A. Nhạc tính trong thơ
I. Giới thuyết một số vấn đề nhạc trong thơ
1. Nếu hội họa là thơ trong đường nét và màu sắc thì thơ là hội họa trong ngôn từ. “Hội hoạ là thơ ca lên tiếng, thơ ca là hội hoạ lên tiếng”. Nghệ sĩ là người hoạ sĩ, là nhạc sĩ của ngôn từ. Vì vậy,
người xưa thường nói: “Thi trung hữu hoạ”, “Thi trung hữu nhạc”, “Thi trung hữu nữ nhan như ngọc”. Ý kiến của người xưa nhấn mạnh nhạc tính, nhạc điệu, âm hưởng của thơ, thơ là nhạc của ngôn từ. Thơ là những lời nói giàu âm hưởng. Vì vậy, phân tích thơ cần cảm nhận nhạc tính của thơ.
2. Nhạc là đặc tính cốt yếu của thơ
Hoàng Cầm: “Nhạc là cổ xe chở hồn thi phẩm”
a. Thơ bao gồm: Ý – hình – tình – nhạc. Cảm thụ phân tích thơ là cảm thụ cái đẹp của bốn yếu tố đó. Ý – hình có thể nắm bắt một cách dễ dàng, nhưng tình – nhạc không phải dễ thấu cảm được. Vì vậy, người xưa chia phép đọc thơ thành 3 trình độ:
- Nắm được bì phu của thơ
- Nắm được xương cốt của thơ
- Nắm được hồn thần của thơ.
Hai cấp độ đầu hướng vào phần hữu hình của thơ, cấp độ sau là nhập sâu vào phần vô hình của thơ.
Từ ý kiến của người xưa, có thể thấy: ý là xương cốt của thơ, hình (hình tượng) là bì phù của thơ, và hồn và nhạc là hồn thần của thơ.
b. Nhạc thơ là tinh chất của cảm xúc thơ, nhạc là hình thức hoá tình thơ. Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam, khi bình thơ của các nhà thơ Mới đã thẩm bình bằng sự lắng nghe điệu thơ, “cố lấy hồn tôi để hiểu hồn người”.
c. Giá trị của nhạc tinh trong thơ:
- Nhạc bộc lộ trực tiếp cảm xúc thơ, là yếu tố bộc bạch, kí thác của cảm xúc.
- Nhạc tạo ra hình dáng riêng cho thơ, góp phần định dạng cho câu thơ một cách độc đáo, tạo kiến trúc riêng cho thơ.
- Nhạc mô phỏng âm hưởng của đối tượng cảm xúc. Mỗi đối tượng cảm xúc có một đời sống riêng, nên có một âm hưởng riêng.
- Nhạc trong luôn liên hệ với họa. Nhạc gia tăng tính tạo hình cho họa, góp phần tạo hình cho chất họa trong thơ.
II. Đi tìm nhạc tính trong thơ
1. Nhạc tính trong âm thanh
Nói đến âm thanh là nói đến ngôn từ. Nhạc tính là phần vỏ âm thanh của ngôn từ.
Âm thanh Cái biểu đạt
Từ = ------------ = -----------------
Ý nghĩa Cái được biểu đạt
a. Âm thanh được tạo ra từ một phụ âm
Ví dụ:
- Làn ao lóng lánh bóng trăng loe (Nguyễn Khuyến – Thu ẩm) . Nhạc chủ yếu bộc lộ ở âm thanh. Âm thanh tạo ra từ những phụ âm “l”. Phụ âm “l” là âm cứng và đanh. Câu thơ có bốn chữ sử dụng phụ âm “l” có giá trị tạo hình và giá trị biểu cảm.
+ Giá trị tạo hình: Gợi hình ảnh những vòng sóng ánh sáng cứ loang dần trên măt ao, làm cho chất hội hoạ của thơ sinh động tinh vi hơn.
+ Giá trị biểu cảm: Cảm xúc thơ say sưa, cái nhìn có phần đắm say, ngây ngất trước vẻ đẹp bình dị nhưng lộng lẫy của trăng.
- Những luồng run rẩy rung rinh lá (Xuân Diệu – Đây mùa thu tới). Nếu ở câu thơ trên, Nguyễn Khuyến sử dụng bốn phụ âm “l” gián cách, thì ở câu thơ này Xuân Diệu tạo bốn phụ âm “r” của hai từ láy tượng hình đi liền với nhau.
+ Giá trị tạo hình: Hình ảnh có tính chất vô hình gợi tả những luồng rung động mọng manh, những thoáng rùng mình mơ hồ của cây lá. Những phụ âm rung ấy gợi hình nét những thân cành gầy guộc mảnh mai đang run rẩy trước làn hơi giá của mùa thu, vẽ ra được sự nhạy cảm của cành. Thân cành như một sinh thể có hồn, như tâm hồn của một thiếu nữ mẫn cảm.
+ Giá trị biểu cảm: gợi một linh hồn đang lạnh run, cô đơn, buồn trước không gian thu rợn ngợp, thời gian chảy trôi.
- Nỗi niềm chi rứa Huế ơi - Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên (Tố Hữu – Nước non ngàn dặm). Một câu thơ lục bát, nhưng có 5 cặp láy âm đầu.
+ Giá trị tạo hình: Gợi tả hình ảnh những cơn mưa gối lên nhau. Mưa triền miên, bất tận.
+ Giá trị biểu cảm: Gợi tình cảm thương cảm, bồn chồn, cảm giác sốt ruột, nôn nao của chủ thể trữ tình.
- Thông reo bờ suối rì rào – Chim chiều chíu chít ai nào kêu ai (Tố Hữu – Tiếng hát đi đày). Hai dòng thơ sử dụng 3 phụ âm “r”, 4 phụ âm “ch” và hai nguyên âm “a”. Các âm ấy là của bốn thứ âm thanh của bốn đối tượng cảm xúc khác nhau.
+ Giá trị tạo hình: Mô tả âm thanh của các đối tượng: tiếng suối, tiếng thông, tiếng chim, tiếng người xa vọng. Chim chiều chíu chít gợi hình ảnh bầy chim đậu chon von đâu đó trên những thân cành đang nháo nhác gọi bầy. Tất cả các âm ấy đã thực sự tạo hồn cho lời thơ.
+ Giá trị biểu cảm: Trong câu thơ, các âm thanh hòa điệu với nhau phơi bày được sự xốn xang của nhạc rừng và sự xốn xang cô đơn của lòng người đi đày. Và chủ thể trữ tình trong thơ cũng đang hướng lòng mình về phía cuộc đời, ước mơ được nghe tiếng người để hồn đơn ấm áp hơn lên.
b. Âm thanh tạo nên từ vần thơ
Ví dụ:
- Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang – Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng – Đây mùa thu tới – mùa thu tới – với áo mơ phai dệt lá vàng (Xuân Diệu – Đây là mùa thu tới).
- Bờ đẹp đẽ cát vàng – Thoai thoải hàng thông đứng – Như lặng lẽ mơ màng – Suốt ngàn năm bên sóng (Xuân Diệu – Biển). Bốn câu thơ sử dụng 4 âm “ang” hiệp với nhau, phối thanh cùng nhau tạo nốt nhân ngữ âm, mô phỏng âm thanh sóng biển, gởi được hơi thơ của biền trong âm điệu.
+ Giá trị tạo hình: hình ảnh 4 đợt sóng vỗ vào bờ.
+ Giá trị biểu cảm: diễn tả cảm giác hạnh phúc trong tình yêu giữa hai người yêu nhau.
- Đưa người ta không đưa qua sông – Sao có tiếng sóng ở trong lòng – Bóng chiều không thắm không vàng vọt – Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong (Thâm Tâm – Tống biệt hành). Khổ thơ có 10 tiếng chứa âm “ông” ,“ông. Các vần ấy tựa vào nhau quyến níu. Âm “ong” là âm vang. Âm “ong” vang đóng, hướng nội, gợi sự xón xang, xao xuyến bên trong. Tâm hồn người tiễn lưu luyến nhưng không bộc lộ mà cứ vang vọng trong lòng.
- Lá bàng đang đỏ ngọn cây – sếu dang mang lạnh đang bay ngang trời (Tố Hữu). Hai câu thơ có 6 âm”ang”. Âm “ang” là âm vang, nhưng là âm mở, mang tính chất hướng ngoại. Các âm “ang” trong thơ gợi không gian cao rộng, gợi hình ảnh bầy chim di trú đang bay giăng giăng ngang trời.
c. Nhạc tấu lên từ thanh điệu
Ví dụ:
- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi (Quang Dũng – Tây Tiến).
+ Câu thơ toàn thanh bằng tạo nét nhạc nhẹ nhàng, êm ái, du dương; do đó tạo cảm xúc tương ứng: nhẹ nhàng, êm ái, thanh thản. Cụ thể: Sự khoan khoái của người vừa chinh phục xong đỉnh cao, như một tiếng thở dài nhẹ nhõm của người vừa để lại phía sau những gian truân, mệt nhọc. Những người lính giờ đây đang phóng tầm mắt nhìn ra xa theo không gian mở rộng, lan toả (giải phóng tầm nhìn).
+ Câu thơ thanh bằng mở ra cả một bức tranh thuỷ mặc với những nếp nhà bồng bềnh ẩn hiện trong sương núi mưa rừng. Phong cảnh được bọc trong không khí êm ả, một màu sắc ảo mờ.
- Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm (Quang Dũng – Tây Tiến). Trong câu thơ, thanh trắc xuất hiện với mật độ dày đặc vẽ ra hình ảnh những con dốc kế tiếp nhau như hùa với nhau đánh gục ý chí người lính. Những thanh trắc tạo cảm giác trúc trắc, cảm giác góc cạnh, gân guốc, hình thể lởm chởm, quanh co của núi rừng miền Tây.
- Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh (Xuân Diệu – Nguyệt cầm). Câu thơ có 3 thanh nặng. Thanh nặng thường có nét nghĩa: nặng, trầm, đục. Với câu thơ này, thanh nặng gợi cảm giác huyền bí, âm u; cảm giác lạnh u uẩn (nguyệt lạnh: trầm đục, huyền bí).
- Sáng mát trong như sáng năm xưa (Nguyễn Đình Thi – Đất nước). Thanh sắc làm rõ rệt hơn cảm giác mơ. Thanh ngang làm bật lên cảm giác trong.
2. Nhạc tính qua nhịp điệu
a. Nhịp điệu là sự hoà hợp 2 yêu tố điệu và nhịp. Giai điệu là chuỗi âm thanh phân biệt về cao độ, chuyển tải một ý tưởng; nhịp là sự phân cách chuỗi âm thanh ấy về mặt thời gian, thành những chu kì nhất định. Nhịp là khoảng lặng, chỗ đậu hơi, điểm dừng của chuỗi âm thanh. Trong văn học Dân gian yếu tố điệu được nhân mạnh tạo sự luyến láy, những biến thái tinh tế trong cao độ. Trong văn học hiện đại yếu tố nhịp được nhấn mạnh hơn.
b. Nguyên tắc phân nhịp: khi phân nhịp thơ phải tuân thủ hai tiêu chí: Điểm dừng về ngữ lưu và điểm dừng về ngữ pháp. Điểm dừng ngữ lưu tạo sự hợp lí về nhạc; điểm dừng ngữ pháp tạo sự hợp lí về lời.
Ví dụ: - Đây mùa thu tới – mùa thu tới – Với áo mơ phai dệt lá vàng (Xuân Diệu – Đây mùa thu tới). Xuân nhịp không ngắt nhịp thông thường 3/4/ hay 2/2/3 mà là 4/3. Chính cách ngắt nhịp, tạo điểm dừng ấy gợi âm hưởng của tiếng kêu ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Nhịp thơ mô phỏng âm hưởng giao mùa của mùa thu, làm sống dậy trước mắt người đọc bước đi thảng thốt của mùa thu.
c. Trong thơ có hai loại điểm dừng: điểm dừng cố định quen thuộc (2/2/3 với thơ thất ngôn; 2/2/2 với thơ lục bát); điểm dừng chủ ý, tuỳ thuộc vào xúc cảm tâm tình của chủ thể trữ tình. Có các cách tao điểm dừng chủ ý sau:
- Tạo điểm dừng bằng dấu chấm câu.
Ví dụ:
+ Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi (Chế Lan Viên – Người đi tìm hình của nước). Tác giả dùng dấu chấm để tạo nhịp, tạo cho câu thơ một hình dáng đặc biệt: một dòng thơ gồm hai câu thơ (dòng bình diện ngữ lưu, câu bình diện ngữ pháp). Nếu bình thường câu thơ này có thể phân nhịp 2/2 hoặc 2/3 xen kẽ hoặc dồn thành hai nhịp lớn 5/5. Chế Lan Viên ngắt dòng thơ thành hai câu có tác dụng thẩm mĩ:
* Tính tạo hình: dòng thơ tách thành hai vế, mỗi vế tương ứng với một hành động của hình tượng Bác. Vế đầu: cái nhìn trữ tình lúc xa nước, đây là cái ngoái nhìn , cái nhìn tâm tưởng, nhìn toàn cảnh đất nước mến yêu lần cuối. Vế sau: thể hiện hành động dứt khoát. Hai hành động ứng với hai tâm trạng: Lưu luyến, gắn bó sâu nặng với đất nước; Thái độ quả quyết và một sự hi sinh lớn lao. Câu thơ bộc lộ thế giới tâm hồn của Bác. Bác đã có sự lựa chọn bên trong, sự lựa chọn của một vĩ nhân. Lựa chọn trong ứng xử và lựa chọn này chứa đựng hai lô – gíc: phi lí: loogic của người bình thường; hợp lí vì là lựa chọn của một con người nhân cách phi thường.
Giả sử nhà thơ không sử dụng dấu câu thì dòng thơ sẽ có điểm dừng theo cách ngắt câu thông thường, nhưng chỉ là một chuỗi âm thanh, một dòng ngữ lưu trôi tuột, hành động và nhân cách của Bác mờ nhạt đi, nhạc tính không có sức ngân vang.
Giả sử Chế Lan Viên dùng dấu (?) thay vì (.), dòng thơ có thể hiện chút ít sự ngăn cách nhưng không rõ nét. Chỉ có (.) mới thể hiện điểm dừng dài, hai vế thơ tách biệt nhau. Câu thơ vì thế có một khoảng lặng, và khoảng lặng này chứa đựng sự lựa chọn hi sinh cao cả của Bác.
I. Giới thuyết một số vấn đề nhạc trong thơ
1. Nếu hội họa là thơ trong đường nét và màu sắc thì thơ là hội họa trong ngôn từ. “Hội hoạ là thơ ca lên tiếng, thơ ca là hội hoạ lên tiếng”. Nghệ sĩ là người hoạ sĩ, là nhạc sĩ của ngôn từ. Vì vậy,
người xưa thường nói: “Thi trung hữu hoạ”, “Thi trung hữu nhạc”, “Thi trung hữu nữ nhan như ngọc”. Ý kiến của người xưa nhấn mạnh nhạc tính, nhạc điệu, âm hưởng của thơ, thơ là nhạc của ngôn từ. Thơ là những lời nói giàu âm hưởng. Vì vậy, phân tích thơ cần cảm nhận nhạc tính của thơ.
2. Nhạc là đặc tính cốt yếu của thơ
Hoàng Cầm: “Nhạc là cổ xe chở hồn thi phẩm”
a. Thơ bao gồm: Ý – hình – tình – nhạc. Cảm thụ phân tích thơ là cảm thụ cái đẹp của bốn yếu tố đó. Ý – hình có thể nắm bắt một cách dễ dàng, nhưng tình – nhạc không phải dễ thấu cảm được. Vì vậy, người xưa chia phép đọc thơ thành 3 trình độ:
- Nắm được bì phu của thơ
- Nắm được xương cốt của thơ
- Nắm được hồn thần của thơ.
Hai cấp độ đầu hướng vào phần hữu hình của thơ, cấp độ sau là nhập sâu vào phần vô hình của thơ.
Từ ý kiến của người xưa, có thể thấy: ý là xương cốt của thơ, hình (hình tượng) là bì phù của thơ, và hồn và nhạc là hồn thần của thơ.
b. Nhạc thơ là tinh chất của cảm xúc thơ, nhạc là hình thức hoá tình thơ. Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam, khi bình thơ của các nhà thơ Mới đã thẩm bình bằng sự lắng nghe điệu thơ, “cố lấy hồn tôi để hiểu hồn người”.
c. Giá trị của nhạc tinh trong thơ:
- Nhạc bộc lộ trực tiếp cảm xúc thơ, là yếu tố bộc bạch, kí thác của cảm xúc.
- Nhạc tạo ra hình dáng riêng cho thơ, góp phần định dạng cho câu thơ một cách độc đáo, tạo kiến trúc riêng cho thơ.
- Nhạc mô phỏng âm hưởng của đối tượng cảm xúc. Mỗi đối tượng cảm xúc có một đời sống riêng, nên có một âm hưởng riêng.
- Nhạc trong luôn liên hệ với họa. Nhạc gia tăng tính tạo hình cho họa, góp phần tạo hình cho chất họa trong thơ.
II. Đi tìm nhạc tính trong thơ
1. Nhạc tính trong âm thanh
Nói đến âm thanh là nói đến ngôn từ. Nhạc tính là phần vỏ âm thanh của ngôn từ.
Âm thanh Cái biểu đạt
Từ = ------------ = -----------------
Ý nghĩa Cái được biểu đạt
a. Âm thanh được tạo ra từ một phụ âm
Ví dụ:
- Làn ao lóng lánh bóng trăng loe (Nguyễn Khuyến – Thu ẩm) . Nhạc chủ yếu bộc lộ ở âm thanh. Âm thanh tạo ra từ những phụ âm “l”. Phụ âm “l” là âm cứng và đanh. Câu thơ có bốn chữ sử dụng phụ âm “l” có giá trị tạo hình và giá trị biểu cảm.
+ Giá trị tạo hình: Gợi hình ảnh những vòng sóng ánh sáng cứ loang dần trên măt ao, làm cho chất hội hoạ của thơ sinh động tinh vi hơn.
+ Giá trị biểu cảm: Cảm xúc thơ say sưa, cái nhìn có phần đắm say, ngây ngất trước vẻ đẹp bình dị nhưng lộng lẫy của trăng.
- Những luồng run rẩy rung rinh lá (Xuân Diệu – Đây mùa thu tới). Nếu ở câu thơ trên, Nguyễn Khuyến sử dụng bốn phụ âm “l” gián cách, thì ở câu thơ này Xuân Diệu tạo bốn phụ âm “r” của hai từ láy tượng hình đi liền với nhau.
+ Giá trị tạo hình: Hình ảnh có tính chất vô hình gợi tả những luồng rung động mọng manh, những thoáng rùng mình mơ hồ của cây lá. Những phụ âm rung ấy gợi hình nét những thân cành gầy guộc mảnh mai đang run rẩy trước làn hơi giá của mùa thu, vẽ ra được sự nhạy cảm của cành. Thân cành như một sinh thể có hồn, như tâm hồn của một thiếu nữ mẫn cảm.
+ Giá trị biểu cảm: gợi một linh hồn đang lạnh run, cô đơn, buồn trước không gian thu rợn ngợp, thời gian chảy trôi.
- Nỗi niềm chi rứa Huế ơi - Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên (Tố Hữu – Nước non ngàn dặm). Một câu thơ lục bát, nhưng có 5 cặp láy âm đầu.
+ Giá trị tạo hình: Gợi tả hình ảnh những cơn mưa gối lên nhau. Mưa triền miên, bất tận.
+ Giá trị biểu cảm: Gợi tình cảm thương cảm, bồn chồn, cảm giác sốt ruột, nôn nao của chủ thể trữ tình.
- Thông reo bờ suối rì rào – Chim chiều chíu chít ai nào kêu ai (Tố Hữu – Tiếng hát đi đày). Hai dòng thơ sử dụng 3 phụ âm “r”, 4 phụ âm “ch” và hai nguyên âm “a”. Các âm ấy là của bốn thứ âm thanh của bốn đối tượng cảm xúc khác nhau.
+ Giá trị tạo hình: Mô tả âm thanh của các đối tượng: tiếng suối, tiếng thông, tiếng chim, tiếng người xa vọng. Chim chiều chíu chít gợi hình ảnh bầy chim đậu chon von đâu đó trên những thân cành đang nháo nhác gọi bầy. Tất cả các âm ấy đã thực sự tạo hồn cho lời thơ.
+ Giá trị biểu cảm: Trong câu thơ, các âm thanh hòa điệu với nhau phơi bày được sự xốn xang của nhạc rừng và sự xốn xang cô đơn của lòng người đi đày. Và chủ thể trữ tình trong thơ cũng đang hướng lòng mình về phía cuộc đời, ước mơ được nghe tiếng người để hồn đơn ấm áp hơn lên.
b. Âm thanh tạo nên từ vần thơ
Ví dụ:
- Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang – Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng – Đây mùa thu tới – mùa thu tới – với áo mơ phai dệt lá vàng (Xuân Diệu – Đây là mùa thu tới).
- Bờ đẹp đẽ cát vàng – Thoai thoải hàng thông đứng – Như lặng lẽ mơ màng – Suốt ngàn năm bên sóng (Xuân Diệu – Biển). Bốn câu thơ sử dụng 4 âm “ang” hiệp với nhau, phối thanh cùng nhau tạo nốt nhân ngữ âm, mô phỏng âm thanh sóng biển, gởi được hơi thơ của biền trong âm điệu.
+ Giá trị tạo hình: hình ảnh 4 đợt sóng vỗ vào bờ.
+ Giá trị biểu cảm: diễn tả cảm giác hạnh phúc trong tình yêu giữa hai người yêu nhau.
- Đưa người ta không đưa qua sông – Sao có tiếng sóng ở trong lòng – Bóng chiều không thắm không vàng vọt – Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong (Thâm Tâm – Tống biệt hành). Khổ thơ có 10 tiếng chứa âm “ông” ,“ông. Các vần ấy tựa vào nhau quyến níu. Âm “ong” là âm vang. Âm “ong” vang đóng, hướng nội, gợi sự xón xang, xao xuyến bên trong. Tâm hồn người tiễn lưu luyến nhưng không bộc lộ mà cứ vang vọng trong lòng.
- Lá bàng đang đỏ ngọn cây – sếu dang mang lạnh đang bay ngang trời (Tố Hữu). Hai câu thơ có 6 âm”ang”. Âm “ang” là âm vang, nhưng là âm mở, mang tính chất hướng ngoại. Các âm “ang” trong thơ gợi không gian cao rộng, gợi hình ảnh bầy chim di trú đang bay giăng giăng ngang trời.
c. Nhạc tấu lên từ thanh điệu
Ví dụ:
- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi (Quang Dũng – Tây Tiến).
+ Câu thơ toàn thanh bằng tạo nét nhạc nhẹ nhàng, êm ái, du dương; do đó tạo cảm xúc tương ứng: nhẹ nhàng, êm ái, thanh thản. Cụ thể: Sự khoan khoái của người vừa chinh phục xong đỉnh cao, như một tiếng thở dài nhẹ nhõm của người vừa để lại phía sau những gian truân, mệt nhọc. Những người lính giờ đây đang phóng tầm mắt nhìn ra xa theo không gian mở rộng, lan toả (giải phóng tầm nhìn).
+ Câu thơ thanh bằng mở ra cả một bức tranh thuỷ mặc với những nếp nhà bồng bềnh ẩn hiện trong sương núi mưa rừng. Phong cảnh được bọc trong không khí êm ả, một màu sắc ảo mờ.
- Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm (Quang Dũng – Tây Tiến). Trong câu thơ, thanh trắc xuất hiện với mật độ dày đặc vẽ ra hình ảnh những con dốc kế tiếp nhau như hùa với nhau đánh gục ý chí người lính. Những thanh trắc tạo cảm giác trúc trắc, cảm giác góc cạnh, gân guốc, hình thể lởm chởm, quanh co của núi rừng miền Tây.
- Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh (Xuân Diệu – Nguyệt cầm). Câu thơ có 3 thanh nặng. Thanh nặng thường có nét nghĩa: nặng, trầm, đục. Với câu thơ này, thanh nặng gợi cảm giác huyền bí, âm u; cảm giác lạnh u uẩn (nguyệt lạnh: trầm đục, huyền bí).
- Sáng mát trong như sáng năm xưa (Nguyễn Đình Thi – Đất nước). Thanh sắc làm rõ rệt hơn cảm giác mơ. Thanh ngang làm bật lên cảm giác trong.
2. Nhạc tính qua nhịp điệu
a. Nhịp điệu là sự hoà hợp 2 yêu tố điệu và nhịp. Giai điệu là chuỗi âm thanh phân biệt về cao độ, chuyển tải một ý tưởng; nhịp là sự phân cách chuỗi âm thanh ấy về mặt thời gian, thành những chu kì nhất định. Nhịp là khoảng lặng, chỗ đậu hơi, điểm dừng của chuỗi âm thanh. Trong văn học Dân gian yếu tố điệu được nhân mạnh tạo sự luyến láy, những biến thái tinh tế trong cao độ. Trong văn học hiện đại yếu tố nhịp được nhấn mạnh hơn.
b. Nguyên tắc phân nhịp: khi phân nhịp thơ phải tuân thủ hai tiêu chí: Điểm dừng về ngữ lưu và điểm dừng về ngữ pháp. Điểm dừng ngữ lưu tạo sự hợp lí về nhạc; điểm dừng ngữ pháp tạo sự hợp lí về lời.
Ví dụ: - Đây mùa thu tới – mùa thu tới – Với áo mơ phai dệt lá vàng (Xuân Diệu – Đây mùa thu tới). Xuân nhịp không ngắt nhịp thông thường 3/4/ hay 2/2/3 mà là 4/3. Chính cách ngắt nhịp, tạo điểm dừng ấy gợi âm hưởng của tiếng kêu ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Nhịp thơ mô phỏng âm hưởng giao mùa của mùa thu, làm sống dậy trước mắt người đọc bước đi thảng thốt của mùa thu.
c. Trong thơ có hai loại điểm dừng: điểm dừng cố định quen thuộc (2/2/3 với thơ thất ngôn; 2/2/2 với thơ lục bát); điểm dừng chủ ý, tuỳ thuộc vào xúc cảm tâm tình của chủ thể trữ tình. Có các cách tao điểm dừng chủ ý sau:
- Tạo điểm dừng bằng dấu chấm câu.
Ví dụ:
+ Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi (Chế Lan Viên – Người đi tìm hình của nước). Tác giả dùng dấu chấm để tạo nhịp, tạo cho câu thơ một hình dáng đặc biệt: một dòng thơ gồm hai câu thơ (dòng bình diện ngữ lưu, câu bình diện ngữ pháp). Nếu bình thường câu thơ này có thể phân nhịp 2/2 hoặc 2/3 xen kẽ hoặc dồn thành hai nhịp lớn 5/5. Chế Lan Viên ngắt dòng thơ thành hai câu có tác dụng thẩm mĩ:
* Tính tạo hình: dòng thơ tách thành hai vế, mỗi vế tương ứng với một hành động của hình tượng Bác. Vế đầu: cái nhìn trữ tình lúc xa nước, đây là cái ngoái nhìn , cái nhìn tâm tưởng, nhìn toàn cảnh đất nước mến yêu lần cuối. Vế sau: thể hiện hành động dứt khoát. Hai hành động ứng với hai tâm trạng: Lưu luyến, gắn bó sâu nặng với đất nước; Thái độ quả quyết và một sự hi sinh lớn lao. Câu thơ bộc lộ thế giới tâm hồn của Bác. Bác đã có sự lựa chọn bên trong, sự lựa chọn của một vĩ nhân. Lựa chọn trong ứng xử và lựa chọn này chứa đựng hai lô – gíc: phi lí: loogic của người bình thường; hợp lí vì là lựa chọn của một con người nhân cách phi thường.
Giả sử nhà thơ không sử dụng dấu câu thì dòng thơ sẽ có điểm dừng theo cách ngắt câu thông thường, nhưng chỉ là một chuỗi âm thanh, một dòng ngữ lưu trôi tuột, hành động và nhân cách của Bác mờ nhạt đi, nhạc tính không có sức ngân vang.
Giả sử Chế Lan Viên dùng dấu (?) thay vì (.), dòng thơ có thể hiện chút ít sự ngăn cách nhưng không rõ nét. Chỉ có (.) mới thể hiện điểm dừng dài, hai vế thơ tách biệt nhau. Câu thơ vì thế có một khoảng lặng, và khoảng lặng này chứa đựng sự lựa chọn hi sinh cao cả của Bác.
* Tính biểu cảm: Dòng thơ ngắt giữa chừng tạo nên sự nghẹn ngào của chủ thể trữ tình. Do đó, câu thơ chứa đựng 2 cảm xúc: cảm thương và cảm phục.
+ Luận cương đến Bác Hồ. Và người đã khóc (Chế Lan Viên – Người đi tìm hình của nước). Điểm dừng trong dòng thơ là dấu chấm. Dấu chấm ở đây không phải là khoảng lặng của sự suy nghĩ mà thể hiện cảm xúc, tâm trạng sững sờ khi gặp được điều mà Bác tìm kiếm bấy lâu nay. Sự sững sờ ẩn chứa niềm vui và đã hoá thành tiếng khóc hạnh phúc. Dấu chấm có giá trị tạo hình cao, giá trị biểu cảm: Cảm xúc thành kính thiêng liêng của chủ thể trữ tình. Ấy là giây phút mà hình hài của nước Việt Nam mới hiện hình trong Bác.
+ Bác về. Im lặng. Con chim hót (Tố Hữu – Theo chân Bác). Dòng thơ ngắt thành ba câu.
- Tạo điểm dừng bằng ngắt câu.
Có ba cách ngắt câu: xuống thang, xuống dòng, vắt dòng.
Ví dụ:
+ Sông Đuống trôi đi
một dòng lấp lánh
(Hoàng Cầm – Bên kia sông Đuống)
Hình thức ngắt câu thơ: xuống thang tạo điểm nghỉ ngắn, tạo sự buông lơi của nhạc điệu. Hình ảnh thơ đa nghĩa hơn. Nếu để một hàng, dòng nước lấp lánh trôi đi. Ngắt dòng tạo nên hai lớp nghĩa: dòng sông, dòng ánh sáng lấp lánh trôi đi. Hình ảnh thơ lung linh huyền ảo hơn. Đây không là con sông Đuống được cảm nhận bằng trực giác mà bằng hồi ức hoài niệm của đứa con Kinh Bắc, nên cảm xúc có chiều sâu. Chủ thể trữ tình thoáng ngẩn ngơ vì phát hiện vẻ đẹp bất ngờ của dòng sông quê. Đây là cái ngẩn ngơ của tình quê và của sự say mê cái đẹp quê hương.
+ Những đêm hè
Khi ve ve
Đã ngủ
Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác
Hàng me
Tiếng chổi tre
Đêm hè
Quét rác…
(Tố Hữu – Tiếng chổi tre)
Hình thức ngắt câu: Xuống hàng. Một câu dài ngắt ra thành những câu ngắn thì khoảng nghỉ dài, rõ nên chứa đựng khía cạnh của nhạc tính. Hình thức xuống hàng tạo hình dang đặc biệt cho câu thơ. Câu thơ trùng với nhịp thơ, dáng thơ rời rạc, độc đáo.
Giá trị tạo hình: Nhịp thơ cắt vụn ra tương với nhịp những nhát chổi đưa đi đưa lại gợi hình ảnh người lao công quét rác với nhịp quét đều đặc và đơn điệu. Nhịp quét triền miên gợi sự mệt nhọc của công việc và hình ảnh của một con người đơn độc. Nhưng đó cũng là nhịp điệu của sự cần mẫn, nhẫn nại gợi hình ảnh một con người kiên nhẫn, có khả năng quên mình trong lặng thầm vì cộng đồng.
Giá trị biểu cảm: Xót thương và cảm phục.
+ Trời cao xanh ngắt, Ô kìa
Hai con hạc trắng bay về bồng lai
(Thế Lữ - Tiếng sáo thiên thai)
Hình thức ngắt câu: vắt dòng tạo sự tràn lướt (có điểm dừng nhưng không đáng kể) như một người vừa chạm chân xuống lại phải nhón gót lên. “Ô kìa” về dòng ngữ lưu thuộc về câu dưới; về mặt ngữ pháp lại thuộc về câu trên. Khi đọc phải tuân theo nhịp điệu đặc biệt: vừa dwfbg vừa lướt đi. Cách vắt dòng này tạo hình dáng đặc biệt cho câu thơ, tạo cảm xúc: tiêng reo bất thần, sự ngạc nhiên đến độ kinh ngạc.
+ Hoa nghiêng xuống cỏ. Trong khi cỏ
Nghiêng xuống đường rêu một tối đầy
(Xuân Diệu – Với bàn tay ấy)
Giá trị tạo hình: cái tràn lướt thể hiện sự tràn trề giao hoà của cảnh vật: hoa, cỏ, rêu. Tất cả giao duyên với nhau, rủ bên nhau, tựa vào nhau. Hai câu thơ là cả một thế giới cỏ cây đang giao duyên luyến ái cùng nhau.
Giá trị biểu cảm: Chủ thể trữ tình đắm say trước tạo vật, khao khát giao hoà với cỏ cây.
3. Nhạc tính qua cách tổ chức phối hợp các yếu tố
a. Hiệp vần và nhịp:
Ví dụ:
- Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Có hai tác dụng:
+ Tác dụng thuần hình thức: Vần là sự kết dính, liên kết các câu rời.
+ Tác dụng nội dung: Tạo hình và biểu cảm.
- Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát
(Tố Hữu – Mẹ Tơm)
+ Vần: Vần chân: “xưa” - “đưa” vần bằng; “cát” - “hát” vần trắc.
Vần lưng: “Xưa” – “trưa”
Vần cách: “Ta” – “nga”
+ Nhịp: Câu 1: nhịp 3/4 gợi hình ảnh một người đang bước, hình ảnh những con sóng xao.
Câu 2: nhịp 3/4.
Câu 4: nhịp linh hoạt có thể 4/4 hoặc 2/2/2/2. Nhưng nhịp 4/4 phù hợp hơn.
+ Cách phối hợp: Cảm xúc của chủ thể trữ tình: Người trở về quê cũ nghe lòng bồi hồi, xốn xang. Âm hưởng thơ mô phỏng âm điệu sóng biển và sóng lòng. Sóng biển và sóng lòng hoà điệu với nhau. Tác dụng tạo hình: buổi trưa quê biển.
- Trời buồn làm gì trời rầu rầu
Anh yêu em xong anh đi đâu
Lắng tiếng gió suối thấy tiếng khóc
Một bụng một dạ một nặng nhọc
Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi
Nghĩ mãi chữa mãi lỗi vẫn lỗi
Thương thay cho em căm cho anh
Tình hoài càng ngày càng tay đình.
(Thế Lữ - Tình hoài)
b. Phối hiệp vần – nhịp – thanh:
Ví dụ:
- Nửa đầu bài thơ “Tiếng chổi tre” của Tố Hữu.
Khúc thức nhiều lời, giữ lại nền nhạc, giai điệu và thay đổi lời. Tạo ra điệp khúc gợi sự triền miên dai dẳng đến bất tận của nhịp độ lao động.
- “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư.
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Khúc thức phát triển 3 đoạn, càng ngày càng nới rộng ra tạo điệp khúc trải dài da diết trong lòng người.
- “Lá diêu bông” của Hoàng Cầm
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều,
Cuống rạ.
Chị bảo: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày em đi tìm thấy lá
Chị chau mày:
Đâu phải Lá Diêu Bông.
Mùa Đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu,
Trông nắng vãn bên sông.
Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ cắm trôn kim.
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt chị không nhìn.
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể.
Gió quê vi vút gọi.
Diêu Bông hời...
ới Diêu Bông!.
Bài thơ là nỗi đau tình yêu và hạnh phúc. Hạnh phúc như trăng soi đáy nước, như nắng cầm trong tay. Bài thơ có 2 bi kịch: bi kịch chữ duyên và bi kịch chữ tình. Em càng nồng nàn, chị càng tuyệt vọng.
Em: tăng tiến theo thời gian: 2 ngày ngày cưới ba con…
Chị: tăng tiến theo thái độ: Chau mày lắc đầu xoè tay phủ mặt (giảm dần).
Tăng tiến cảm xúc: Bằng lòng, ngượng ngập, xấu hổ, đau khổ
4. Nhạc tính trong thể loại
Mỗi thể loại thơ có một nền âm hưởng riêng của nó. Đây là nền âm hưởng đã được hình thức hoá.
a. Thơ bát cú:
Nhạc tính dựa trên ba nguyên tắc:
- Nhịp: ổn định (2/2/3)
- Âm thanh tương đối ổn định (luật bằng trắc)
- Tính cân đối, đăng đối (đỉnh cao đối chọi)
Ví dụ:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
(Nguyễn Khuyến – Thu điếu)
b. Thơ Ngũ ngôn:
Thơ thất ngôn dàn trải, thơ ngũ ngôn gợi sự biến chuyển mau lẹ vì chu kì ngắn hơn.
Ví dụ: “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư, “Sóng” của Xuân Quỳnh.
Tiết tấu tương đối đa dạng và biến hoá. Nếu vế này là bằng thì vế kia là trắc:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Nhịp: Thay đổi biến hoá:
Sông không hiểu / nổi mình
Sóng / tìm ra tận bể
Tóm lại:
“Tiếng thu”: tiết tấu bằng, gợi được sự êm ả, tiêu tao của mùa thu; gợi niềm bâng khuâng, man mác của cảm xúc con người.
“Sóng”: tiết tấu biến đổi mau lẹ mô phỏng hình ảnh sóng; gợi sự lật trở tâm trạng.
c. Thơ lục bát:
- Số tiếng cũng 14, nhưng tạo được sự co duỗi so với hai câu thơ thất ngôn. Nguyễn Đình Thi: Lục bát là nhịp của hơi thở. Câu sáu hít vào, câu tám thơ ra.
- Nền âm nhạc thiên về âm hưởng bằng. Số lượng tiết tấu bằng hơn hẳn, lấn át tiết tấu trắc.
Bài tập nhỏ:
1. Phân tích tích nhạc tính bài thơ sau:
Chỉ một ngày nữa thôi em sẽ
trở về. Nắng cũng mong. Cây
cũng nhớ. Ngõ cũng chờ. Và
bướm cũng thêm màu trên cánh đang bay
(Chế Lan Viên - Tập qua hàng)
2. Tìm sự khác điểm giống nhau và khác nhau về nhạc tính của các câu thơ sau:
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây
(Huy Cận – Ngậm ngùi)
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
(Nguyễn Bính – Tương tư)
____________________________
+ Luận cương đến Bác Hồ. Và người đã khóc (Chế Lan Viên – Người đi tìm hình của nước). Điểm dừng trong dòng thơ là dấu chấm. Dấu chấm ở đây không phải là khoảng lặng của sự suy nghĩ mà thể hiện cảm xúc, tâm trạng sững sờ khi gặp được điều mà Bác tìm kiếm bấy lâu nay. Sự sững sờ ẩn chứa niềm vui và đã hoá thành tiếng khóc hạnh phúc. Dấu chấm có giá trị tạo hình cao, giá trị biểu cảm: Cảm xúc thành kính thiêng liêng của chủ thể trữ tình. Ấy là giây phút mà hình hài của nước Việt Nam mới hiện hình trong Bác.
+ Bác về. Im lặng. Con chim hót (Tố Hữu – Theo chân Bác). Dòng thơ ngắt thành ba câu.
- Tạo điểm dừng bằng ngắt câu.
Có ba cách ngắt câu: xuống thang, xuống dòng, vắt dòng.
Ví dụ:
+ Sông Đuống trôi đi
một dòng lấp lánh
(Hoàng Cầm – Bên kia sông Đuống)
Hình thức ngắt câu thơ: xuống thang tạo điểm nghỉ ngắn, tạo sự buông lơi của nhạc điệu. Hình ảnh thơ đa nghĩa hơn. Nếu để một hàng, dòng nước lấp lánh trôi đi. Ngắt dòng tạo nên hai lớp nghĩa: dòng sông, dòng ánh sáng lấp lánh trôi đi. Hình ảnh thơ lung linh huyền ảo hơn. Đây không là con sông Đuống được cảm nhận bằng trực giác mà bằng hồi ức hoài niệm của đứa con Kinh Bắc, nên cảm xúc có chiều sâu. Chủ thể trữ tình thoáng ngẩn ngơ vì phát hiện vẻ đẹp bất ngờ của dòng sông quê. Đây là cái ngẩn ngơ của tình quê và của sự say mê cái đẹp quê hương.
+ Những đêm hè
Khi ve ve
Đã ngủ
Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác
Hàng me
Tiếng chổi tre
Đêm hè
Quét rác…
(Tố Hữu – Tiếng chổi tre)
Hình thức ngắt câu: Xuống hàng. Một câu dài ngắt ra thành những câu ngắn thì khoảng nghỉ dài, rõ nên chứa đựng khía cạnh của nhạc tính. Hình thức xuống hàng tạo hình dang đặc biệt cho câu thơ. Câu thơ trùng với nhịp thơ, dáng thơ rời rạc, độc đáo.
Giá trị tạo hình: Nhịp thơ cắt vụn ra tương với nhịp những nhát chổi đưa đi đưa lại gợi hình ảnh người lao công quét rác với nhịp quét đều đặc và đơn điệu. Nhịp quét triền miên gợi sự mệt nhọc của công việc và hình ảnh của một con người đơn độc. Nhưng đó cũng là nhịp điệu của sự cần mẫn, nhẫn nại gợi hình ảnh một con người kiên nhẫn, có khả năng quên mình trong lặng thầm vì cộng đồng.
Giá trị biểu cảm: Xót thương và cảm phục.
+ Trời cao xanh ngắt, Ô kìa
Hai con hạc trắng bay về bồng lai
(Thế Lữ - Tiếng sáo thiên thai)
Hình thức ngắt câu: vắt dòng tạo sự tràn lướt (có điểm dừng nhưng không đáng kể) như một người vừa chạm chân xuống lại phải nhón gót lên. “Ô kìa” về dòng ngữ lưu thuộc về câu dưới; về mặt ngữ pháp lại thuộc về câu trên. Khi đọc phải tuân theo nhịp điệu đặc biệt: vừa dwfbg vừa lướt đi. Cách vắt dòng này tạo hình dáng đặc biệt cho câu thơ, tạo cảm xúc: tiêng reo bất thần, sự ngạc nhiên đến độ kinh ngạc.
+ Hoa nghiêng xuống cỏ. Trong khi cỏ
Nghiêng xuống đường rêu một tối đầy
(Xuân Diệu – Với bàn tay ấy)
Giá trị tạo hình: cái tràn lướt thể hiện sự tràn trề giao hoà của cảnh vật: hoa, cỏ, rêu. Tất cả giao duyên với nhau, rủ bên nhau, tựa vào nhau. Hai câu thơ là cả một thế giới cỏ cây đang giao duyên luyến ái cùng nhau.
Giá trị biểu cảm: Chủ thể trữ tình đắm say trước tạo vật, khao khát giao hoà với cỏ cây.
3. Nhạc tính qua cách tổ chức phối hợp các yếu tố
a. Hiệp vần và nhịp:
Ví dụ:
- Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Có hai tác dụng:
+ Tác dụng thuần hình thức: Vần là sự kết dính, liên kết các câu rời.
+ Tác dụng nội dung: Tạo hình và biểu cảm.
- Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát
(Tố Hữu – Mẹ Tơm)
+ Vần: Vần chân: “xưa” - “đưa” vần bằng; “cát” - “hát” vần trắc.
Vần lưng: “Xưa” – “trưa”
Vần cách: “Ta” – “nga”
+ Nhịp: Câu 1: nhịp 3/4 gợi hình ảnh một người đang bước, hình ảnh những con sóng xao.
Câu 2: nhịp 3/4.
Câu 4: nhịp linh hoạt có thể 4/4 hoặc 2/2/2/2. Nhưng nhịp 4/4 phù hợp hơn.
+ Cách phối hợp: Cảm xúc của chủ thể trữ tình: Người trở về quê cũ nghe lòng bồi hồi, xốn xang. Âm hưởng thơ mô phỏng âm điệu sóng biển và sóng lòng. Sóng biển và sóng lòng hoà điệu với nhau. Tác dụng tạo hình: buổi trưa quê biển.
- Trời buồn làm gì trời rầu rầu
Anh yêu em xong anh đi đâu
Lắng tiếng gió suối thấy tiếng khóc
Một bụng một dạ một nặng nhọc
Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi
Nghĩ mãi chữa mãi lỗi vẫn lỗi
Thương thay cho em căm cho anh
Tình hoài càng ngày càng tay đình.
(Thế Lữ - Tình hoài)
b. Phối hiệp vần – nhịp – thanh:
Ví dụ:
- Nửa đầu bài thơ “Tiếng chổi tre” của Tố Hữu.
Khúc thức nhiều lời, giữ lại nền nhạc, giai điệu và thay đổi lời. Tạo ra điệp khúc gợi sự triền miên dai dẳng đến bất tận của nhịp độ lao động.
- “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư.
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Khúc thức phát triển 3 đoạn, càng ngày càng nới rộng ra tạo điệp khúc trải dài da diết trong lòng người.
- “Lá diêu bông” của Hoàng Cầm
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều,
Cuống rạ.
Chị bảo: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày em đi tìm thấy lá
Chị chau mày:
Đâu phải Lá Diêu Bông.
Mùa Đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu,
Trông nắng vãn bên sông.
Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ cắm trôn kim.
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt chị không nhìn.
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể.
Gió quê vi vút gọi.
Diêu Bông hời...
ới Diêu Bông!.
Bài thơ là nỗi đau tình yêu và hạnh phúc. Hạnh phúc như trăng soi đáy nước, như nắng cầm trong tay. Bài thơ có 2 bi kịch: bi kịch chữ duyên và bi kịch chữ tình. Em càng nồng nàn, chị càng tuyệt vọng.
Em: tăng tiến theo thời gian: 2 ngày ngày cưới ba con…
Chị: tăng tiến theo thái độ: Chau mày lắc đầu xoè tay phủ mặt (giảm dần).
Tăng tiến cảm xúc: Bằng lòng, ngượng ngập, xấu hổ, đau khổ
4. Nhạc tính trong thể loại
Mỗi thể loại thơ có một nền âm hưởng riêng của nó. Đây là nền âm hưởng đã được hình thức hoá.
a. Thơ bát cú:
Nhạc tính dựa trên ba nguyên tắc:
- Nhịp: ổn định (2/2/3)
- Âm thanh tương đối ổn định (luật bằng trắc)
- Tính cân đối, đăng đối (đỉnh cao đối chọi)
Ví dụ:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
(Nguyễn Khuyến – Thu điếu)
b. Thơ Ngũ ngôn:
Thơ thất ngôn dàn trải, thơ ngũ ngôn gợi sự biến chuyển mau lẹ vì chu kì ngắn hơn.
Ví dụ: “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư, “Sóng” của Xuân Quỳnh.
Tiết tấu tương đối đa dạng và biến hoá. Nếu vế này là bằng thì vế kia là trắc:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Nhịp: Thay đổi biến hoá:
Sông không hiểu / nổi mình
Sóng / tìm ra tận bể
Tóm lại:
“Tiếng thu”: tiết tấu bằng, gợi được sự êm ả, tiêu tao của mùa thu; gợi niềm bâng khuâng, man mác của cảm xúc con người.
“Sóng”: tiết tấu biến đổi mau lẹ mô phỏng hình ảnh sóng; gợi sự lật trở tâm trạng.
c. Thơ lục bát:
- Số tiếng cũng 14, nhưng tạo được sự co duỗi so với hai câu thơ thất ngôn. Nguyễn Đình Thi: Lục bát là nhịp của hơi thở. Câu sáu hít vào, câu tám thơ ra.
- Nền âm nhạc thiên về âm hưởng bằng. Số lượng tiết tấu bằng hơn hẳn, lấn át tiết tấu trắc.
Bài tập nhỏ:
1. Phân tích tích nhạc tính bài thơ sau:
Chỉ một ngày nữa thôi em sẽ
trở về. Nắng cũng mong. Cây
cũng nhớ. Ngõ cũng chờ. Và
bướm cũng thêm màu trên cánh đang bay
(Chế Lan Viên - Tập qua hàng)
2. Tìm sự khác điểm giống nhau và khác nhau về nhạc tính của các câu thơ sau:
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây
(Huy Cận – Ngậm ngùi)
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
(Nguyễn Bính – Tương tư)
____________________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét