạm vi đạo lý sẽ trả lời cho quí Phật tử hiểu thêm Phật pháp, vững lòng tin tu hành không còn nghi ngờ nữa. Đề tài hôm nay là Giải nghi về nhân quả, chớ không phải giảng về nhân quả.
Một số người đặt câu hỏi thế này: “Người tu Phật có thể thay đổi được quả khổ của đời mình không?” Vì đa số Phật tử nghĩ mình tu thì bao nhiêu tội lỗi trước, những điều mình làm đau khổ cho người, đều do công đức tu hành mà tan biến hết. Nếu thay đổi được thì có trái với câu nhân nào quả nấy không? Trong kinh kể đức Phật tu hành đã thành Phật mà còn bị nạn kim thương, mã mạch, tức là vẫn thọ quả báo như thường. Nạn kim thương là chân Ngài bị mũi kiếm đâm lủng. Nạn mã mạch là Ngài phải ăn lúa ngựa hết ba tháng. Phật nói rõ lý do tại ngày xưa Ngài đã từng gieo nhân khổ cho người nên bây giờ tuy đã thành Phật nhưng cũng vẫn phải trả quả cũ. Đệ tử lớn của Ngài là Mục-kiền-liên nổi tiếng thần thông đệ nhất, khi già đi khất thực bị một số ngoại đạo vây đánh nhừ tử. Lúc bị đánh Ngài không dùng thần thông vì muốn trả hết nợ cũ, sau đó đau nặng rồi tịch luôn. Nếu các ngài tu chứng A-la-hán rồi, lẽ ra quả ngày xưa phải tiêu hết, tại sao vẫn phải trả?
Do đó các thầy Tỳ-kheo thắc mắc hỏi Phật về việc này. Phật giải thích do trước Ngài đã tạo nhân giết hại nên ngày nay phải bị quả như vậy. Qua những câu trả lời đó chúng ta nghĩ sao? Nhân đã tạo phải chịu quả với những người chưa chứng đạo thì được, nhưng với các vị đã chứng đạo thì có người thắc mắc.
Hoặc như trường hợp vua Kế-tân nghe lời ngoại đạo hại Tổ Sư Tử. Ông cầm cây gươm tới trước Tổ hỏi: “Ngài bảo thân năm uẩn đều không, vậy cho tôi cái đầu được không?” Ngài trả lời: “Thân năm uẩn đã không, sá gì cái đầu.” Thế là ông chặt đầu Tổ. Như vậy để nói rằng trước Ngài đã có ân oán với nhà vua trong nhiều đời, nên đến đời này Ngài phải trả. Tới Tổ Huệ Khả ở Trung Hoa, sau khi đắc đạo truyền bá một thời gian, Ngài gặp Tăng Xán truyền y bát rồi nói: “Ta còn một chút nợ phải trả.” Ngài đi tới xứ đó giảng đạo, có người tâu với tri phủ Ngài nói tà thuyết, gây rối loạn quần chúng, tri phủ liền bắt nhốt Ngài cho tới chết luôn.
Chúng ta thấy từ Phật là vị tu hành đã hoàn toàn viên mãn rồi, đến ngài Mục-kiền-liên đã chứng A-la-hán, tới các Tổ cũng phải trả oan khiên đời trước. Vậy nói tu hành có thể thay đổi được nhân quả, đúng không? Đa số nói không được, nếu đổi không được thì người ta đặt nghi vấn, như vậy tu hành để làm gì? Đó là những nghi vấn đối với lý nhân quả thật khó hiểu. Vì vậy hôm nay tôi phải giải những nghi vấn ấy để tất cả quí Phật tử hiểu rõ, không còn ngờ vực thì trên đường tu mới tiến, đạt được lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Trong đạo Phật nói nhân quả là nói tới sự chuyển biến luôn trôi chảy không dừng. Cho nên từ nhân đến quả có thể thay đổi tùy theo sự chuyển biến ấy. Hoặc thay đổi ở chiều này, hoặc thay đổi ở chiều nọ, chớ không cố định. Nếu ai nghĩ nhân nào quả nấy cố định thì không đúng lẽ thật, phải thấy rằng nhân quả tùy duyên, tùy điều kiện thuận nghịch, nó luôn luôn chuyển biến. Đã là chuyển biến tức nhiên phải đổi thay chớ không thế nào nguyên vẹn trước sau như một được, phải xác nhận nhân quả cho rõ.
Chúng tôi dùng một ví dụ để quí vị thấy dòng chuyển biến của nhân quả. Nhân là hạt hay cái ban đầu, quả là trái hay cái chót. Ví dụ như chúng ta đem gieo một hạt bắp xuống đất, từ hạt bắp đó nếu đủ đất, đủ nước, đủ ánh nắng, nó sẽ chuyển lần lần thành mầm bắp. Từ mầm bắp chuyển lần lần thành cây bắp con, từ cây bắp con chuyển lần lần thành cây bắp lớn. Từ cây bắp lớn dần dần thành trái. Như vậy một dòng chuyển biến từ một hạt nhỏ lần lần thành cây, rồi có quả có trái và cuối cùng rụi mất. Chúng ta thấy nó có dừng ở một chặng nào không? Từ nhân tới quả là một dòng chuyển biến không ngừng. Chúng ta có thể nói hạt bắp nhất định sẽ có trái bắp ăn không? Không hẳn. Có hạt bắp mà không xuống đất, không được nước, ánh nắng, được săn sóc thì nó không thành trái bắp. Có hạt bắp là có nhân, nhân đó có thể thành tựu được quả mà cũng có thể không thành tựu được quả.
Phật pháp có cái nhìn hết sức thật. Nhìn đời, nhìn đạo, nhìn tất cả hành động của chúng ta, đều là một dòng thay đổi từ nhân tới quả. Trong khi thay đổi, nó còn có những nhân phụ trợ là nhân thuận để giúp thành hình hoặc nhân nghịch làm cho tiêu tan. Như có hạt bắp gieo xuống đất rồi, nhưng phải là đất tốt, được nước tưới đều thì hạt bắp mới nảy mầm. Khi nảy mầm rồi chúng ta phải săn sóc, bón phân, xem chừng sâu rầy có phá hay không, ta tạo duyên tốt để cây bắp tăng trưởng đều mới đạt được kết quả tốt. Nếu chúng ta để hạt bắp xuống rồi bỏ luôn, không tưới nước, không bón phân, không chăm sóc kỹ lưỡng thì cây bắp sẽ khô khan rồi chết, chớ không thành trái bắp được. Như vậy có nhân chưa khẳng định được sẽ có quả, còn những điều kiện phụ trợ nữa. Phụ trợ thuận thì tăng trưởng có kết quả. Ngược lại phụ trợ nghịch thì tiêu mòn hư mất. Đó là điều hết sức tế nhị, nếu không hiểu quí vị sẽ dễ thối tâm trên đường tu.
Nhiều Phật tử tin gieo nhân nào được quả nấy, thấy ai nghèo đói ủng hộ giúp đỡ, sẵn sàng giúp đỡ những khó khổ của mọi người. Nhưng lâu lâu quí vị gặp một tai nạn xảy ra thì buồn trách “tôi làm lành, tại sao lại gặp quả xấu”. Điều này cần phải dè dặt, nếu gặp cảnh xấu không làm lành nữa, chúng ta sẽ thối Bồ-đề tâm thì không có cơ hội thành tựu giác ngộ giải thoát.
Ngày xưa tôi có viết một bài đăng báo Từ Quang, tên là “Nhân hoa quả cỏ”. Sở dĩ tôi viết bài này vì lúc tôi bị bệnh phổi phải lên Phương Bối am của thầy Nhất Hạnh ở để trị bệnh và dưỡng bệnh. Lên đó tôi thích trồng một ít hoa chung quanh thất, nên có vài Ni cô trên Đà Lạt tới thăm, mấy cô mua giùm một ít hột hoa xuống cho. Tôi xới một thửa đất theo đúng qui tắc của người làm vườn, rải hạt hoa xuống, mỗi ngày tưới đều đều. Tôi đinh ninh trong bụng chừng nửa tháng hạt hoa lên đầy hết. Đúng vậy, nửa tháng sau tôi thấy lấm tấm thật nhiều, tôi mừng quá. Tới chừng nó lên cao một chút nhìn lại toàn là cỏ không, chẳng có cây hoa nào. Tôi ngạc nhiên, đi quanh luống hoa xem xét kỹ lưỡng, mới phát hiện ra mấy con kiến đi thành lằn giống như đường xe chạy. Chúng lội tứ tung trong mấy luống hoa và ăn hết hạt hoa của tôi. Chừng đó tôi mới vỡ lẽ ra rằng mình ương hạt hoa, tưới tắm đều đặn nhưng quên chăm sóc ngừa kiến, cho nên kiến tha hạt hoa đi hết, chừa lại hạt cỏ thôi. Mình cứ tưới, rốt cuộc hoa đâu không thấy, chỉ thấy toàn là cỏ. Nhân đó tôi viết bài “Nhân hoa quả cỏ”. Đó là sự thật tôi đã chiêm nghiệm.
Sự thật đó đã làm cho tôi nghĩ ngợi nhiều. Ngày xưa đi giảng, Phật tử thắc mắc tại sao con làm lành mà cứ gặp tai nạn. Một Phật tử kể hai vợ chồng nọ có vài đứa con, làm ăn tương đối khá. Khi ông anh chồng vô, không biết tại sao hai ông bà chết hết, chỉ còn lại hai đứa con. Người thím dâu thấy thương đem về nuôi. Đó là nhân tốt. Bà nuôi lớn lên, cho đi học đàng hoàng, nhưng tới khi hai cháu ra trường, nó đối xử với bà rất lạnh nhạt. Bà buồn nên gặp chúng tôi, hỏi tại sao con làm tốt mà quả trả lại xấu. Tôi không trả lời được. Lúc ấy mới kêu mấy đứa nhỏ lại hỏi: “Sao thím tốt với tụi con mà tụi con lại xử sự như vậy?” Chúng trả lời thế này: “Buổi đầu thím thật tốt với chúng con, chúng con mang ơn lắm. Nhưng thưa Thầy, mỗi lần làm việc trong nhà, nặng là phần tụi con, còn nhẹ là phần mấy em. Khi đi coi hát thím cho em con mười ngàn, còn tụi con có năm ngàn.” Chúng kể ra đủ thứ chuyện đối xử không công bằng của người thím dâu. Tôi thấy nhân tốt ban đầu nếu chúng ta không khéo giữ gìn, nó sẽ mất. Đứa nhỏ biết nhưng khi còn yếu thế phải nương nhờ thì nó chịu, khi đủ khả năng tách ra rồi, nó lơ là vì cách đối xử của người thím không trọn vẹn thủy chung. Tốt ở ban đầu mà khoảng giữa không tốt, giống hệt như tôi trồng hoa vậy. Có lý do chớ không phải ngẫu nhiên.
Chúng ta thấy rằng, đối với nhân quả nếu chỉ nhìn sơ qua thì không bao giờ thấy tường tận. Như người thím nếu thấy kỹ hành động của mình chắc không trách cháu. Cũng như tôi không thấy kiến nên khi cỏ lên tôi ngạc nhiên. Nếu tôi thấy kiến bò vô, tôi sẽ không ngạc nhiên. Có nhân mà không khéo bảo vệ, gìn giữ, giúp nó tăng trưởng thì quả sẽ mất, không nhất định thành quả. Nhân chúng ta đã gieo rồi, từ đó nó là một dòng chuyển biến liên tục. Trong dòng chuyển biến liên tục ấy chia ra hai phần: một phần chuyển biến theo sự tăng trưởng, một phần chuyển biến theo sự hư hoại. Cái gì giúp cho nó chuyển biến để tăng trưởng, nhà Phật gọi là thuận nhân hay thuận duyên. Ví dụ như hạt bắp có đủ đất tốt, có nước, có nắng cũng như sự săn sóc sâu bọ v.v... đó là thuận nhân giúp nó tăng trưởng. Nếu thuận nhân đủ thì bảo đảm hạt bắp sẽ tiến triển thành cây bắp, cho ra quả bắp. Ngược lại, nó không có đủ các thuận nhân thì sẽ bị sâu bọ ăn hoặc thiếu nước, thiếu nắng… mà chết. Nên tuy có nhân hạt bắp mà quả bắp không bao giờ có.
Hiểu như vậy quí Phật tử phăng ra, sẽ tìm thấy được ý nghĩa của sự tu hành. Sự tu hành của chúng ta cũng là một dòng chuyển biến. Tại sao? Vì chúng ta tu là tu ba nghiệp của mình, tu ở thân, ở miệng, ở ý. Thân khẩu ý chúng ta luôn luôn khéo tu. Ví dụ Phật tử phát nguyện qui y Tam Bảo, gìn giữ năm giới, đó là gieo nhân tốt rồi. Nhưng từ khi qui y, quí vị cứ nghĩ mình đã qui y Tam Bảo, đã thành người hiền lành, không chịu tu sửa, đinh ninh rằng mình qui y rồi, nhất định Phật đón về Cực Lạc, đó là sai lầm.
Nhiều Phật tử nghĩ rằng qui y là cốt sống được mạnh khỏe an vui, chết được theo Phật. Nhưng trên thực tế, quí vị qui y rồi có mạnh khỏe luôn không, nhắm mắt được theo Phật không? Như vậy qui y chỉ là nhân thôi. Từ đó cho tới ngày trăm tuổi là một dòng chuyển biến. Phật tử qui y là nhân lành, từ đó về sau thân miệng ý luôn luôn nghĩ lành, làm lành, nói lành thì nhân lành mới tăng trưởng. Ngược lại chúng ta được nhân lành mà nói dữ, nghĩ xấu, làm ác, thì nhân lành đó không tồn tại. Như vậy đừng tự mãn mình qui y rồi là mọi việc tốt lành, được như ý. Đừng bao giờ nghĩ như vậy.
Chúng ta mới gieo nhân, còn phải tạo thuận duyên giúp đỡ cho nhân tăng trưởng. Đó là ý nghĩa của sự tu. Người cứ tự mãn qui y là xong việc thì chưa biết tu. Tôi nhắc thêm, nhiều vị có con hai ba tuổi, đem vô chùa qui y để nó mạnh giỏi. Qui y với ý niệm cho con mạnh giỏi, chớ không phải cho con tu. Do đó nên nhiều chùa có tập tục nuôi con nít. Thầy lên bàn Phật nhất là bàn thờ đức Quan Âm, để một miếng vải đỏ đội trên đầu, tụng chú thuật chi đó, kế thầy xé miếng vải nhỏ cột cho thằng bé. Như vậy bảo đảm nó mạnh giỏi. Thành thử ý nghĩa qui y để tu hành không còn nữa.
Chúng ta tu Phật, nên biết nhân quả là một giáo lý căn bản của đạo Phật, không thể nào hiểu lơ là hay sơ sài, mà phải hiểu cho tường tận mới khỏi những ngờ vực. Như Phật tử hồi trước làm điều xấu ác, bây giờ tu rồi có thể chuyển đổi được quả xấu do mình làm trước kia không? Tôi khẳng định rằng nếu chúng ta tu chân chánh có thể chuyển đổi được, còn hết hay không thì tùy, chớ có chuyển đổi. Tôi nói như vậy để quí vị hiểu rõ, không phải hồi xưa mình làm cho người khác khổ trăm phần, bây giờ tu suốt đời cũng bị trả quả khổ trăm phần như xưa. Như vậy tu làm gì? Cho nên nhất định phải có thay đổi nhưng thay đổi thế nào, đó là vấn đề khác.
Ở đây để tường tận hơn, chúng tôi chỉ cho quí vị thấy ý nghĩa nhân quả mà lâu nay chúng ta chỉ hiểu một chiều. Ví dụ có người làm được việc lành, cứ nghĩ mình làm lành cho ai đó, mai kia sẽ được quả lành trở lại. Nhưng nếu quả lành không đến, vị ấy đâm ra thối tâm. Như vậy là chưa hiểu hết lý nhân quả.
Trong nhà Phật nói nhân quả có hai trường hợp: một là tạo nhân tốt được quả tốt, hai là tạo nhân tốt nhưng không được quả tốt. Tại sao vậy? Ví dụ hồi xưa mình đã cư xử với người đó rất xấu, bây giờ thấy họ khó khăn mình giúp. Hồi xưa xấu trăm phần trăm, bây giờ giúp mới bốn năm chục phần trăm, mà nghĩ đã có ơn với người ta rồi. Khi thấy họ không thèm biết ơn, lúc đó mình tức tại sao giúp đỡ như vậy mà không biết ơn? Nhưng so với quá khứ mình xấu, cái tội cũ trả chưa đủ mà bây giờ đòi ơn, làm sao chấp nhận được? Cho nên tuy giúp mà người kia vẫn chưa thỏa mãn. Nếu hiểu được nhân quả chúng ta chỉ cười thôi, giận làm chi. Ngược lại có những người mình giúp họ một chút thôi, mà họ rất biết ơn, rất nhớ mình. Vì ta không nợ họ, nên giúp một chút họ cũng thấy mình tốt. Hiểu vậy, khi giúp ai ít mà người đó nhớ ơn, muốn tìm cách đền đáp lại, chúng ta biết mình với người đó chưa có nợ nần cũ. Còn người mình lo thôi là lo mà họ vẫn không thèm biết ơn, cũng không có gì trách, cười thôi. Hiểu được nhân quả như vậy quí Phật tử mới yên lòng tu. Nếu không nắm rõ lý nhân quả, chúng ta nhìn cuộc đời rất bực bội.
Phật tử nào tu hành khá, khi tạo nhân liền được hưởng quả. Như quí thầy quí cô hoặc Phật tử giúp ai, không nghĩ họ phải trả ơn mình. Thấy người khổ cứ giúp, khả năng tới đâu giúp tới đó, miễn họ bớt khổ là mình mừng, họ vui mình vui, như thế đủ rồi, không mong cầu chi hết. Như vậy nhân mình tạo ra là giúp người bớt khổ, được vui. Thấy người vui mình vui theo, đó là gieo nhân gặt quả liền. Nhân quả có ngay hiện đời, không trông đợi xa xôi. Cả ngày mình giúp người này vui, người nọ vui. Họ vui bao nhiêu mình vui bấy nhiêu. Rõ ràng tạo nhân liền có quả. Nếu chúng ta trông chờ đền đáp, nhiều khi người ta đáp không như mình mong muốn thì dễ bực bội, hờn trách. Chỉ cần thấy người ta hết khổ được vui, mình vui theo đó là quả tốt rồi.
Bởi vậy Bồ-tát giúp tất cả chúng sanh mà không chán. Vì chúng sanh hết khổ được vui thì Bồ-tát vui rồi, đâu có chờ đợi. Còn chúng ta giúp chúng sanh dễ chán lắm. Tại sao? Tại mình giúp ai thì muốn người ta biết ơn và đền ơn lại. Nếu họ không biết ơn đền ơn thì mình buồn, không muốn giúp nữa. Bồ-tát thấy chúng sanh đang đói, đưa miếng bánh mì cho họ ăn. Ăn xong họ cười là Bồ-tát vui rồi, khỏi cần nghĩ gì. Như vậy hai thái độ tạo nhân quả khác nhau, một cái mong có sự thù đáp, một cái không mong sự thù đáp dẫn tới hai kết quả khác nhau. Nhân quả không mong sự thù đáp là nhân quả của người biết đạo sâu xa. Tạo nhân quả như thế mới là lẽ chánh của người tu Phật.
Nhân quả cũng có hai cách chuyển biến: thứ nhất là chuyển biến do tác động bên ngoài, thứ hai là chuyển biến do nội tâm. Ví dụ như hồi xưa mình ở địa vị cao, có những người phụ giúp mình ở địa vị thấp. Bấy giờ ta không nghĩ tới cái khổ của người dưới, nên hiếp đáp làm họ khổ. Vì họ ở dưới nên mình làm khổ, họ không dám nói, không dám tỏ thái độ oán hờn, nhưng trong lòng ôm ấp một trăm phần trăm oán hờn. Tới lúc nào đó thay đổi, họ có địa vị cao hơn mình, bấy giờ họ sẽ khởi niệm trả thù mình. Nhưng rất may, khi đó mình thức tỉnh học đạo và biết tu. Nhờ thế mình hiểu được luật nhân quả nên vui vẻ đón nhận những quả khổ do mình đã tạo ra lúc trước, không than van oán hờn người ta. Đó là một cách chuyển nhân quả.
Quí vị Phật tử tụng kinh Bát-nhã “chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách” là thấy thân năm uẩn không thật, liền vượt qua tất cả khổ ách. Thân năm uẩn không thật thì lời khinh chê, chửi mắng cũng không thật. Hồi xưa mình khinh bỉ chửi mắng người ta một trăm phần trăm, bây giờ họ tìm tới trả thù, cũng khinh bỉ chửi mắng mình một trăm phần trăm. Nếu hiểu đạo, thấy thân năm uẩn không thật, khi bị chửi mắng mình thù giận hay cười? - Cười. Ngày xưa bị mình hành phạt họ khổ sở, bây giờ họ hành phạt mình cười không khổ, như vậy trả hay không trả? Trả hay không trả, không thể nói khẳng định được. Nếu không trả tại sao họ chửi mắng, hành phạt mình? Họ chửi mắng hành phạt mình là trả thù rồi. Đối với người kia họ thấy trả, nhưng đối với mình không thấy trả gì hết. Khi mê mình nói họ con bò, họ giận quá chừng. Bây giờ mình tỉnh, họ nói mình con bò, mình cười vì biết người ấy nói bậy. Như vậy là trả mà như không trả gì hết.
Người thế gian chịu mê hay chịu tỉnh? Chịu mê. Bởi vậy Phật nói chúng sanh đáng thương. Tất cả chúng ta đau khổ là vì mê lầm. Từ mê lầm cứ liên miên chịu khổ những chuyện không đáng giận, không đáng buồn, không đáng khổ. Nếu tỉnh nghe người ta nói những lời sai lời bậy mình cười thôi, có gì buồn có gì khổ.
Nhiều Phật tử nói, mình quấy họ chửi nhịn được, mình không quấy họ chửi làm sao nhịn. Tôi sẽ trả lời mình không từng quấy mà họ chửi, mình thương họ tại vì họ điên, không hiểu gì hết mới chửi như thế. Mình làm quấy người ta chửi, mình nhận để sửa. Mình không từng làm quấy, họ chửi mình thương họ. Như vậy có tu chưa? - Tu. Học đạo là học tỉnh giác, chớ đừng mê. Phật tử tuy học Phật mà gặp mấy cảnh trái nghịch chịu mê hơn chịu tỉnh. Đó là điều đáng thương.
Trường hợp thứ hai, nếu ngày xưa mình làm người ta khổ nhiều, lẽ ra bây giờ họ có cơ hội trả thù lại, nghĩa là làm khổ mình, nhưng trong thời gian khổ họ đến với đạo và biết tu, nhờ thế họ thấy nếu trả qua trả lại thì tất cả oán hờn cứ chồng chập không bao giờ hết, hiểu vậy rồi họ liền hỉ xả, bỏ hết. Hồi xưa mình làm họ khổ, bây giờ có đủ cơ hội nhưng họ vẫn không làm mình khổ, đó là do họ biết tu. Tâm của người nhận oán hờn biết tu thì quả cũng bớt cho người gây oán hờn.
Chúng ta biết tu thì ai thù oán, ta tha thứ hỉ xả. Ai tạo nhân khổ cho mình, ta không trả lại. Cũng như mình biết tu dù người khác muốn đến trả quả xấu, mình cũng vẫn an lành tự tại. Như vậy sự tu chuyển biến cả tâm hồn của người tạo quả và người trả quả, hai bên đều chuyển biến tốt. Ngược lại, nếu hai bên không biết tu thì trả đủ, hồi xưa vay một trăm phần trăm, ngày nay trả tới hai trăm, tại vì nó lớn theo thời gian, cũng như cho vay có lãi vậy. Như thế vay vay trả trả không cùng.
Cho nên Phật dạy tu là phải hiểu thấu đáo đạo lý để gỡ bỏ những oán hờn, đau khổ. Chúng ta được an vui, người khác mới an vui. Tu là đem lợi lạc lại cho bản thân và mọi người. Nếu không biết tu, chúng ta cứ gay cấn người này người kia, vay trả trả vay, kiếp kiếp đời đời sống trong oán hờn thù hận, không bao giờ hết khổ đau. Đó là ý nghĩa nhân quả.
Trường hợp khác, nhân quả có thể tiêu giảm mà không do nội tâm của người hoặc của ta. Như ngày xưa mình hung dữ, xử sự với một kẻ khác tàn nhẫn, bây giờ họ có thế lực muốn trả thù lại. Nhưng từ khi chúng ta thức tỉnh biết tu, làm lành, giúp người này người nọ, chung quanh ai cũng thương, cũng quí. Người kia tới trả thù, thì hàng xóm liền khuyên can vì thấy mình hiền tốt. Nhờ nhiều người khuyên can, kẻ kia giận mười cũng giảm còn năm bảy thôi. Đó cũng là nhân quả chuyển biến theo chiều giảm bớt. Nhờ tu quả khổ của chúng ta giảm, cho nên nhân quả luôn đổi thay, không cố định. Có khi đổi thay chiều thuận, có khi đổi thay chiều nghịch. Đứng về mặt nhân quả, chúng ta tin chắc nhân nào dù xấu mấy, nhưng nếu chúng ta cố gắng chuyển đổi nó cũng đổi thay đôi phần.
Như ngài Mục-kiền-liên bị người ta đánh cho tới chết, Ngài nhớ đời trước đã từng hại họ, bây giờ họ trả thù. Ngài chịu đòn để trả hết mối nợ cũ, được giải thoát sanh tử, lúc đó Ngài buồn giận hay vẫn thản nhiên? Vẫn thản nhiên, đau mà không tức, không buồn vì biết đây là chuyến chót trả cho rồi. Như vậy trả nợ đối với Ngài là chuyện vui, trả mà không khổ. Như Tổ Huệ Khả khi bị nhốt trong khám, Ngài nói còn chút nợ phải trả chuyến này cho rồi.
Quí Phật tử vay nợ của ai năm mười năm, tới bây giờ còn chút ít, nếu có tiền nên trả hay để thiếu nợ? Có tiền trả phứt cho rảnh tay. Cho nên đem tiền trả vui chớ không buồn giận. Vì vậy Tổ Sư Tử nói thân năm uẩn này không thật, sá gì cái đầu. Đối với các ngài nợ cứ trả, cười trả chớ không khổ như chúng ta. Càng học đạo quí Phật tử thấy càng vui. Bởi vì tất cả những gì đến, chúng ta thấy tường tận rồi cười, không buồn phiền.
Người chưa hiểu đạo khổ đủ thứ, người ta nói hơn mình một tiếng là chịu không nổi, bị lấn lướt một chút chịu không nổi, bị khinh một chút chịu cũng không nổi. Cái gì cũng chịu không nổi hết, riết cả lồng ngực chứa đầy oán hờn thành ra bệnh tim, gần chết khổ sở vô cùng. Bây giờ hiểu rồi chúng ta nhìn mọi thứ chỉ cười thôi. Quí vị thấy chúng ta giận ai chứa trong lòng, mỗi khi đang ngủ ngon giấc, giật mình thức dậy nhớ lại chuyện oán thù thì ngủ không được nữa. Cứ trằn trọc nhớ sao họ làm như vậy, lăn qua trở lại mất ngủ, rồi mất ăn, đó là nhân của bệnh. Hiểu rồi mình cười thôi, cái gì qua cho qua luôn, hơi đâu phiền giận. Như vậy chúng ta thản nhiên tự tại, sống trong cuộc đời rất vui. Tu là như vậy, chớ không phải qui y để được mạnh giỏi.
Nhiều Phật tử hiểu lầm tu là mọi tai nạn qua hết. Làm sao qua hết được! Tu là tu, còn chuyện hờn oán do mình gây ra từ trước, người ta vẫn hờn oán. Ngày xưa mình làm cho người đó khổ quá, họ giận mình. Bây giờ biết tu thì tâm mình an ổn thanh tịnh, nhưng người kia đâu có hết giận. Mai mốt gặp mình, họ xả ra một lần cho đã giận, nếu chúng ta biết tu thấy những việc ấy không có giá trị, chỉ đáng thương thôi thì mình không khổ. Như vậy mình sẵn sàng trả nợ, nhưng trả một cách nhẹ nhàng thảnh thơi.
Tôi thường nói cuộc đời này đã dành sẵn cho chúng ta rất nhiều điều bất như ý. Muốn được an ổn chúng ta phải khéo tu, chỉ khéo tu mới thoát khỏi những điều đau khổ khi gặp bất như ý, chớ đừng có cầu nguyện. Phật tử hay cầu nguyện quá, cầu nguyện cho con hết phiền não, cho tai qua nạn khỏi. Cầu nguyện như vậy có được không? Nhiều khi tôi xấu hổ vì chỗ này. Phật tử tin tưởng, ai cũng muốn gởi tên cho thầy cầu an, mà thầy bệnh phải đi bác sĩ, không tự làm an cho mình được. Thành ra tôi rất xấu hổ không đủ sức làm cho Phật tử an. Tôi chỉ dạy giáo lý cho Phật tử hiểu, rồi tự quí vị giải cho mình an, mình tỉnh, chớ cầu an chưa chắc được an. Chừng nào suốt ngày suốt tháng suốt năm tôi không bệnh, không bất như ý tôi mới dám cầu an cho Phật tử. Chớ quí thầy còn bệnh, còn gặp những việc bất như ý thì cầu cho quí Phật tử khó quá. Đó là lẽ thật, mà lẽ thật nói ra đôi khi mếch lòng một chút.
Cho nên tôi xin nhắc cho quí Phật tử nhớ, chúng ta đã tu là phải tỉnh giác, thấy được lẽ thật, thấy được chân lý. Hiểu được lẽ thật rồi, mọi khó khăn chúng ta giải quyết một cách hết sức dễ dàng. Ngày xưa người ta hay nói do oan trái mới làm vợ chồng, cha con, mẹ con, anh chị em… oan trái trong thù hận hay thương yêu. Những đứa con trái nghịch cha mẹ lại thương nhiều, còn mấy đứa hiếu thảo lại thương ít. Đó cũng là nhân quả, bởi vì thương mới trả hết nợ, còn ghét trả không hết. Cha mẹ phải thương những đứa con ngỗ nghịch, đuổi không đành để trả, trả chừng nào hết, không đuổi nó cũng đi. Còn những đứa con có hiếu là nợ cha mẹ, nên nó phải trả, nhiều khi cha mẹ không ngó ngàng tới nữa. Bởi vì nếu nó trả mà cha mẹ cứ săn sóc trở lại nhiều quá thì chừng nào hết nợ? Cho nên người nào trả mà cha mẹ không ngó ngàng nên mừng, như vậy mau hết nợ.
Hiểu thế, gặp hoàn cảnh nghịch làm chúng ta đau khổ mình cũng cười, nợ thì phải trả không oán trách ai hết. Người có tâm tu hành là đã có nhân lành, quí Phật tử biết đến chùa, nghe quí thầy giảng là điều hết sức tốt. Bởi có sẵn nhân lành nên ngày nay tìm tới chỗ lành. Như vậy từ đây về sau quí vị phải khéo tạo những trợ nhân tốt để duyên lành của mình mãi mãi liên tục không dứt. Có thế quí Phật tử mới sống cuộc đời an vui tự tại, được nhiều điều tốt đẹp. Cho nên khéo tu là điều hết sức hệ trọng, chúng ta cần phải thực hành triệt để, chớ không thể nói suông. Càng tu càng hết khổ, càng tu càng tăng trưởng niềm vui, tăng trưởng sự an lạc. Ai tu không được như vậy là tu chưa đúng với Phật pháp.
Để kết thúc, tôi nhắc quí Phật tử ráng tạo duyên tốt, làm tăng trưởng nhân lành của mình. Làm sao mỗi năm quí vị mỗi tỉnh giác sáng suốt, để trở thành người Phật tử chân chánh, sống cuộc đời an vui hạnh phúc, tự tại trong thế gian nhiều buồn khổ này.
HT Thích Thanh Từ
TVĐĐ - 11/16/2009
Hôm nay là buổi đầu tiên gặp tất cả quí vị, trước hết tôi chúc mừng Tăng Ni cũng như Phật tử được khỏe mạnh an vui, luôn luôn tinh tấn tu hành để làm sáng tỏ Phật pháp nơi xứ người, giữ được nền tảng đạo đức cho người Việt của chúng ta. Kế đến tôi sẽ giảng một thời pháp. Sau thời giảng có những nghi vấn gì quí Phật tử hỏi, chúng tôi theo khả năng của mình, trong phạm vi đạo lý sẽ trả lời cho quí Phật tử hiểu thêm Phật pháp, vững lòng tin tu hành không còn nghi ngờ nữa. Đề tài hôm nay là Giải nghi về nhân quả, chớ không phải giảng về nhân quả.
Một số người đặt câu hỏi thế này: “Người tu Phật có thể thay đổi được quả khổ của đời mình không?” Vì đa số Phật tử nghĩ mình tu thì bao nhiêu tội lỗi trước, những điều mình làm đau khổ cho người, đều do công đức tu hành mà tan biến hết. Nếu thay đổi được thì có trái với câu nhân nào quả nấy không? Trong kinh kể đức Phật tu hành đã thành Phật mà còn bị nạn kim thương, mã mạch, tức là vẫn thọ quả báo như thường. Nạn kim thương là chân Ngài bị mũi kiếm đâm lủng. Nạn mã mạch là Ngài phải ăn lúa ngựa hết ba tháng. Phật nói rõ lý do tại ngày xưa Ngài đã từng gieo nhân khổ cho người nên bây giờ tuy đã thành Phật nhưng cũng vẫn phải trả quả cũ. Đệ tử lớn của Ngài là Mục-kiền-liên nổi tiếng thần thông đệ nhất, khi già đi khất thực bị một số ngoại đạo vây đánh nhừ tử. Lúc bị đánh Ngài không dùng thần thông vì muốn trả hết nợ cũ, sau đó đau nặng rồi tịch luôn. Nếu các ngài tu chứng A-la-hán rồi, lẽ ra quả ngày xưa phải tiêu hết, tại sao vẫn phải trả?
Do đó các thầy Tỳ-kheo thắc mắc hỏi Phật về việc này. Phật giải thích do trước Ngài đã tạo nhân giết hại nên ngày nay phải bị quả như vậy. Qua những câu trả lời đó chúng ta nghĩ sao? Nhân đã tạo phải chịu quả với những người chưa chứng đạo thì được, nhưng với các vị đã chứng đạo thì có người thắc mắc.
Hoặc như trường hợp vua Kế-tân nghe lời ngoại đạo hại Tổ Sư Tử. Ông cầm cây gươm tới trước Tổ hỏi: “Ngài bảo thân năm uẩn đều không, vậy cho tôi cái đầu được không?” Ngài trả lời: “Thân năm uẩn đã không, sá gì cái đầu.” Thế là ông chặt đầu Tổ. Như vậy để nói rằng trước Ngài đã có ân oán với nhà vua trong nhiều đời, nên đến đời này Ngài phải trả. Tới Tổ Huệ Khả ở Trung Hoa, sau khi đắc đạo truyền bá một thời gian, Ngài gặp Tăng Xán truyền y bát rồi nói: “Ta còn một chút nợ phải trả.” Ngài đi tới xứ đó giảng đạo, có người tâu với tri phủ Ngài nói tà thuyết, gây rối loạn quần chúng, tri phủ liền bắt nhốt Ngài cho tới chết luôn.
Chúng ta thấy từ Phật là vị tu hành đã hoàn toàn viên mãn rồi, đến ngài Mục-kiền-liên đã chứng A-la-hán, tới các Tổ cũng phải trả oan khiên đời trước. Vậy nói tu hành có thể thay đổi được nhân quả, đúng không? Đa số nói không được, nếu đổi không được thì người ta đặt nghi vấn, như vậy tu hành để làm gì? Đó là những nghi vấn đối với lý nhân quả thật khó hiểu. Vì vậy hôm nay tôi phải giải những nghi vấn ấy để tất cả quí Phật tử hiểu rõ, không còn ngờ vực thì trên đường tu mới tiến, đạt được lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Trong đạo Phật nói nhân quả là nói tới sự chuyển biến luôn trôi chảy không dừng. Cho nên từ nhân đến quả có thể thay đổi tùy theo sự chuyển biến ấy. Hoặc thay đổi ở chiều này, hoặc thay đổi ở chiều nọ, chớ không cố định. Nếu ai nghĩ nhân nào quả nấy cố định thì không đúng lẽ thật, phải thấy rằng nhân quả tùy duyên, tùy điều kiện thuận nghịch, nó luôn luôn chuyển biến. Đã là chuyển biến tức nhiên phải đổi thay chớ không thế nào nguyên vẹn trước sau như một được, phải xác nhận nhân quả cho rõ.
Chúng tôi dùng một ví dụ để quí vị thấy dòng chuyển biến của nhân quả. Nhân là hạt hay cái ban đầu, quả là trái hay cái chót. Ví dụ như chúng ta đem gieo một hạt bắp xuống đất, từ hạt bắp đó nếu đủ đất, đủ nước, đủ ánh nắng, nó sẽ chuyển lần lần thành mầm bắp. Từ mầm bắp chuyển lần lần thành cây bắp con, từ cây bắp con chuyển lần lần thành cây bắp lớn. Từ cây bắp lớn dần dần thành trái. Như vậy một dòng chuyển biến từ một hạt nhỏ lần lần thành cây, rồi có quả có trái và cuối cùng rụi mất. Chúng ta thấy nó có dừng ở một chặng nào không? Từ nhân tới quả là một dòng chuyển biến không ngừng. Chúng ta có thể nói hạt bắp nhất định sẽ có trái bắp ăn không? Không hẳn. Có hạt bắp mà không xuống đất, không được nước, ánh nắng, được săn sóc thì nó không thành trái bắp. Có hạt bắp là có nhân, nhân đó có thể thành tựu được quả mà cũng có thể không thành tựu được quả.
Phật pháp có cái nhìn hết sức thật. Nhìn đời, nhìn đạo, nhìn tất cả hành động của chúng ta, đều là một dòng thay đổi từ nhân tới quả. Trong khi thay đổi, nó còn có những nhân phụ trợ là nhân thuận để giúp thành hình hoặc nhân nghịch làm cho tiêu tan. Như có hạt bắp gieo xuống đất rồi, nhưng phải là đất tốt, được nước tưới đều thì hạt bắp mới nảy mầm. Khi nảy mầm rồi chúng ta phải săn sóc, bón phân, xem chừng sâu rầy có phá hay không, ta tạo duyên tốt để cây bắp tăng trưởng đều mới đạt được kết quả tốt. Nếu chúng ta để hạt bắp xuống rồi bỏ luôn, không tưới nước, không bón phân, không chăm sóc kỹ lưỡng thì cây bắp sẽ khô khan rồi chết, chớ không thành trái bắp được. Như vậy có nhân chưa khẳng định được sẽ có quả, còn những điều kiện phụ trợ nữa. Phụ trợ thuận thì tăng trưởng có kết quả. Ngược lại phụ trợ nghịch thì tiêu mòn hư mất. Đó là điều hết sức tế nhị, nếu không hiểu quí vị sẽ dễ thối tâm trên đường tu.
Nhiều Phật tử tin gieo nhân nào được quả nấy, thấy ai nghèo đói ủng hộ giúp đỡ, sẵn sàng giúp đỡ những khó khổ của mọi người. Nhưng lâu lâu quí vị gặp một tai nạn xảy ra thì buồn trách “tôi làm lành, tại sao lại gặp quả xấu”. Điều này cần phải dè dặt, nếu gặp cảnh xấu không làm lành nữa, chúng ta sẽ thối Bồ-đề tâm thì không có cơ hội thành tựu giác ngộ giải thoát.
Ngày xưa tôi có viết một bài đăng báo Từ Quang, tên là “Nhân hoa quả cỏ”. Sở dĩ tôi viết bài này vì lúc tôi bị bệnh phổi phải lên Phương Bối am của thầy Nhất Hạnh ở để trị bệnh và dưỡng bệnh. Lên đó tôi thích trồng một ít hoa chung quanh thất, nên có vài Ni cô trên Đà Lạt tới thăm, mấy cô mua giùm một ít hột hoa xuống cho. Tôi xới một thửa đất theo đúng qui tắc của người làm vườn, rải hạt hoa xuống, mỗi ngày tưới đều đều. Tôi đinh ninh trong bụng chừng nửa tháng hạt hoa lên đầy hết. Đúng vậy, nửa tháng sau tôi thấy lấm tấm thật nhiều, tôi mừng quá. Tới chừng nó lên cao một chút nhìn lại toàn là cỏ không, chẳng có cây hoa nào. Tôi ngạc nhiên, đi quanh luống hoa xem xét kỹ lưỡng, mới phát hiện ra mấy con kiến đi thành lằn giống như đường xe chạy. Chúng lội tứ tung trong mấy luống hoa và ăn hết hạt hoa của tôi. Chừng đó tôi mới vỡ lẽ ra rằng mình ương hạt hoa, tưới tắm đều đặn nhưng quên chăm sóc ngừa kiến, cho nên kiến tha hạt hoa đi hết, chừa lại hạt cỏ thôi. Mình cứ tưới, rốt cuộc hoa đâu không thấy, chỉ thấy toàn là cỏ. Nhân đó tôi viết bài “Nhân hoa quả cỏ”. Đó là sự thật tôi đã chiêm nghiệm.
Sự thật đó đã làm cho tôi nghĩ ngợi nhiều. Ngày xưa đi giảng, Phật tử thắc mắc tại sao con làm lành mà cứ gặp tai nạn. Một Phật tử kể hai vợ chồng nọ có vài đứa con, làm ăn tương đối khá. Khi ông anh chồng vô, không biết tại sao hai ông bà chết hết, chỉ còn lại hai đứa con. Người thím dâu thấy thương đem về nuôi. Đó là nhân tốt. Bà nuôi lớn lên, cho đi học đàng hoàng, nhưng tới khi hai cháu ra trường, nó đối xử với bà rất lạnh nhạt. Bà buồn nên gặp chúng tôi, hỏi tại sao con làm tốt mà quả trả lại xấu. Tôi không trả lời được. Lúc ấy mới kêu mấy đứa nhỏ lại hỏi: “Sao thím tốt với tụi con mà tụi con lại xử sự như vậy?” Chúng trả lời thế này: “Buổi đầu thím thật tốt với chúng con, chúng con mang ơn lắm. Nhưng thưa Thầy, mỗi lần làm việc trong nhà, nặng là phần tụi con, còn nhẹ là phần mấy em. Khi đi coi hát thím cho em con mười ngàn, còn tụi con có năm ngàn.” Chúng kể ra đủ thứ chuyện đối xử không công bằng của người thím dâu. Tôi thấy nhân tốt ban đầu nếu chúng ta không khéo giữ gìn, nó sẽ mất. Đứa nhỏ biết nhưng khi còn yếu thế phải nương nhờ thì nó chịu, khi đủ khả năng tách ra rồi, nó lơ là vì cách đối xử của người thím không trọn vẹn thủy chung. Tốt ở ban đầu mà khoảng giữa không tốt, giống hệt như tôi trồng hoa vậy. Có lý do chớ không phải ngẫu nhiên.
Chúng ta thấy rằng, đối với nhân quả nếu chỉ nhìn sơ qua thì không bao giờ thấy tường tận. Như người thím nếu thấy kỹ hành động của mình chắc không trách cháu. Cũng như tôi không thấy kiến nên khi cỏ lên tôi ngạc nhiên. Nếu tôi thấy kiến bò vô, tôi sẽ không ngạc nhiên. Có nhân mà không khéo bảo vệ, gìn giữ, giúp nó tăng trưởng thì quả sẽ mất, không nhất định thành quả. Nhân chúng ta đã gieo rồi, từ đó nó là một dòng chuyển biến liên tục. Trong dòng chuyển biến liên tục ấy chia ra hai phần: một phần chuyển biến theo sự tăng trưởng, một phần chuyển biến theo sự hư hoại. Cái gì giúp cho nó chuyển biến để tăng trưởng, nhà Phật gọi là thuận nhân hay thuận duyên. Ví dụ như hạt bắp có đủ đất tốt, có nước, có nắng cũng như sự săn sóc sâu bọ v.v... đó là thuận nhân giúp nó tăng trưởng. Nếu thuận nhân đủ thì bảo đảm hạt bắp sẽ tiến triển thành cây bắp, cho ra quả bắp. Ngược lại, nó không có đủ các thuận nhân thì sẽ bị sâu bọ ăn hoặc thiếu nước, thiếu nắng… mà chết. Nên tuy có nhân hạt bắp mà quả bắp không bao giờ có.
Hiểu như vậy quí Phật tử phăng ra, sẽ tìm thấy được ý nghĩa của sự tu hành. Sự tu hành của chúng ta cũng là một dòng chuyển biến. Tại sao? Vì chúng ta tu là tu ba nghiệp của mình, tu ở thân, ở miệng, ở ý. Thân khẩu ý chúng ta luôn luôn khéo tu. Ví dụ Phật tử phát nguyện qui y Tam Bảo, gìn giữ năm giới, đó là gieo nhân tốt rồi. Nhưng từ khi qui y, quí vị cứ nghĩ mình đã qui y Tam Bảo, đã thành người hiền lành, không chịu tu sửa, đinh ninh rằng mình qui y rồi, nhất định Phật đón về Cực Lạc, đó là sai lầm.
Nhiều Phật tử nghĩ rằng qui y là cốt sống được mạnh khỏe an vui, chết được theo Phật. Nhưng trên thực tế, quí vị qui y rồi có mạnh khỏe luôn không, nhắm mắt được theo Phật không? Như vậy qui y chỉ là nhân thôi. Từ đó cho tới ngày trăm tuổi là một dòng chuyển biến. Phật tử qui y là nhân lành, từ đó về sau thân miệng ý luôn luôn nghĩ lành, làm lành, nói lành thì nhân lành mới tăng trưởng. Ngược lại chúng ta được nhân lành mà nói dữ, nghĩ xấu, làm ác, thì nhân lành đó không tồn tại. Như vậy đừng tự mãn mình qui y rồi là mọi việc tốt lành, được như ý. Đừng bao giờ nghĩ như vậy.
Chúng ta mới gieo nhân, còn phải tạo thuận duyên giúp đỡ cho nhân tăng trưởng. Đó là ý nghĩa của sự tu. Người cứ tự mãn qui y là xong việc thì chưa biết tu. Tôi nhắc thêm, nhiều vị có con hai ba tuổi, đem vô chùa qui y để nó mạnh giỏi. Qui y với ý niệm cho con mạnh giỏi, chớ không phải cho con tu. Do đó nên nhiều chùa có tập tục nuôi con nít. Thầy lên bàn Phật nhất là bàn thờ đức Quan Âm, để một miếng vải đỏ đội trên đầu, tụng chú thuật chi đó, kế thầy xé miếng vải nhỏ cột cho thằng bé. Như vậy bảo đảm nó mạnh giỏi. Thành thử ý nghĩa qui y để tu hành không còn nữa.
Chúng ta tu Phật, nên biết nhân quả là một giáo lý căn bản của đạo Phật, không thể nào hiểu lơ là hay sơ sài, mà phải hiểu cho tường tận mới khỏi những ngờ vực. Như Phật tử hồi trước làm điều xấu ác, bây giờ tu rồi có thể chuyển đổi được quả xấu do mình làm trước kia không? Tôi khẳng định rằng nếu chúng ta tu chân chánh có thể chuyển đổi được, còn hết hay không thì tùy, chớ có chuyển đổi. Tôi nói như vậy để quí vị hiểu rõ, không phải hồi xưa mình làm cho người khác khổ trăm phần, bây giờ tu suốt đời cũng bị trả quả khổ trăm phần như xưa. Như vậy tu làm gì? Cho nên nhất định phải có thay đổi nhưng thay đổi thế nào, đó là vấn đề khác.
Ở đây để tường tận hơn, chúng tôi chỉ cho quí vị thấy ý nghĩa nhân quả mà lâu nay chúng ta chỉ hiểu một chiều. Ví dụ có người làm được việc lành, cứ nghĩ mình làm lành cho ai đó, mai kia sẽ được quả lành trở lại. Nhưng nếu quả lành không đến, vị ấy đâm ra thối tâm. Như vậy là chưa hiểu hết lý nhân quả.
Trong nhà Phật nói nhân quả có hai trường hợp: một là tạo nhân tốt được quả tốt, hai là tạo nhân tốt nhưng không được quả tốt. Tại sao vậy? Ví dụ hồi xưa mình đã cư xử với người đó rất xấu, bây giờ thấy họ khó khăn mình giúp. Hồi xưa xấu trăm phần trăm, bây giờ giúp mới bốn năm chục phần trăm, mà nghĩ đã có ơn với người ta rồi. Khi thấy họ không thèm biết ơn, lúc đó mình tức tại sao giúp đỡ như vậy mà không biết ơn? Nhưng so với quá khứ mình xấu, cái tội cũ trả chưa đủ mà bây giờ đòi ơn, làm sao chấp nhận được? Cho nên tuy giúp mà người kia vẫn chưa thỏa mãn. Nếu hiểu được nhân quả chúng ta chỉ cười thôi, giận làm chi. Ngược lại có những người mình giúp họ một chút thôi, mà họ rất biết ơn, rất nhớ mình. Vì ta không nợ họ, nên giúp một chút họ cũng thấy mình tốt. Hiểu vậy, khi giúp ai ít mà người đó nhớ ơn, muốn tìm cách đền đáp lại, chúng ta biết mình với người đó chưa có nợ nần cũ. Còn người mình lo thôi là lo mà họ vẫn không thèm biết ơn, cũng không có gì trách, cười thôi. Hiểu được nhân quả như vậy quí Phật tử mới yên lòng tu. Nếu không nắm rõ lý nhân quả, chúng ta nhìn cuộc đời rất bực bội.
Phật tử nào tu hành khá, khi tạo nhân liền được hưởng quả. Như quí thầy quí cô hoặc Phật tử giúp ai, không nghĩ họ phải trả ơn mình. Thấy người khổ cứ giúp, khả năng tới đâu giúp tới đó, miễn họ bớt khổ là mình mừng, họ vui mình vui, như thế đủ rồi, không mong cầu chi hết. Như vậy nhân mình tạo ra là giúp người bớt khổ, được vui. Thấy người vui mình vui theo, đó là gieo nhân gặt quả liền. Nhân quả có ngay hiện đời, không trông đợi xa xôi. Cả ngày mình giúp người này vui, người nọ vui. Họ vui bao nhiêu mình vui bấy nhiêu. Rõ ràng tạo nhân liền có quả. Nếu chúng ta trông chờ đền đáp, nhiều khi người ta đáp không như mình mong muốn thì dễ bực bội, hờn trách. Chỉ cần thấy người ta hết khổ được vui, mình vui theo đó là quả tốt rồi.
Bởi vậy Bồ-tát giúp tất cả chúng sanh mà không chán. Vì chúng sanh hết khổ được vui thì Bồ-tát vui rồi, đâu có chờ đợi. Còn chúng ta giúp chúng sanh dễ chán lắm. Tại sao? Tại mình giúp ai thì muốn người ta biết ơn và đền ơn lại. Nếu họ không biết ơn đền ơn thì mình buồn, không muốn giúp nữa. Bồ-tát thấy chúng sanh đang đói, đưa miếng bánh mì cho họ ăn. Ăn xong họ cười là Bồ-tát vui rồi, khỏi cần nghĩ gì. Như vậy hai thái độ tạo nhân quả khác nhau, một cái mong có sự thù đáp, một cái không mong sự thù đáp dẫn tới hai kết quả khác nhau. Nhân quả không mong sự thù đáp là nhân quả của người biết đạo sâu xa. Tạo nhân quả như thế mới là lẽ chánh của người tu Phật.
Nhân quả cũng có hai cách chuyển biến: thứ nhất là chuyển biến do tác động bên ngoài, thứ hai là chuyển biến do nội tâm. Ví dụ như hồi xưa mình ở địa vị cao, có những người phụ giúp mình ở địa vị thấp. Bấy giờ ta không nghĩ tới cái khổ của người dưới, nên hiếp đáp làm họ khổ. Vì họ ở dưới nên mình làm khổ, họ không dám nói, không dám tỏ thái độ oán hờn, nhưng trong lòng ôm ấp một trăm phần trăm oán hờn. Tới lúc nào đó thay đổi, họ có địa vị cao hơn mình, bấy giờ họ sẽ khởi niệm trả thù mình. Nhưng rất may, khi đó mình thức tỉnh học đạo và biết tu. Nhờ thế mình hiểu được luật nhân quả nên vui vẻ đón nhận những quả khổ do mình đã tạo ra lúc trước, không than van oán hờn người ta. Đó là một cách chuyển nhân quả.
Quí vị Phật tử tụng kinh Bát-nhã “chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách” là thấy thân năm uẩn không thật, liền vượt qua tất cả khổ ách. Thân năm uẩn không thật thì lời khinh chê, chửi mắng cũng không thật. Hồi xưa mình khinh bỉ chửi mắng người ta một trăm phần trăm, bây giờ họ tìm tới trả thù, cũng khinh bỉ chửi mắng mình một trăm phần trăm. Nếu hiểu đạo, thấy thân năm uẩn không thật, khi bị chửi mắng mình thù giận hay cười? - Cười. Ngày xưa bị mình hành phạt họ khổ sở, bây giờ họ hành phạt mình cười không khổ, như vậy trả hay không trả? Trả hay không trả, không thể nói khẳng định được. Nếu không trả tại sao họ chửi mắng, hành phạt mình? Họ chửi mắng hành phạt mình là trả thù rồi. Đối với người kia họ thấy trả, nhưng đối với mình không thấy trả gì hết. Khi mê mình nói họ con bò, họ giận quá chừng. Bây giờ mình tỉnh, họ nói mình con bò, mình cười vì biết người ấy nói bậy. Như vậy là trả mà như không trả gì hết.
Người thế gian chịu mê hay chịu tỉnh? Chịu mê. Bởi vậy Phật nói chúng sanh đáng thương. Tất cả chúng ta đau khổ là vì mê lầm. Từ mê lầm cứ liên miên chịu khổ những chuyện không đáng giận, không đáng buồn, không đáng khổ. Nếu tỉnh nghe người ta nói những lời sai lời bậy mình cười thôi, có gì buồn có gì khổ.
Nhiều Phật tử nói, mình quấy họ chửi nhịn được, mình không quấy họ chửi làm sao nhịn. Tôi sẽ trả lời mình không từng quấy mà họ chửi, mình thương họ tại vì họ điên, không hiểu gì hết mới chửi như thế. Mình làm quấy người ta chửi, mình nhận để sửa. Mình không từng làm quấy, họ chửi mình thương họ. Như vậy có tu chưa? - Tu. Học đạo là học tỉnh giác, chớ đừng mê. Phật tử tuy học Phật mà gặp mấy cảnh trái nghịch chịu mê hơn chịu tỉnh. Đó là điều đáng thương.
Trường hợp thứ hai, nếu ngày xưa mình làm người ta khổ nhiều, lẽ ra bây giờ họ có cơ hội trả thù lại, nghĩa là làm khổ mình, nhưng trong thời gian khổ họ đến với đạo và biết tu, nhờ thế họ thấy nếu trả qua trả lại thì tất cả oán hờn cứ chồng chập không bao giờ hết, hiểu vậy rồi họ liền hỉ xả, bỏ hết. Hồi xưa mình làm họ khổ, bây giờ có đủ cơ hội nhưng họ vẫn không làm mình khổ, đó là do họ biết tu. Tâm của người nhận oán hờn biết tu thì quả cũng bớt cho người gây oán hờn.
Chúng ta biết tu thì ai thù oán, ta tha thứ hỉ xả. Ai tạo nhân khổ cho mình, ta không trả lại. Cũng như mình biết tu dù người khác muốn đến trả quả xấu, mình cũng vẫn an lành tự tại. Như vậy sự tu chuyển biến cả tâm hồn của người tạo quả và người trả quả, hai bên đều chuyển biến tốt. Ngược lại, nếu hai bên không biết tu thì trả đủ, hồi xưa vay một trăm phần trăm, ngày nay trả tới hai trăm, tại vì nó lớn theo thời gian, cũng như cho vay có lãi vậy. Như thế vay vay trả trả không cùng.
Cho nên Phật dạy tu là phải hiểu thấu đáo đạo lý để gỡ bỏ những oán hờn, đau khổ. Chúng ta được an vui, người khác mới an vui. Tu là đem lợi lạc lại cho bản thân và mọi người. Nếu không biết tu, chúng ta cứ gay cấn người này người kia, vay trả trả vay, kiếp kiếp đời đời sống trong oán hờn thù hận, không bao giờ hết khổ đau. Đó là ý nghĩa nhân quả.
Trường hợp khác, nhân quả có thể tiêu giảm mà không do nội tâm của người hoặc của ta. Như ngày xưa mình hung dữ, xử sự với một kẻ khác tàn nhẫn, bây giờ họ có thế lực muốn trả thù lại. Nhưng từ khi chúng ta thức tỉnh biết tu, làm lành, giúp người này người nọ, chung quanh ai cũng thương, cũng quí. Người kia tới trả thù, thì hàng xóm liền khuyên can vì thấy mình hiền tốt. Nhờ nhiều người khuyên can, kẻ kia giận mười cũng giảm còn năm bảy thôi. Đó cũng là nhân quả chuyển biến theo chiều giảm bớt. Nhờ tu quả khổ của chúng ta giảm, cho nên nhân quả luôn đổi thay, không cố định. Có khi đổi thay chiều thuận, có khi đổi thay chiều nghịch. Đứng về mặt nhân quả, chúng ta tin chắc nhân nào dù xấu mấy, nhưng nếu chúng ta cố gắng chuyển đổi nó cũng đổi thay đôi phần.
Như ngài Mục-kiền-liên bị người ta đánh cho tới chết, Ngài nhớ đời trước đã từng hại họ, bây giờ họ trả thù. Ngài chịu đòn để trả hết mối nợ cũ, được giải thoát sanh tử, lúc đó Ngài buồn giận hay vẫn thản nhiên? Vẫn thản nhiên, đau mà không tức, không buồn vì biết đây là chuyến chót trả cho rồi. Như vậy trả nợ đối với Ngài là chuyện vui, trả mà không khổ. Như Tổ Huệ Khả khi bị nhốt trong khám, Ngài nói còn chút nợ phải trả chuyến này cho rồi.
Quí Phật tử vay nợ của ai năm mười năm, tới bây giờ còn chút ít, nếu có tiền nên trả hay để thiếu nợ? Có tiền trả phứt cho rảnh tay. Cho nên đem tiền trả vui chớ không buồn giận. Vì vậy Tổ Sư Tử nói thân năm uẩn này không thật, sá gì cái đầu. Đối với các ngài nợ cứ trả, cười trả chớ không khổ như chúng ta. Càng học đạo quí Phật tử thấy càng vui. Bởi vì tất cả những gì đến, chúng ta thấy tường tận rồi cười, không buồn phiền.
Người chưa hiểu đạo khổ đủ thứ, người ta nói hơn mình một tiếng là chịu không nổi, bị lấn lướt một chút chịu không nổi, bị khinh một chút chịu cũng không nổi. Cái gì cũng chịu không nổi hết, riết cả lồng ngực chứa đầy oán hờn thành ra bệnh tim, gần chết khổ sở vô cùng. Bây giờ hiểu rồi chúng ta nhìn mọi thứ chỉ cười thôi. Quí vị thấy chúng ta giận ai chứa trong lòng, mỗi khi đang ngủ ngon giấc, giật mình thức dậy nhớ lại chuyện oán thù thì ngủ không được nữa. Cứ trằn trọc nhớ sao họ làm như vậy, lăn qua trở lại mất ngủ, rồi mất ăn, đó là nhân của bệnh. Hiểu rồi mình cười thôi, cái gì qua cho qua luôn, hơi đâu phiền giận. Như vậy chúng ta thản nhiên tự tại, sống trong cuộc đời rất vui. Tu là như vậy, chớ không phải qui y để được mạnh giỏi.
Nhiều Phật tử hiểu lầm tu là mọi tai nạn qua hết. Làm sao qua hết được! Tu là tu, còn chuyện hờn oán do mình gây ra từ trước, người ta vẫn hờn oán. Ngày xưa mình làm cho người đó khổ quá, họ giận mình. Bây giờ biết tu thì tâm mình an ổn thanh tịnh, nhưng người kia đâu có hết giận. Mai mốt gặp mình, họ xả ra một lần cho đã giận, nếu chúng ta biết tu thấy những việc ấy không có giá trị, chỉ đáng thương thôi thì mình không khổ. Như vậy mình sẵn sàng trả nợ, nhưng trả một cách nhẹ nhàng thảnh thơi.
Tôi thường nói cuộc đời này đã dành sẵn cho chúng ta rất nhiều điều bất như ý. Muốn được an ổn chúng ta phải khéo tu, chỉ khéo tu mới thoát khỏi những điều đau khổ khi gặp bất như ý, chớ đừng có cầu nguyện. Phật tử hay cầu nguyện quá, cầu nguyện cho con hết phiền não, cho tai qua nạn khỏi. Cầu nguyện như vậy có được không? Nhiều khi tôi xấu hổ vì chỗ này. Phật tử tin tưởng, ai cũng muốn gởi tên cho thầy cầu an, mà thầy bệnh phải đi bác sĩ, không tự làm an cho mình được. Thành ra tôi rất xấu hổ không đủ sức làm cho Phật tử an. Tôi chỉ dạy giáo lý cho Phật tử hiểu, rồi tự quí vị giải cho mình an, mình tỉnh, chớ cầu an chưa chắc được an. Chừng nào suốt ngày suốt tháng suốt năm tôi không bệnh, không bất như ý tôi mới dám cầu an cho Phật tử. Chớ quí thầy còn bệnh, còn gặp những việc bất như ý thì cầu cho quí Phật tử khó quá. Đó là lẽ thật, mà lẽ thật nói ra đôi khi mếch lòng một chút.
Cho nên tôi xin nhắc cho quí Phật tử nhớ, chúng ta đã tu là phải tỉnh giác, thấy được lẽ thật, thấy được chân lý. Hiểu được lẽ thật rồi, mọi khó khăn chúng ta giải quyết một cách hết sức dễ dàng. Ngày xưa người ta hay nói do oan trái mới làm vợ chồng, cha con, mẹ con, anh chị em… oan trái trong thù hận hay thương yêu. Những đứa con trái nghịch cha mẹ lại thương nhiều, còn mấy đứa hiếu thảo lại thương ít. Đó cũng là nhân quả, bởi vì thương mới trả hết nợ, còn ghét trả không hết. Cha mẹ phải thương những đứa con ngỗ nghịch, đuổi không đành để trả, trả chừng nào hết, không đuổi nó cũng đi. Còn những đứa con có hiếu là nợ cha mẹ, nên nó phải trả, nhiều khi cha mẹ không ngó ngàng tới nữa. Bởi vì nếu nó trả mà cha mẹ cứ săn sóc trở lại nhiều quá thì chừng nào hết nợ? Cho nên người nào trả mà cha mẹ không ngó ngàng nên mừng, như vậy mau hết nợ.
Hiểu thế, gặp hoàn cảnh nghịch làm chúng ta đau khổ mình cũng cười, nợ thì phải trả không oán trách ai hết. Người có tâm tu hành là đã có nhân lành, quí Phật tử biết đến chùa, nghe quí thầy giảng là điều hết sức tốt. Bởi có sẵn nhân lành nên ngày nay tìm tới chỗ lành. Như vậy từ đây về sau quí vị phải khéo tạo những trợ nhân tốt để duyên lành của mình mãi mãi liên tục không dứt. Có thế quí Phật tử mới sống cuộc đời an vui tự tại, được nhiều điều tốt đẹp. Cho nên khéo tu là điều hết sức hệ trọng, chúng ta cần phải thực hành triệt để, chớ không thể nói suông. Càng tu càng hết khổ, càng tu càng tăng trưởng niềm vui, tăng trưởng sự an lạc. Ai tu không được như vậy là tu chưa đúng với Phật pháp.
Để kết thúc, tôi nhắc quí Phật tử ráng tạo duyên tốt, làm tăng trưởng nhân lành của mình. Làm sao mỗi năm quí vị mỗi tỉnh giác sáng suốt, để trở thành người Phật tử chân chánh, sống cuộc đời an vui hạnh phúc, tự tại trong thế gian nhiều buồn khổ này.
HT Thích Thanh Từ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét