Một người bạn, anh Lê
Thí đã tặng tôi một cuốn sách của anh : “Người xưa đất
Quảng”, tập 1 (Nxb Đà Nẵng, 2011). Đi vào những mẩu chuyện về
những danh nhân đất Quảng do anh biên soạn, tôi như “ra ngõ gặp
cái đẹp” của kẻ sĩ ngày xưa. Người trí thức Nho học đất
Quảng nói riêng và cả nước nói chung sao mà
nhân cách, khí
tiết, yêu nước và vì dân đến thế. Khâm phục người xưa, tôi xin
mượn tài liệu trong sách của anh Lê Thí để viết bài bày tỏ
cảm nghĩ của mình. Tấm gương cao cả đầu tiên tôi muốn tỏ bày
cảm nghĩ là vị quan y sư Lương Trọng Hối – Một con người dân quyền – qua việc xử án và bài thơ của ông.
1. Ấn tượng của tôi về vị quan này là câu chuyện xử án của ông.
Truyện kể rằng, năm 1926, ở phủ Hàm Tân, Bình Thuận, có một vị tri phủ đã xử một vụ án khiến tiếng tăm nổi như cồn, được nhân dân nức lòng ngợi ca.
Nhà kia có hai anh em tranh nhau một đám ruộng do cha mẹ họ để lại. Không ai nhường nhịn ai, không ai muốn chịu thiệt, họ tranh chấp ngày càng nổ ra quyết liệt hơn. Cả hai đều đâm đơn kiện, nhờ quan tri phủ giải quyết. Anh muốn giành chiến thắng bằng mọi giá, em cũng không khác gì hơn. Mỗi người đều bí mật tìm đến và hối lộ quan phủ mong được xử thắng kiện. Để xử án, quan tri phủ đã gặp riêng từng người và đòi mỗi người một số tiền lớn. Số tiền quan đưa ra lớn hơn cả giá trị của đám ruộng và hứa sẽ xử cho họ thắng kiện. Vì lòng hiếu thắng, người nào cũng đều bằng lòng với giá mà quan phủ đưa ra.
Trong phiên xử, quan tri phủ đã chia mảnh ruộng làm hai, xử cho mỗi người được hưởng một nửa. Quan bảo : “Trong phiên tòa này, người thua là người không được tí gì cả. Nhưng hôm nay, cả hai anh em nhà anh đều thắng, vì ai cũng được ruộng”. Nói xong, quan phủ đem hai gói tiền mà hai anh em đã hối lộ trưng ra cho mọi người thấy rồi trả lại cho họ và bảo : “Chúng bay đã mù quáng, háo thắng đến độ quên cả thiệt hơn. Để được ruộng, bay đã quên giá trị của đám ruộng, quên tình nghĩa, quên đạo lí, quên lòng hiếu để với cha mẹ”.
Hai anh em ngớ người ra rồi ôm nhau khóc. Họ bái lạy quan phủ vì đã dạy cho họ một bài học đạo lí làm người sâu sắc, nhớ đời.
Ông quan Tri phủ ấy là Lương Trọng Hối, sinh năm 1888, tại làng Đồng Thành, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc xã Quế Châu, huyện Quế Sơn).
2. Trong chúng ta, ai cũng từng nghe chuyện Bao Công xử án, những kì án không dễ phá dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (Trung Hoa), nhưng ít người biết đến câu chuyện xử án của tri phủ Lương Trọng Hối. Nhất là đối với giới trẻ bây giờ, họ đã trả lịch sử trở về với lịch sử, thì mấy ai biết được. Tất nhiên, nói như thế không phải để trách các bạn trẻ, bởi ngay chính tôi cũng chưa biết hết cơ mà. Điều đáng trách là người lớn không giúp họ biết, và họ chỉ biết nói “không biết” chứ chưa biết nói “chưa biết”. Hoặc như Chế Lan Viên đã từng viết : “Những nơi chưa đi thì lòng sẽ đến – Khi trở về lòng ngậm những cành thơ”. Nhà thơ đã nói với các bạn trẻ hay cả chúng ta một điều, đó là chúng ta thiếu “lòng sẽ đến” đối với lịch sử.
Và như thế làm sao thấy được những tấm gương cao cả của tiền nhân để yêu thương, tự hào và để học hỏi và tu dưỡng bản thân.
Đừng nói gì đến những gương sáng vĩ đại, chỉ chăm chú nhìn tấm gương của tri phủ Lương Trọng Hối thôi, ta cũng rút ra nhiều điều bổ ích. Riêng tôi, qua câu chuyện trên tôi học được hai điều.
Trước hết là bài học đối với người trí thức : Người trí thức ngày nay, nói như nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện trong “Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại” là phải thấm nhuần đạo lý của Nho học nhưng biết tiếp thu tinh thần duy lý phương Tây có sự chọn lọc tạo nên sự hài hoà giữa hai tư tưởng. “Nhờ truyền thống ấy mà, dù có hấp thụ sâu sắc chủ nghĩa cá nhân tự do, tôi vẫn thấy mình nặng nợ với đất nước, với xóm làng, với phố phường, thấy mình có gốc, có rễ,…”.
Ở Lương Trọng Hối, qua cách xử án đã bộc lộ rõ sử kết hợp giữa đạo lí dân tộc, tư tưởng Nho học với tư tưởng phương Tây. Đó là chữ “nhân”, “thân dân” của Nho học kết hợp với “dân quyền”. “dân sinh” của Tây học. “Nhân” là tính người, khác thú vật. “Nhân” là tình người, nối kết người này với người khác. “Thân dân” là gần gũi, yêu thương nhân dân. “Dân quyền” là tôn trọng mọi quyền của nhân dân như quyền tự do, quyền dân chủ, quyền hạnh phúc, quyền sống,… Với tri phủ Hàm Tân, ông đã có sự kết hợp hai luồng tư tưởng Đông – Tây ấy nên ông đã biết “đạo lí” để “xử thế” vì con người, vì nhân như thế. Nếu nói theo Voltaire trong tác phẩm Zadic : luật pháp là để cứu người thì qua vụ án, Lương Trọng Hối đã thực sự cứu hai anh em nhà nọ khỏi “nồi da xáo thịt” hay “củi đậu nấu đậu”.
Sau nữa là bài học đối với con cái và hậu thế : Đạo làm con là phải biết chung tay gìn giữ ruộng vườn đất đai của cha mẹ để lại, vậy mà hai anh em nhà kia lại tranh giành nhau. Việc tranh giành đó đã phủ nhận tình anh em ruột thịt, chà đạp lên chữ “nhân” (tình người và tình người). Không những thế, anh em phải biết nhường nhịn, sẻ chia ấm lạnh, vui buồn trong cuộc sống với nhau. Đã là con người, đã là anh em thì phải biết quẳng đi tư tưởng hơn thua, biết gạt bỏ tính tự ái, sĩ diện hảo, tư tưởng cá nhân,… để sống đúng với đạo lí dân tộc, với nền nếp gia phong. Có như vậy mới thấu hiểu thế nào là “dân quyền”, là mỗi người phải tôn trọng các quyền của người khác, đó là quyền bình đẳng, quyền hạnh phúc.
3. Như thế, qua câu chuyện xử án, Lương Trọng Hối thực sự là một nhà “thân dân” và “dân quyền”. Cho nên, tôi hiểu vì sao những người lớn tuổi ở Quế Sơn vẫn còn nhớ bài thơ “Một gánh dân quyền” của Lương Trọng Hối sáng tác năm 1908, khi tham gia phong trào kháng thuế, bị bắt giam ở nhà lao Hội An, lúc mới 20 tuổi.
Sang trọng như ta có hội này,
Khi dinh quan tỉnh, lúc lầu Tây.
Giữa ngọ cơm xơi : buồng khép kín,
Sang dần lính chực : súng giăng dây.
Nghiêng vai chung đỡ trời Âu Việt,
Xỏ cẳng ngồi xem cuộc gió mây.
Nghĩ mình nhỏ nhỏ chưa chi mấy,
Một gánh dân quyền nắm lại đây.
HD, 23-12-2011
Truyện kể rằng, năm 1926, ở phủ Hàm Tân, Bình Thuận, có một vị tri phủ đã xử một vụ án khiến tiếng tăm nổi như cồn, được nhân dân nức lòng ngợi ca.
Nhà kia có hai anh em tranh nhau một đám ruộng do cha mẹ họ để lại. Không ai nhường nhịn ai, không ai muốn chịu thiệt, họ tranh chấp ngày càng nổ ra quyết liệt hơn. Cả hai đều đâm đơn kiện, nhờ quan tri phủ giải quyết. Anh muốn giành chiến thắng bằng mọi giá, em cũng không khác gì hơn. Mỗi người đều bí mật tìm đến và hối lộ quan phủ mong được xử thắng kiện. Để xử án, quan tri phủ đã gặp riêng từng người và đòi mỗi người một số tiền lớn. Số tiền quan đưa ra lớn hơn cả giá trị của đám ruộng và hứa sẽ xử cho họ thắng kiện. Vì lòng hiếu thắng, người nào cũng đều bằng lòng với giá mà quan phủ đưa ra.
Trong phiên xử, quan tri phủ đã chia mảnh ruộng làm hai, xử cho mỗi người được hưởng một nửa. Quan bảo : “Trong phiên tòa này, người thua là người không được tí gì cả. Nhưng hôm nay, cả hai anh em nhà anh đều thắng, vì ai cũng được ruộng”. Nói xong, quan phủ đem hai gói tiền mà hai anh em đã hối lộ trưng ra cho mọi người thấy rồi trả lại cho họ và bảo : “Chúng bay đã mù quáng, háo thắng đến độ quên cả thiệt hơn. Để được ruộng, bay đã quên giá trị của đám ruộng, quên tình nghĩa, quên đạo lí, quên lòng hiếu để với cha mẹ”.
Hai anh em ngớ người ra rồi ôm nhau khóc. Họ bái lạy quan phủ vì đã dạy cho họ một bài học đạo lí làm người sâu sắc, nhớ đời.
Ông quan Tri phủ ấy là Lương Trọng Hối, sinh năm 1888, tại làng Đồng Thành, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc xã Quế Châu, huyện Quế Sơn).
2. Trong chúng ta, ai cũng từng nghe chuyện Bao Công xử án, những kì án không dễ phá dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (Trung Hoa), nhưng ít người biết đến câu chuyện xử án của tri phủ Lương Trọng Hối. Nhất là đối với giới trẻ bây giờ, họ đã trả lịch sử trở về với lịch sử, thì mấy ai biết được. Tất nhiên, nói như thế không phải để trách các bạn trẻ, bởi ngay chính tôi cũng chưa biết hết cơ mà. Điều đáng trách là người lớn không giúp họ biết, và họ chỉ biết nói “không biết” chứ chưa biết nói “chưa biết”. Hoặc như Chế Lan Viên đã từng viết : “Những nơi chưa đi thì lòng sẽ đến – Khi trở về lòng ngậm những cành thơ”. Nhà thơ đã nói với các bạn trẻ hay cả chúng ta một điều, đó là chúng ta thiếu “lòng sẽ đến” đối với lịch sử.
Và như thế làm sao thấy được những tấm gương cao cả của tiền nhân để yêu thương, tự hào và để học hỏi và tu dưỡng bản thân.
Đừng nói gì đến những gương sáng vĩ đại, chỉ chăm chú nhìn tấm gương của tri phủ Lương Trọng Hối thôi, ta cũng rút ra nhiều điều bổ ích. Riêng tôi, qua câu chuyện trên tôi học được hai điều.
Trước hết là bài học đối với người trí thức : Người trí thức ngày nay, nói như nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện trong “Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại” là phải thấm nhuần đạo lý của Nho học nhưng biết tiếp thu tinh thần duy lý phương Tây có sự chọn lọc tạo nên sự hài hoà giữa hai tư tưởng. “Nhờ truyền thống ấy mà, dù có hấp thụ sâu sắc chủ nghĩa cá nhân tự do, tôi vẫn thấy mình nặng nợ với đất nước, với xóm làng, với phố phường, thấy mình có gốc, có rễ,…”.
Ở Lương Trọng Hối, qua cách xử án đã bộc lộ rõ sử kết hợp giữa đạo lí dân tộc, tư tưởng Nho học với tư tưởng phương Tây. Đó là chữ “nhân”, “thân dân” của Nho học kết hợp với “dân quyền”. “dân sinh” của Tây học. “Nhân” là tính người, khác thú vật. “Nhân” là tình người, nối kết người này với người khác. “Thân dân” là gần gũi, yêu thương nhân dân. “Dân quyền” là tôn trọng mọi quyền của nhân dân như quyền tự do, quyền dân chủ, quyền hạnh phúc, quyền sống,… Với tri phủ Hàm Tân, ông đã có sự kết hợp hai luồng tư tưởng Đông – Tây ấy nên ông đã biết “đạo lí” để “xử thế” vì con người, vì nhân như thế. Nếu nói theo Voltaire trong tác phẩm Zadic : luật pháp là để cứu người thì qua vụ án, Lương Trọng Hối đã thực sự cứu hai anh em nhà nọ khỏi “nồi da xáo thịt” hay “củi đậu nấu đậu”.
Sau nữa là bài học đối với con cái và hậu thế : Đạo làm con là phải biết chung tay gìn giữ ruộng vườn đất đai của cha mẹ để lại, vậy mà hai anh em nhà kia lại tranh giành nhau. Việc tranh giành đó đã phủ nhận tình anh em ruột thịt, chà đạp lên chữ “nhân” (tình người và tình người). Không những thế, anh em phải biết nhường nhịn, sẻ chia ấm lạnh, vui buồn trong cuộc sống với nhau. Đã là con người, đã là anh em thì phải biết quẳng đi tư tưởng hơn thua, biết gạt bỏ tính tự ái, sĩ diện hảo, tư tưởng cá nhân,… để sống đúng với đạo lí dân tộc, với nền nếp gia phong. Có như vậy mới thấu hiểu thế nào là “dân quyền”, là mỗi người phải tôn trọng các quyền của người khác, đó là quyền bình đẳng, quyền hạnh phúc.
3. Như thế, qua câu chuyện xử án, Lương Trọng Hối thực sự là một nhà “thân dân” và “dân quyền”. Cho nên, tôi hiểu vì sao những người lớn tuổi ở Quế Sơn vẫn còn nhớ bài thơ “Một gánh dân quyền” của Lương Trọng Hối sáng tác năm 1908, khi tham gia phong trào kháng thuế, bị bắt giam ở nhà lao Hội An, lúc mới 20 tuổi.
Sang trọng như ta có hội này,
Khi dinh quan tỉnh, lúc lầu Tây.
Giữa ngọ cơm xơi : buồng khép kín,
Sang dần lính chực : súng giăng dây.
Nghiêng vai chung đỡ trời Âu Việt,
Xỏ cẳng ngồi xem cuộc gió mây.
Nghĩ mình nhỏ nhỏ chưa chi mấy,
Một gánh dân quyền nắm lại đây.
HD, 23-12-2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét