Sau khi treo bảng cậy
nhờ các thơ sĩ trong chốn rừng văn gieo vần cùng danh sĩ Cao
Hổng, ngay lập tức Cao Thông đã họa :
Giáo chức vừa dứt cháo xong ,
Vợ chồng vòng chợ tìm không ra đường .
Lết... ho , lo hết nhà ,trường ..
Đéo moi ra được tiền tiêu ,
Học chò hò chọc vì yêu mến thầy .
Chỉ c. hỏi củ chi đây ?
Trần gian nhiễu sự do tài ...dài to
Hảo công hổng cao nên lo.
Quả là thú vị. Trong đời không cuộc chơi nào giống cuộc chơi nào. Mỗi cuộc chơi đều có cái ý vị riêng của nó, nhưng phải nói rằng chơi chữ nghĩa, chơi văn chương là một nhã thú mà không có thú chơi nào sánh được. Tất nhiên, ở đây không nói đến kiểu "chơi" con chữ, đè con chữ ra bắt nó đánh bóng tên tuổi hay đó là cách dùng xảo ngôn hoa ngữ để lừa mị mọi người. Chơi chữ chỉ thật sự là một nhã thú khi nó mang ý nghĩa văn chương thuần túy, nói theo Kant, đấy là một trò chơi có tính "vô vụ lợi" bởi nó chỉ làm thăng hoa đời sống tâm hồn con người chứ chẳng đem đến cho người thưởng thức một tí tẹo của nả nào cả!
Cho nên, từ bài thơ của "di sãnh" Hổng Cao đến bài họa của "thi sở" Cao Thông đã đưa mình trở về, sống lại với những ngày "vui vẻ trẻ trung". Cho dù cả hai bài đều đem cái nghề giáo, cái ngày nhà giáo ra mà cà rững cà rỡn. Thậm chí, cả hai còn chọc ghẹo cả mình nữa. Mình suốt đời đã sống thủy chung với cái "nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý", cái "nghề vinh quang nhất trong các nghề vinh quang", vậy mà các bạn í lại mượn lời dân gian bảo mình là "tháo giày", là "dứt cháo". Dông dài một chút vậy thôi, mình chả "bách truồn" gì các bạn cả. Bởi mình hiểu, các bạn thương mình nên cà khịa thế thôi. Đằng sau cái giọng trào lộng ấy là nụ cười cảm thông, là ánh mắt sẻ chia,... Với lại, mình luôn cho rằng, làm gì có nghề cao quý, nghề thấp hèn; chỉ có con người cao quý, con người thấp hèn thôi. Chính con người cao quý làm cho nghề trở nên cao quý. Ngược lại người thấp hèn khiến cho nghề của anh ta thấp hèn. Nên, mình "sức mấy mà buồn, buồn ơi bỏ đi tám"...
Viết đến đây bỗng nhớ lại cái ngày xưa, đâu đó vào những năm tám mươi của thế kỉ XX, khi chấm báo tường của các lớp làm để chào mừng Ngày Hiến chương Nhà giáo ở một trường mình đang giảng dạy, mình đã đọc một bài thơ :
Hôm nay nhà giáo hiến chương
Em ngồi em nghĩ em thương các thầy
Thương nhất là các thầy gầy
Còn các thầy béo sau này em thương...
Đọc bài thơ, các thầy giáo chấm báo của trường cười đến ràn rụa nước mắt... nước mũi... Trong số các thầy cô chấm báo lúc đó có một người không cười, mặt cau lại, không vui. Hỏi ra, thầy cho rằng em này đã bôi nhọ thầy giáo, người làm cái "nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý". Không chỉ khó chịu với bài báo, thầy còn đòi gọi em học sinh ấy lên làm kiểm điểm nữa. May sao, khi bàn bạc và biểu quyết, đa số đều cho rằng em học sinh đó chân thật, mộc mạc và không biết bùa phép ngôn ngữ thôi, chứ em chẳng bội tro trát trấu vào mặt ai cả!
Vậy là cười. Cho nên, sau khi nhâm nhi hai bài thơ của hai bạn mình xong, mình bèn đem giấy bút ra, thắp hương khấn nguyện Nàng Thơ phù hộ cho mình có được thi tứ lai láng.... rồi... bóp trán mà nặn ra bài thơ họa thế này :
ừ, thày giáo đã tháo giày
nghỉ hưu ngưu hỉ suốt ngày ờ - rao (around)
ụ môn ôn mụ chẳng sao
giáo già đâu sợ giá giào hay không
sống lương đâu sướng bằng lông
học cua hua cọc tiền đồng tươi non
cười ngon con người kế môn
tài cao đồn lớn đớn l… lầm to
kho lông đánh giấc không lo…
Mong hai bác Cao Thông và Hổng Cao đọc và dù có hay hay không thì cũng xin khen một tiếng như vợ cụ Tú Xương :
Rằng hay thi thật là hay
Không hay sao lại đỗ ngay tú tài
Xưa nay em vẫn chịu ngài...
HD, 23-11-2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét