Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
A. Khái niệm nhân vật
I. Đối tượng: gồm ba đối tượng:
1. Con người
2. Con vật
3. Đồ vật và tạo vật thiên nhiên.
II. Các bình diện
Nhân vật được miêu tả theo các bình diện:
1. Ngoại hình
- Diện mạo;
- Thân hình;
- Trang phục.
2. Tính cách
- Nội tâm:
+ Đời sống lí trí;
+ Đời sống tình cảm.
- Ngôn ngữ
- Hành động
3. Số phận
- Lai lịch nhân vật;
- Các chặng đời;
- Các bước ngoặt cuộc đời.
Lưu ý: Cần phân biệt bước ngoặt của truyện với bước ngoặt của cuộc đời nhân vật.
III. Hệ thống nhân vật
1. Căn cứ vào vai truyện:
- Nhân vật chính;
- Nhân vật phụ.
2. Căn cứ vào thái độ của nhà văn:
- Nhân vật chính diện;
- Nhân vật phản diện.
IV. Vai trò:
1. Nhân vật mang thông điệp thẩm mĩ của nhà văn.
2. Nhân vật là phương tiện giúp nhà văn phản ánh hiện thực.
3. Nhân vật quyết định tính chân thực, sinh động, bầu không khí của tác phẩm.
B. Một số phương pháp phân tích nhân vật tự sự.
I. Phân tích nội dung hình tượng nhân vật tự sự.
1. Khái quát vẻ đẹp nhân vật bằng một số phẩm chất đặc biệt nổi bật
Ví dụ: Phân tích nội dung hình tượng nhân vật Huấn Cao.
Nhân vật Huấn Cao có ba phảm chất:
a. Một đấng tài hoa: Chữ viết thể hiện tính cách, khí phách, khát vọng tung hoành của ông.
b. Một người có thiên lương:
- Giải thích huyền bí: Thiên lương là ngôi sao tượng trưng cho người đứng đắn, con người có suy nghĩ lương thiện, thiện tâm, thiện chí, thiện cảm; con người có tâm hồn thuần khiết.
- Giải thích của Tản Đà: Thiên lương là người có lương tâm (tình cảm tốt), có lương tri (ý nghĩ tốt), có lương năng (có hành động tốt).
c. Một người đầy khí phách.
- Trước khi vào tù: lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, chọc trời khuấy nước;
- Khi vào tù: không sợ quan coi tù, không sợ quyền uy, thể hiện tính cách bất khuất.
2. Đặt nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác
Ví dụ: Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Quan hệ với mẹ: một người con hiếu thảo, một người con gái đảm đang.
- Quan hệ với An: một người chị thương em.
- Quan hệ với cụ Thi, trẻ con quanh chợ, chị Tí,… Một con người giàu lòng trắc ẩn, yêu thương những người khác,…
3. Phân tích cấu trúc nội tại của hình tượng nhân vật
Đây là phân tích sự vận động trong tính cách, số phận của nhân vật. Sự vận động này do sự tương tác của các ý thức bên trong con người tạo nên sự thay đổi biến động của tâm hồn. Muốn vậy, phải phân lập thế giới tinh thần của nhâ vật thành những cặp đối cực, rồi xem xét những cặp đối cực ấy tương tác, chuyển hóa sang nhau như thế nào.
Ví dụ: Nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
- Xét về phẩm chất:
+Xinh đẹp Sắc
+ Giỏi giang Tài
+ Nết na Đức hạnh
- Xét cấu trúc phân lập:
+ Một cô gái cam chịu, nhẫn nhục đến mức bạc nhược nhưng cứng cỏi, mạnh mẽ đến bướng bỉnh.
+ Một cô gái ham sống mãnh liệt nhưng chỉ muốn chết, khi không muốn chết lại cán sống.
Qua hai sự phân lập này cho thấy trong Mị có hai ý thức tranh chấp nhau: Khát vọng sống – một cuộc sống hạnh phúc với đầu hàng số phận. Và qua đấy thể hiện sự tương tác của hai ý thức này diễn ra qua bốn mốc chính:
* Mị từ chối hôn nhân
* Mị toan tự tử
* Mị thèm đi chơi hội
* Mị cứu A Phủ
Ví dụ: Nhân vật Hộ trong Đời thừa của Nam Cao
- Hộ có hai bi kịch
+ Bi kịch của một nhà văn: Sự sáng tạo nghệ thuật làm nên nghệ sĩ.
+ Bi kịch của một con người: Tình thương làm nên một con người.
- Sự phân lập tinh thần của Hộ: Khát vọng – bổn phận
Ví dụ: Vợ nhặt của Kim Lân.
- Người vợ nhặt: bản năng ham sống – ý thức tự trọng
- Tràng:
+ Khao khát hạnh phúc – lo sợ cái chết
+ Lòng vị kỉ - lòng vị tha.
II. Phân tích khắc họa hình tượng nhân vật
“Mỗi nhà văn khi xây dựng nhân vật thường có những thuật riêng. Muốn hiểu được nhân vật đó thì phải phát hiện ra cái thuật ấy” (Nguyên Ngọc)
Ví dụ1: Hình tượng nhân vật Chí Phèo
Nhân vật Chí Phèo được khắc họa bằng hai thuật riêng của Nam Cao.
1. Ngôn ngữ nhân vật và hành vi nhân vật. Nghệ thuật khắc họa này tạo thành hai lớp: lớp bên ngoài và lớp bên trong – thằng say và cái đầu tỉnh nhất trong làng Vũ Đại.
2. Hai mốc chính:
- Chí Phèo đến nhà Bá Kiến ăn vạ. Đây là đến gieo vạ chứ không phải ăn vạ một cách dễ dãi. Chí đập chai vào tường. Lí Cường cho là ăn vạ, nhưng Bá Kiến tinh khôn hơn, thấy được sự sâu xa trong hành động của nhân vật Chí Phèo.
Câu nói của Chí Phèo: “tao mà chết thì có thằng rũ tù”. Chí đến để làm cho Bá Kiến sạt nghiệp, gieo vạ, trả thù theo cách của một thằng lưu manh, một thằng du côn. Nhưng cuối cùng ý định này tiêu tan vì sự cao tay ấn của cụ Bá. Bá Kiến đổi giọng ngon ngọt, hàng loạt viên dạn bọc đường bắn ra làm cho Chí Phèo gục ngã. Thủ đoạn của Bá Kiến là xử nhũn với thằng đầu bò như thượng khách như họ hàng, như một con người chân chính.
Ngôn ngữ của Chí Phèo bên ngoài như là mù quáng nhưng bên trong rất tỉnh táo.
- Chí Phèo đòi đi tù: thực chất là đòi nhà và đất. Chí đã nói với bà bán rượu: “Lão Bá còn nợ tao…”. Đấy là tiếng nói của tiềm thức, Chí đinh ninh Bá Kiến còn nợ Chí, một món nợ máu, một món nợ đời.
Chí Phèo nghĩ tới những điều kiện sống: Có nhà ở và có việc làm.
Bá Kiến đã tước đoạt một cách khôn ngoan của Chí hai thứ ấy. Chí phải đòi lại cho được món nợ ấy. Chí còn có thể làm việc dó bằng hành động cua một thằng đàu gấu: kiếm chuyện, gây áp lực với Bá Kiến. “Bẩm cụ…”. Bề ngoài thì xin đi ở tù vì vào tù sẽ không lo nhà không lo cái ăn. Chí sẽ gây án để được vào tù. “Con đâm chết dăm ba thằng”. Bề ngoài là cuộc nói chuyện của Bá Kiến với Chí Phèo, nhưng bên trong là cuộc đối đầu của hai ý thức. Chí muốn nói với lão Bá: thứ nhất, Bá Kiến là người đã đẩy Chí Phèo vào tù; thứ hai, Chí Phèo sẽ giết chết Bá Kiến trước. Như vậy, Chí Phèo tỉnh chứ không say.
- Chí đâm chết Bá Kiến:
+ Bề ngoài: đòi lương thiện
+ Bên trong tả thù Bá Kiến.
+ Chí Phèo thất tình, uống rượu, càng uống càng tỉnh, buồn, tuyệt vọng, xách dao đến nhà Bá Kiến.
+ Chí Phèo đến nhà Bá Kiến khi đã mất một người đàn bà. Bá Kiến gặp Chí cũng trong cái nguy cơ mất một người dàn bà. Hai người đàn bà này có vai trò khác nhau.
* Lần này, Bá Kiến đã rất ngu xuẩn khi đã đối xử với Chí như một thằng say, trong khi đó lúc này Chí rất tỉnh. Tiềm thức tỉnh táo dẫn đường cho Chí và giúp Chí phát ngôn rất tỉnh táo, rất dõng dạt được hoàng mà cũng rất đớn đau, tuyệt vọng.
* Câu nói của Bá Kiến đã xúc phạm Chí Phèo. Chí uất phẫn.
* Bá Kiến ném năm hào: Chí càng bị xúc phạm trầm trọng.
* Khi Chí nói câu tỉnh nhất của đời mình: “Tao đến đây để đòi lương thiện” thì Bá Kiến lại nghĩ đó câu nói say nhất của Chí.
* Bá Kiến lại xúc phạm Chí một lần nữa: “Tưởng gì…”. Bá Kiến nghĩ Chí chẳng lương thiện được nữa, cho nên nói bằng giọng khinh bỉ, vô can.
Ví dụ2: Hình tượng nhân vật Liên và An.
Đây là hai nhân vật tâm trạng có thế giới tâm hồn phong phú. Do đó, nhà văn sử dụng bút pháp tâm lí trực tiếp với Liên: Nhập thẳng vào bên trong tâm tư, tình cảm của nhân vật; sử dụng bút pháp tâm lí gian tiếp với An. Đó là thủ pháp ngoại hiện, dùng cái bên ngoài để diễn tả cái bên trong. Thạch Lam dùng ngon ngữ để biểu hiện tâm lí của An. Người đầu tiên phát hiện ra bóng tối là An. An cũng là người đầu tiên nhận ra thế giới đồ vật tàn tạ: chõng gãy, quả tráp tróc sơn, bát sứt, đàn còm cõi, chiếu rách, chậu rùm ró, đèn tù mù, … Khi nghe chị nói đoàn tàu đêm đi qua, An:
- Nhỏm dậy ngay,
- dụi mắt
- nìn đoàn tàu
- nắm tay Liên chạy theo đoàn tàu
Như vậy với Liên và An, nhìn đoàn tàu là trò vui duy nhất. An là người nhận ra đoàn tàu không đông. An thèm sự đông vui, thèm cái cảm giác khuấy động.
C. Kết luận
1. Phân tích tính cách số phận, mối quan hệ của nhân vật.
2. Phân tích nội dung hình tượng và hình thức xây dựng hình tượng.
Nhân vật được miêu tả theo các bình diện:
1. Ngoại hình
- Diện mạo;
- Thân hình;
- Trang phục.
2. Tính cách
- Nội tâm:
+ Đời sống lí trí;
+ Đời sống tình cảm.
- Ngôn ngữ
- Hành động
3. Số phận
- Lai lịch nhân vật;
- Các chặng đời;
- Các bước ngoặt cuộc đời.
Lưu ý: Cần phân biệt bước ngoặt của truyện với bước ngoặt của cuộc đời nhân vật.
III. Hệ thống nhân vật
1. Căn cứ vào vai truyện:
- Nhân vật chính;
- Nhân vật phụ.
2. Căn cứ vào thái độ của nhà văn:
- Nhân vật chính diện;
- Nhân vật phản diện.
IV. Vai trò:
1. Nhân vật mang thông điệp thẩm mĩ của nhà văn.
2. Nhân vật là phương tiện giúp nhà văn phản ánh hiện thực.
3. Nhân vật quyết định tính chân thực, sinh động, bầu không khí của tác phẩm.
B. Một số phương pháp phân tích nhân vật tự sự.
I. Phân tích nội dung hình tượng nhân vật tự sự.
1. Khái quát vẻ đẹp nhân vật bằng một số phẩm chất đặc biệt nổi bật
Ví dụ: Phân tích nội dung hình tượng nhân vật Huấn Cao.
Nhân vật Huấn Cao có ba phảm chất:
a. Một đấng tài hoa: Chữ viết thể hiện tính cách, khí phách, khát vọng tung hoành của ông.
b. Một người có thiên lương:
- Giải thích huyền bí: Thiên lương là ngôi sao tượng trưng cho người đứng đắn, con người có suy nghĩ lương thiện, thiện tâm, thiện chí, thiện cảm; con người có tâm hồn thuần khiết.
- Giải thích của Tản Đà: Thiên lương là người có lương tâm (tình cảm tốt), có lương tri (ý nghĩ tốt), có lương năng (có hành động tốt).
c. Một người đầy khí phách.
- Trước khi vào tù: lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, chọc trời khuấy nước;
- Khi vào tù: không sợ quan coi tù, không sợ quyền uy, thể hiện tính cách bất khuất.
2. Đặt nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác
Ví dụ: Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Quan hệ với mẹ: một người con hiếu thảo, một người con gái đảm đang.
- Quan hệ với An: một người chị thương em.
- Quan hệ với cụ Thi, trẻ con quanh chợ, chị Tí,… Một con người giàu lòng trắc ẩn, yêu thương những người khác,…
3. Phân tích cấu trúc nội tại của hình tượng nhân vật
Đây là phân tích sự vận động trong tính cách, số phận của nhân vật. Sự vận động này do sự tương tác của các ý thức bên trong con người tạo nên sự thay đổi biến động của tâm hồn. Muốn vậy, phải phân lập thế giới tinh thần của nhâ vật thành những cặp đối cực, rồi xem xét những cặp đối cực ấy tương tác, chuyển hóa sang nhau như thế nào.
Ví dụ: Nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
- Xét về phẩm chất:
+Xinh đẹp Sắc
+ Giỏi giang Tài
+ Nết na Đức hạnh
- Xét cấu trúc phân lập:
+ Một cô gái cam chịu, nhẫn nhục đến mức bạc nhược nhưng cứng cỏi, mạnh mẽ đến bướng bỉnh.
+ Một cô gái ham sống mãnh liệt nhưng chỉ muốn chết, khi không muốn chết lại cán sống.
Qua hai sự phân lập này cho thấy trong Mị có hai ý thức tranh chấp nhau: Khát vọng sống – một cuộc sống hạnh phúc với đầu hàng số phận. Và qua đấy thể hiện sự tương tác của hai ý thức này diễn ra qua bốn mốc chính:
* Mị từ chối hôn nhân
* Mị toan tự tử
* Mị thèm đi chơi hội
* Mị cứu A Phủ
Ví dụ: Nhân vật Hộ trong Đời thừa của Nam Cao
- Hộ có hai bi kịch
+ Bi kịch của một nhà văn: Sự sáng tạo nghệ thuật làm nên nghệ sĩ.
+ Bi kịch của một con người: Tình thương làm nên một con người.
- Sự phân lập tinh thần của Hộ: Khát vọng – bổn phận
Ví dụ: Vợ nhặt của Kim Lân.
- Người vợ nhặt: bản năng ham sống – ý thức tự trọng
- Tràng:
+ Khao khát hạnh phúc – lo sợ cái chết
+ Lòng vị kỉ - lòng vị tha.
II. Phân tích khắc họa hình tượng nhân vật
“Mỗi nhà văn khi xây dựng nhân vật thường có những thuật riêng. Muốn hiểu được nhân vật đó thì phải phát hiện ra cái thuật ấy” (Nguyên Ngọc)
Ví dụ1: Hình tượng nhân vật Chí Phèo
Nhân vật Chí Phèo được khắc họa bằng hai thuật riêng của Nam Cao.
1. Ngôn ngữ nhân vật và hành vi nhân vật. Nghệ thuật khắc họa này tạo thành hai lớp: lớp bên ngoài và lớp bên trong – thằng say và cái đầu tỉnh nhất trong làng Vũ Đại.
2. Hai mốc chính:
- Chí Phèo đến nhà Bá Kiến ăn vạ. Đây là đến gieo vạ chứ không phải ăn vạ một cách dễ dãi. Chí đập chai vào tường. Lí Cường cho là ăn vạ, nhưng Bá Kiến tinh khôn hơn, thấy được sự sâu xa trong hành động của nhân vật Chí Phèo.
Câu nói của Chí Phèo: “tao mà chết thì có thằng rũ tù”. Chí đến để làm cho Bá Kiến sạt nghiệp, gieo vạ, trả thù theo cách của một thằng lưu manh, một thằng du côn. Nhưng cuối cùng ý định này tiêu tan vì sự cao tay ấn của cụ Bá. Bá Kiến đổi giọng ngon ngọt, hàng loạt viên dạn bọc đường bắn ra làm cho Chí Phèo gục ngã. Thủ đoạn của Bá Kiến là xử nhũn với thằng đầu bò như thượng khách như họ hàng, như một con người chân chính.
Ngôn ngữ của Chí Phèo bên ngoài như là mù quáng nhưng bên trong rất tỉnh táo.
- Chí Phèo đòi đi tù: thực chất là đòi nhà và đất. Chí đã nói với bà bán rượu: “Lão Bá còn nợ tao…”. Đấy là tiếng nói của tiềm thức, Chí đinh ninh Bá Kiến còn nợ Chí, một món nợ máu, một món nợ đời.
Chí Phèo nghĩ tới những điều kiện sống: Có nhà ở và có việc làm.
Bá Kiến đã tước đoạt một cách khôn ngoan của Chí hai thứ ấy. Chí phải đòi lại cho được món nợ ấy. Chí còn có thể làm việc dó bằng hành động cua một thằng đàu gấu: kiếm chuyện, gây áp lực với Bá Kiến. “Bẩm cụ…”. Bề ngoài thì xin đi ở tù vì vào tù sẽ không lo nhà không lo cái ăn. Chí sẽ gây án để được vào tù. “Con đâm chết dăm ba thằng”. Bề ngoài là cuộc nói chuyện của Bá Kiến với Chí Phèo, nhưng bên trong là cuộc đối đầu của hai ý thức. Chí muốn nói với lão Bá: thứ nhất, Bá Kiến là người đã đẩy Chí Phèo vào tù; thứ hai, Chí Phèo sẽ giết chết Bá Kiến trước. Như vậy, Chí Phèo tỉnh chứ không say.
- Chí đâm chết Bá Kiến:
+ Bề ngoài: đòi lương thiện
+ Bên trong tả thù Bá Kiến.
+ Chí Phèo thất tình, uống rượu, càng uống càng tỉnh, buồn, tuyệt vọng, xách dao đến nhà Bá Kiến.
+ Chí Phèo đến nhà Bá Kiến khi đã mất một người đàn bà. Bá Kiến gặp Chí cũng trong cái nguy cơ mất một người dàn bà. Hai người đàn bà này có vai trò khác nhau.
* Lần này, Bá Kiến đã rất ngu xuẩn khi đã đối xử với Chí như một thằng say, trong khi đó lúc này Chí rất tỉnh. Tiềm thức tỉnh táo dẫn đường cho Chí và giúp Chí phát ngôn rất tỉnh táo, rất dõng dạt được hoàng mà cũng rất đớn đau, tuyệt vọng.
* Câu nói của Bá Kiến đã xúc phạm Chí Phèo. Chí uất phẫn.
* Bá Kiến ném năm hào: Chí càng bị xúc phạm trầm trọng.
* Khi Chí nói câu tỉnh nhất của đời mình: “Tao đến đây để đòi lương thiện” thì Bá Kiến lại nghĩ đó câu nói say nhất của Chí.
* Bá Kiến lại xúc phạm Chí một lần nữa: “Tưởng gì…”. Bá Kiến nghĩ Chí chẳng lương thiện được nữa, cho nên nói bằng giọng khinh bỉ, vô can.
Ví dụ2: Hình tượng nhân vật Liên và An.
Đây là hai nhân vật tâm trạng có thế giới tâm hồn phong phú. Do đó, nhà văn sử dụng bút pháp tâm lí trực tiếp với Liên: Nhập thẳng vào bên trong tâm tư, tình cảm của nhân vật; sử dụng bút pháp tâm lí gian tiếp với An. Đó là thủ pháp ngoại hiện, dùng cái bên ngoài để diễn tả cái bên trong. Thạch Lam dùng ngon ngữ để biểu hiện tâm lí của An. Người đầu tiên phát hiện ra bóng tối là An. An cũng là người đầu tiên nhận ra thế giới đồ vật tàn tạ: chõng gãy, quả tráp tróc sơn, bát sứt, đàn còm cõi, chiếu rách, chậu rùm ró, đèn tù mù, … Khi nghe chị nói đoàn tàu đêm đi qua, An:
- Nhỏm dậy ngay,
- dụi mắt
- nìn đoàn tàu
- nắm tay Liên chạy theo đoàn tàu
Như vậy với Liên và An, nhìn đoàn tàu là trò vui duy nhất. An là người nhận ra đoàn tàu không đông. An thèm sự đông vui, thèm cái cảm giác khuấy động.
C. Kết luận
1. Phân tích tính cách số phận, mối quan hệ của nhân vật.
2. Phân tích nội dung hình tượng và hình thức xây dựng hình tượng.
HOÀNG DỤC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét