1. Vào đời Trần, quan được xem như là cha mẹ của dân. Quan chức
phải yêu thương dân, chăm lo bảo bọc dân như những người làm cha
làm me. Rồi đến đời Lê, Nguyễn Trãi đã chăm lo hạnh phúc cho
dân trên cơ sở nhân nghĩa : “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân
điếu phạt trước lo trừ bạo”. “Yên dân” và “trừ bạo” là cốt
tủy của tư tưởng nhân nghĩa của Ức Trai. “Yên dân” là làm cho
dân sống an vui, sống không lo lắng, lo sợ, sống yên ổn, yên
lòng; “trừ bạo” là trừ giặc
ngoại xâm, nội xâm, trừ khử cái
xấu, cái ác, cái giả dối đang lộng hành, làm hại đến sự “yên
dân”. Mà ở đời, dân có an, nước mới bình, dân có giàu nước
có mạnh. Và Nguyễn Trãi còn khẳng định : “Chăn dân mựa nữa
mất lòng dân”. Chăm lo cho dân đừng để dân giận, hận, hay mất
lòng tin.
2. Người xưa đã tạo dựng truyền thống tốt đẹp như vậy, vậy
mà trong những ngày tháng gần đây, trên các phương tiện thông tin
đại chúng lại rộ lên một số quan chức xa rời tư tưởng có
tính chất truyền thống đó của dân tộc. Có ông quan đàn đúm
nhậu nhẹt có cả gái nữa để rồi tắm sống làm chết đuối một
phụ nữ đã có chồng vì bạn mà đến nhậu cùng các quân. Có
quan in chức tước của mình lên thiệp cưới của con nhằm tạo uy
quyền, hầu móc hầu bao người khác. Có quan đầu nậu một cơ
quan, thông báo đi phúng điếu mẹ một ông quan khác qua đời, đến
tất cả nhân viên của mình như là mệnh lệnh bắt buộc. Có quan
tư vấn luật cho vợ người khác ở nhà nghỉ nhưng lại nằm ôm nhau
trên võng. Và mới đây là hai quan đánh cờ tướng ăn tiền.
3. Đó là tin đăng trên Vnexpress. Net : “Tối 23/12, Phòng Cảnh sát
điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Sóc Trăng đã tạm giữ
hình sự Nguyễn Thanh Lèo (Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải) và ông
Trần Văn Tân (Giám đốc Trung tâm Đào tạo lái xe loại 3) để điều tra về
hành vi đánh bạc”.
Hai quan chức ngành Giao thông Vận tải nói trên đã đến quán bi
da Thy Tài để chơi cờ tướng ăn tiền, có ván ăn thua đến 5 tỷ.
Ông quan L đã thua ông quan T đã 22 tỷ, nhưng mới tả được 5 tỷ.
Số tiền còn lại cứ khất hẹn mãi, đến nỗi “Nhiều lần bị đòi nợ
nhưng không thể xoay xở, ông này bị một tay “xã hội đen” đến nhà xiết
nợ, dọa giết chết cả nhà. Vì cùng đường nên ông phải tố cáo với công an.
Tối 22/12, ông Lèo hẹn ông Tân đến quán cà phê, bi da máy lạnh Thy Tài 2
(đường Phú Lợi, phường 2, TP Sóc Trăng) để “đại chiến” một trận, mong
gỡ được nợ đồng thời điện báo với cơ quan điều tra. Sau vài chục phút
sát phạt, hơn chục trinh sát ập vào bắt quả tang hai quan chức.”
4. Qua sự việc, có lẽ không bàn đến những gì thuộc phạm vi
pháp luật, chỉ bàn đến vấn đề nhân cách của quan thôi.
Với ông quan T, đường đường một quan chức giàu có sao lại có
thể hành xử kiểu giang hồ với quan chức cùng ngành như thế.
Phải chăng đây là một lối hành xử đã trở thành “phong cách”,
thành quan điểm của quan. Mà đã hành xử với cánh hẩu với nhau
như thế, thì còn xem dân ra gì nữa. Chắc chắc, ông ta cũng sẽ
dùng côn đồ, “mượn dao giết người” với dân như thế mà thôi.
Một ông quan mà không có tình người, tính người thì có xứng
đáng là “phụ mẫu chi dân” không ?
Với quan chức L, đường đường là một Phó Giám đốc Sở Giao
thông Vận tải tỉnh Sóc Trăng, vậy mà chẳng có lấy một chữ
“tín”. Đã nợ thì phải trả, sao lại sử dụng chiêu “phủi nợ”
hèn hạ như thế. Không chỉ “bất tín”, ông ta còn là một con
người bất trí, bởi con người có trí không ai dùng đến hạ sách
của tiểu nhân cả. Sao lại mời đánh cờ rồi lại trình báo cơ
quan công an. Có thể bao biện rằng ông ta sợ “nguy hại đến cả
gia đình”. Nhưng như thế, không những ông ta không bảo vệ được gia
đình mà còn bôi nhọ gia đình, bởi ông ta đã tự làm nhịc
chính bản thân mình. Pháp luật làm sao ngó lwo cho ông ta được,
dư luận cũng không thể ủng hộ ông ta, nhân dân làm sao yên lòng
vì có một “bậc cha mẹ” như thế. Ông ta không tự cứu mình, cũng
không chăm lo được gia đình khi ông tư “tự lộn trái” nhân cách
xấu xa mà bấy lâu ông ta che đậy khá kĩ.
5. Xét cho cùng, quan chức có người này người khác, nhưng với
những hiện tượng xẩy ra gần đây là một chỉ dấu không tốt. Quan
chức dù học tại bổ túc, tại chức hay gì gì đi nữa, tại sao
lại không hiểu được đạo lí sống của dân tộc, của cha ông xưa.
Quan chức như vậy làm sao xứng đáng với danh xưng “phụ mẫu chi
dân”, có lẽ họ chỉ là “Phẫu mụ chân di” thôi. Nghĩ như vậy bèn
có thơ rằng :
Ngoài là phụ mẫu chi dân
Nhưng bên trong chẳng ra răng cả hè !
HD, 25-12-2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét